Tìm hiểu một số đặc điểm nghệ thuật kịch và tiểu thuyết của Victor Hugo - pdf 28

Download miễn phí Khóa luận Tìm hiểu một số đặc điểm nghệ thuật kịch và tiểu thuyết của Victor Hugo



Dưới ngòi bút trìu mến của Hugo, Gavroche hiện ra với tất cả vẻ đẹp
tinh thần của một thiếu niên nảy sinh từ đêm đen của xã hội, em trở thành biểu
tượng của sự thanh khiết. Là “tên trộm cắp bé con hào hiệp” em đã cưu mang
hai đứa trẻ mà em vừa mới quen nhưng thực chất là hai đứa em ruột của mình
mà em nào hay biết. Gavroche đưa chúng về chỗ “cư ngụ” của em (một chỗ
cư ngụ mà “đức chúa vĩ đại” đã ban tặng cho em. Đó là một cái hang với một
cái lỗ nhỏ để chui vào). Thế nhưng, Gavroche vẫn tỏ ra là một ông chủ thật sự.
Em nói với hai đứa trẻ với giọng nửa đùa nửa thật: “Chúng mình phải dặn
người gác cổng có ai hỏi thì bảo là chúng mình đi vắng”. Cứ y như là một ông
chủ lâu đài, một biệt thự nào đó thực sự nhưng khi biết “người gác cổng” của
em chỉ là một mảnh ván dùng để đậy lỗ hổng dưới bụng voi là lối ra vào của
Gavroche thì ta không khỏi buồn cười. Dù sao sự mộng mơ ấy cũng là phẩm
chất lạc quan mang nét lãng mạn của em.





