Tìm hiểu việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc ở Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang - pdf 28

Download miễn phí Khóa luận Tìm hiểu việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc ở Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang



Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra vào thời điểm sau Tết Nguyên Đán
của cả dân tộc Việt Nam. Những ngày này (từ ngày 23 đến ngày 27 tháng tư âm
lịch) quần chúng nhân dân địa phương cũng như khách hành hương chuẩn bị vật
phẩm, trang phục đẹp để đến Lễ hội cúng bái, ngưỡng vọng Bà Chúa Xứ. Việc tổ
chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam phải đảm bảo sự hài hòa giữa sinh hoạt tôn
giáo, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt văn hóa. cần giữ gìn những nét văn hóa
độc đáo, riêng biệt cả phần hội và phần lễ của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam,
đồng thời khắc phục những hủ tục lạc hậu không còn phù hợp với chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta không
nên can thiệp vào nghi thức tôn giáo hay tự do tín ngưỡng của quần chúng nhân
dân mà chỉ tập trung đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động vui chơi - giải trí, văn hóa
thể thao tạo thêm sinh khí cho Lễ hội.





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


cấp ủy đảng và quản lý nhà nước đối với văn hóa, gắn nhiệm vụ xây dựng văn
hóa với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng thông qua cuộc vận động xây
dựng đạo đức, lối sống theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên quyết đưa những người
đã tha hóa, biến chất ra khỏi tổ chức đảng và cơ quan nhà nước.
Mỗi cán bộ đảng viên phải tự nêu cao tinh thần tự rèn luyện tư tưởng chính
trị, phải gương mẫu về đạo đức lối sống và sự mẫu mực về văn hóa nơi làm việc,
nơi sinh sống và gia đình, sống và làm việc theo pháp luật. Các tổ chức đảng phải
tăng cường công tác giáo dục, kiểm tra quản lý cán bộ đảng viên về đạo đức lối
sống, kiên quyết phê bình, đấu tranh lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ.
Các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể và trường học, bộ đội, công an
phải thật sự là công sở văn minh. Lấy văn hóa là một tiêu chuẩn đánh giá, xếp
loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.
Đặc biệt quan tâm giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu quê hương, đất nước, lòng
tự hào dân tộc, phát huy truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa tốt đẹp
của dân tộc, địa phương.
Có kế hoạch triển khai chương trình giáo dục văn hóa, thẩm mỹ, nâng cao
chất lượng giáo dục khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục đạo đức, lối sống
trong nhà trường từ phổ thông đến đại học.
Bốn là, tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa
dạng; xây dựng và sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa, đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất phục vụ nhu cầu sinh hoạt học tập, cung cấp thông tin, vui chơi giải trí
phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, từng địa bàn, giới tính, độ tuổi, đảm
bảo nhu cầu hưởng thụ về đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân. Tiếp
tục và nâng cao phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư;
phong trào xã hội từ thiện, khuyến học Kịp thời tổng kết và nhân rộng các điển
hình tốt. Từng bước chuẩn mực hóa về văn hóa trên các lĩnh vực như: văn hóa đô
thị, xây dựng nông thôn hóa, trong kinh doanh mua bán, quan hệ ứng xử
Năm là, thực hiện tốt chính sách đối với đồng bào người dân tộc (Khmer,
Chăm, Hoa) và đào tạo cán bộ người dân tộc; từng bước cải thiện và nâng cao đời
sống mọi mặt về vật chất và tinh thần cho đồng bào. Tiếp tục thực hiện việc dạy
song ngữ trong các trường, lớp nơi có nhiều đồng bào dân tộc; khuyến khích thế
hệ trẻ học tập, sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.
Trang 27
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
Sáu là, Sở Văn hóa – Thông tin cùng với Hội Văn học nghệ thuật nghiên
cứu, sưu tầm, tôn tạo, tu bổ, giữ gìn, phát huy các di tích văn hóa, lịch sử và
truyền thống cách mạng trong hai thời kỳ kháng chiến; xã hội hóa việc bảo tồn
văn hóa vật thể và phi vật thể. Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác,
sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, văn học – nghệ thuật dân tộc. Hoàn thiện thiết chế
và nâng cao chất lượng một số lễ hội tiêu biểu trong tỉnh, phát triển các loại hình
văn hóa quần chúng đa dạng, phong phú. Phát huy vai trò của đội ngũ văn nghệ sĩ
để tạo được những tác phẩm văn học – nghệ thuật có chất lượng cao tương xứng
với những chiến công và thành tựu của tỉnh nhà.
Sớm xây dựng xong nhà bảo tàng tỉnh để kịp thời lưu giữ, trưng bày các
hiện vật văn hóa, lịch sử của An Giang và hiện vật của nền văn hóa Óc Eo trong
địa bàn tỉnh.
Bảy là, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và các phương tiện
thông tin đại chúng tập trung vận động, tuyên truyền, cổ vũ việc xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát hiện những kinh
nghiệm, những sáng kiến, những điển hình tiên tiến trong quần chúng nhân dân
để kịp thời nhân rộng. Phê phán mạnh mẽ các thói hư tật xấu, nhất là lối sống
thực dụng chạy theo đồng tiền, xem nhẹ các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, cổ
vũ mạnh mẽ các gương người tốt, việc tốt.
Tám là, các cấp ủy đảng tổ chức học tập, quán triệt nghiêm túc Kết luận Hội
nghị Trung ương 10 (khóa IX) về tiếp tục “Xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” cùng với nội dung chỉ đạo này cho
đảng viên, cán bộ và phổ biến tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để tổ chức
thực hiện [32;261- 262 – 263].
1.2. Tín ngưỡng thờ Mẫu trong nền văn hóa Việt Nam
1.2.1. Thờ Mẫu trong lịch sử của người Việt
Trong quá khứ và cả hiện tại trên đất nước ta, tín ngưỡng thờ Mẫu đã có một
địa bàn rộng lớn, đó là một thực tế không thể phủ nhận được. Danh xưng Mẫu
gốc Hán - Việt, còn thuần Việt là Mẹ, Mụ (thổ ngữ miền Trung). Nghĩa ban đầu
Mẫu hay Mẹ đều để chỉ người phụ nữ đã sinh ra một người nào đó. Từ Mẫu và từ
Mẹ còn bao hàm ý nghĩa tôn xưng, tôn vinh, chẳng hạn như Mẹ Âu Cơ, Mẫu Liễu
Hạnh, Mẫu nghi thiên hạ.
Cho tới ngày nay, mặc dù đã bỏ công nghiên cứu không ít về tín ngưỡng thờ
Mẫu, nhưng tục thờ Mẫu trên đất nước ta cũng chưa biết đích xác có tự khi nào.
Trang 28
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
Song, người ta tin Mẹ thần linh này đã xuất hiện từ buổi hồng hoang hay ít nhất là
từ lúc người Việt khai thác đồng bằng Bắc Bộ. Trong lĩnh vực dân gian, loài
người nhìn Trời là Cha (phần nhiều đồng nhất với người đàn ông) - đấng hóa sinh
làm nên mọi sự vần vũ của bầu trời, với gió, mưa, sấm chớp, tạo nên sự biến đổi
cả thời gian và không gian. Còn Đất (phần nào đồng nhất với người đàn bà),
thường lặng im, nhận mọi nguồn sinh lực từ bầu trời làm nảy sinh cây cỏ và muôn
loài. Như vậy, đất đã sinh ra tất cả và trở thành bà Mẹ vũ trụ (Đất Mẹ). Mẹ đất đã
đồng nhất với nguồn của cải vô biên và mọi nguồn hạnh phúc.
Vốn là cư dân nông nghiệp trồng lúa ở vùng nhiệt đới gió mùa, nhân dân ta
từ ngàn đời nay từ quan niệm, lối nghĩ đến nếp sống của họ cơ bản vẫn là của
người nông dân. Quan niệm vũ trụ luận phương Đông cổ đại vẫn là âm, dương
tương khắc tương sinh. Trong tiềm thức của họ, việc tôn thần Đất, thần nước,
thần Núi, thần Lúa đều đồng nhất với Âm và nhân hóa thành nữ tính - Mẹ. Hơn
thế nữa, nhiều hiện tượng vũ trụ và tự nhiên cũng được người Việt gán cho tính
nữ mà thuộc tính của nó là bảo trực, sinh sôi, sáng tạo. Cũng từ lâu, người nông
dân coi đất, nước và cây lúa như thần linh, đúng hơn là biểu tượng mang tính
thiêng liêng và các vị thần đó đều mang tính nữ: Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa.
Đồng thời, tín ngưỡng trồng lúa cũng gắn với vai trò và vị trí của người đàn bà -
người Mẹ. Mặt khác, nhiều người còn khẳng định rằng, trong xã hội Việt Nam đã
để lại những tàn dư rõ nét chứng tỏ một thời của chế độ Mẫu hệ và Mẫu quyền đã
từng tồn tại. Chỉ vài nét phát họa như trên cũng đủ cắt nghĩa tại sao trong đời
sống tinh thần và tâm linh nhiều phụ nữ đã trở thành các Thần - Nữ Thần, trong
đó có các vị tôn vinh là Mẫu, Thánh Mẫu mà các nhà nghiên cứu văn hóa dân
gian ở nước ta gọi đó là đạo của dân gian, của dân tộc là Đạo Mẫu.
Bên cạnh các đền, phủ, điện gắn với các Thánh Mẫu, các Chầu Bà, các Tôn
ông, thậm chí cả Thánh cô, Thánh cậu, cụ thể là gần như khắp các chùa ở đất Bắc
và một phần ở miền Trung, miền Nam đã có điện Mẫu riêng cùng tồn tại bên điện
Phật. Đôi khi cảnh sinh hoạt ở điện Mẫu lại khá sầm uất, lấn áp cả việc thờ Phật.
Có thể nói, sự hỗn dung với tín ngưỡng dân dã này là con đường tất yếu của Phật
giáo Việt Nam.
Hầu hết các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nhận xét rằng: Tục thờ Mẫu là
một sinh hoạt tư tưởng rộng rãi của quần chúng lao động – chủ yếu là nông dân –
Nó phản ánh đậm nét tâm hồn người Việt, nó có một sức sống mãnh liệt, uyển
chuyển, tự điều chỉnh để phù hợp với mọi hoàn cảnh lịch sử [27;104]. Một Mẫu
Trang 29
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
quyền năng vô lượng (theo quan điểm bình dân) đã phân thân và hóa thân thành
các thần linh tối thượng (Quan Âm Bồ Tát, Ma-ri-a). Bà Mẹ sớm nhất của văn
hóa người Việt được nhắc tới có lẽ là bà Âu Cơ – người đã sinh ra vua Hùng và là
ông tổ của các tộc Việt. Tiếp theo Âu Cơ, vào thời Bắc thuộc bà mẹ vũ trụ được
gọi là Man Nương. Đến thời Lý, hiện thân xuống đời thường là Ỷ Lan phu nhân -
Quan Âm nữ. Đến thế kỷ XVI, xuất hiện một Mẫu khá hoàn thiện đó là Mẫu Liễu
– Đức Mẫu Liễu Hạnh.
Trong dân gian Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu phổ biến nhất là thờ “Tứ phủ
công đồng” (chư linh của 4 miền vũ trụ: trời, rừng, nước, đất) – với trung tâm là
“Tam tòa Thánh Mẫu”. Mẫu là quyền năng sáng tạo vũ trụ duy nhất, nhưng lại
hóa thân thành Tam vị, Tứ vị Thánh Mẫu cai quản các miền khác nhau của vũ trụ:
Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Ngàn. Tam tòa là tối thượng
Thần sáng tạo ra thế giới vạn vật có tác dụng trực tiếp với kiếp sống nhân gian:
Mẫu đệ nhất: Thượng thiên trùm khăn đỏ ngồi ở giữa – ngài là lực lượng sáng tạo
ra miền Trời, và làm chủ quyền năng mây, mưa, sấm, chớp. Về phương diện vũ
trụ quan, ta thấy Mẫu làm chủ mọi vòng quay thời gian và thời tiết khí hậu theo
mùa. Mẫu đệ tam là Mẫu Thoải trùm khăn trắng, ngồi bên trái – ngài là lực lượng
sáng tạo ra mọi sông suối, mà trước hết là nguồn nước của nhà nông. Mẫu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status