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hất. Hành động kịch xảy ra không chỉ ở nhà của Don Ruy
Gomez mà còn ở nhà mồ Charles Magne, nơi bọn phản bội họp nhau để giết
chết vua Don Carlos.
Có thể thấy, địa điểm Hugo đưa vào kịch không nhiều. Nhưng để chống
lại duy nhất về địa điểm của kịch cổ điển một cách mạnh mẽ, ông đã đưa vào
kịch của ông một kiểu không gian “hiện thực chủ nghĩa” bắt chước một địa
điểm thực sự, một không gian mà người ta có thể thấy trong cuộc sống. Đó là
lâu đài của công tước Don Ruy Gomez với cả chiếc tủ mà vua Don Carlos có
thể chui vào, là một dãy những bức dáng gia đình ngài với bức ngăn
đằng sau có thể giấu Hernani, với cả cánh cổng sau có thể giúp Dona Sol đi
trốn. Một ngôi nhà với những ban công cho phép một gã nhân tình có thể trèo
vào phòng người yêu. Đó là hầm mộ hoàng đế Charles Magne tại thành phố
Ex-lasapen trong thực tế là nơi đã có nhiều sự kiện quan trọng xảy ra: đây là
nơi Hoàng đế Charles Magne ưa thích và là nơi ngài qua đời; 36 Hoàng đế
Đức đã được đăng quang tại đây từ năm 813 đến năm 1531; nhiều hiệp ước đã
được kí kết từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XX, đặc biệt là hiệp ước giữa Tây Ban
Nha và vua Loui XIV ngày 2 tháng 5 năm 1668 đem lại hòa bình cho hai
nước. Tất cả những địa điểm trên mang đầy đủ những chi tiết tạo ra cho người
xem cảm tưởng về những địa điểm có thật. Như vậy, linh hồn của kịch chính
là cái hiện thực.
2.2. Xây dựng kiểu nhân vật phản nghịch
Bên cạnh việc phá vỡ qui tắc luật “tam duy nhất”, Hugo còn xây dựng
kiểu nhân vật chống lại kiểu nhân vật của kịch cổ điển. Nếu ở kịch cổ điển
nhân vật thường là những ông vua, bà hoàng, nhà quý tộc là những anh
hùng, dũng tướng đặt tư tưởng trung hiếu lên trên hết, thì ở kịch của Hugo
chúng ta thường bắt gặp kiểu nhân vật phản nghịch. Con người “nổi loạn”,
Hernani, là con người có những phẩm chất tốt đẹp, ý chí căm thù sâu sắc, tinh
thần kiên cường trong đấu tranh, tâm hồn cao thượng trong tình yêu Tuy về
địa vị xã hội, Hernani bị liệt vào loại “tướng cướp” sống ngoài vòng pháp luật,
của cải không có gì, “chỉ thở được khí trời, nhìn ánh sáng, uống nước lã,
nghĩa là những thứ của chung phân phát cho mọi người”, cùng đồng đảng
tung hoành khắp xứ, bị triều đình truy lùng mọi nơi nhưng Hernani lại là một
hình ảnh rất đẹp. Với tư cách người tình nhân cũng như với tư cách người con
Trang 29
trả thù cho cha, về phương diện nào, chàng cũng chiếm được cảm tình của
khán giả.
2.3. Sử dụng bút pháp tương phản
Nét nổi bật nhất thể hiện Chủ nghĩa lãng mạn trong kịch của Hugo là
ông đã sử dụng bút pháp tương phản. Tương phản là biện pháp để làm tăng
kịch tính và làm nổi bật phẩm chất của nhân vật. Dưới ngòi bút của Hugo, sự
tương phản xuất hiện ngay trong mỗi nhân vật, giữa địa vị xã hội và phẩm chất
đạo đức, giữa diện mạo bên ngoài và thế giới nội tâm của họ. Trong “Hernani”
là sự tương phản giữa vua Tây Ban Nha và “tướng cướp” Hernani. Một bên là
vua Tây Ban Nha sắp trở thành hoàng đế Charles Quint với một bên là tên
tướp cướp không nhà, không cửa đương bị truy lùng ráo riết. Là con người bất
khuất, kiên cường, nung nấu khôn nguôi mối thù cha phải trả, đồng thời cao
thượng trong tình yêu nhưng đối thủ của chàng là Don Carlos- một con
người bỉ ổi, dùng đủ mọi lời đường mật trơ trẽn để quyến rũ phụ nữ và không
ngần ngại có những hàng động vũ phu. Tác giả đã đặt vua bên cạnh tướng
cướp. Họ cùng yêu một người con gái và người con gái dòng dõi quý tộc ấy
trao trái tim mình cho tướng cướp chứ không cho vua. Sự tương phản còn thể
hiện ở nội tâm nhân vật: Dona Sol hướng tới tình cảm chân thành với Hernani
chứ không màng địa vị. Từ chối ngai vàng, từ chối lâu đài êm ấm, Dona Sol đã
chọn tướng cướp Hernani: “Ông vua của tui sống lang thang ngoài vùng xã
hội và pháp luật, chịu đói và chịu khát, quanh năm trốn tránh, ngày ngày chia
sẻ số phận cực khổ và hãi hùng hơn là sống với Hoàng đế (ám chỉ Don
Carlos) để làm hoàng hậu”. Trong sự tương phản, tầng lớp quyền quý (vua,
hầu tước) thường trở nên kệch cỡm, thô lỗ, bị thất bại. Chính điều này đã
tạo nên sóng gió cho kịch trường của Hugo.
2.4. Sử dụng yếu tố Grotesque
Một yếu tố khác tạo nên sự thành công của kịch lãng mạn Hugo, đó là
quan điểm về cái thô kệch (grotesque) mà ông đề xuất. Theo ông, “đạo Thiên
chúa dẫn thơ ca đến chân lý”, vì nó cho ta thấy trong con người có hai mặt:
thiên thần và thú vật. Nó giúp cho nhà văn hiểu rằng trong thiên nhiên, trong
xã hội không phải chỉ có toàn chân, thiện, mỹ. Trái lại, cái xấu tồn tại bên
cạnh cái đẹp, cái ác bên cạnh cái thiện, cái thô kệch bên cạnh cái tao nhã, bóng
tối bên cạnh ánh sáng. Văn học muốn chân thực phải phản ánh toàn vẹn những
mặt tương phản ấy trong cuộc sống. Với quan điểm như vậy, cho nên Hugo
chấp nhận đưa cả những yếu tố bình thường của cuộc sống vào kịch trong khi
kịch cổ điển chỉ chấp nhận những gì thanh nhã, cao quý. Trong mắt của Hugo,
vua không phải là người toàn mỹ mà là con người của cuộc sống trần tục. Don
Trang 30
Carlos là một ông vua si tình. Ông cũng có những hành động rất ư là tầm
thường như chui vài tủ áo để tránh tình địch, cũng biết nói dối. Điều này thể
hiện ở chi tiết sau khi ra khỏi tủ, Don Carlos biện minh cho việc có mặt của
mình là để thông báo việc Đức hoàng đế tổ phụ băng hà. Với địa vị của một
ông vua nhưng Don Carlos vẫn dùng những thủ đoạn bỉ ổi của kẻ tiểu nhân
trong việc chinh phục tình yêu của nàng Dona Sol. Don Carlos đã giả làm
Hernani để rình đón Dona Sol đi. Các nhân vật tình địch không tìm kiếm sự
công bằng và trái tim người đẹp bằng việc đấu gươm mà bằng mưu mẹo, bằng
lọc lừa. Những yếu tố này đã làm thay đổi không khí trang nghiêm, vẻ lên gân,
lên cốt của kịch cổ điển. Chúng làm cho kịch drame gần gũi hơn với cuộc
sống đời thường, gần gũi hơn với tâm hồn những con người bình dân ở thế kỉ
XIX.
Yếu tố Grotesque đã làm cho kịch drame có sức hấp dẫn, mới mẻ đối
với công chúng. Điều này thể hiện đặc sắc ở cách kết thúc kịch đầy bất ngờ.
Đó là khi Don Carlos lên làm Hoàng đế Charles Quint thì ông không tranh
giành tình yêu với Hernani nữa. Ông tự nguyện đem Dona Sol cho Hernani và
trả lại tước hiệp sĩ cho chàng với tư tưởng “thù hằn và giận dữ, ta muốn quên
hết”. Trong lúc Hernani và Dona Sol tưởng chừng đang sắp sửa được hưởng
hạnh phúc trăm năm thì tiếng tù và rúc lên, báo hiệu đến thời điểm Hernani
thực hiện lời hứa oái oăm với Don Ruy Gomez: chàng phải uống lọ thuốc độc
để chết. Chúng ta thấy, kết thúc kịch lãng mạn nhân vật đều có số phận hết sức
bi thảm. Ở đây môtip “con đom đóm yêu một vì sao tinh tú” lại xuất hiện.
Nhưng họ đã chết với tinh thần tự nguyện và lạc quan. Đó cũng là nét tạo nên
tính chất lãng mạn của kịch drame.
2.5. Một vài yếu tố nghệ thuật khác
Một bước đột phá nữa của kịch lãng mạn thể hiện ở lĩnh vực ngôn ngữ
là tăng cường ngôn ngữ bình dân. Ngôn ngữ trong kịch đã thoát khỏi sự quy
định của ngôn ngữ quý tộc mà gần gũi hơn với ngôn ngữ quần chúng. Trong
Hernani, đôi khi chúng ta bắt gặp điều này, điển hình như ở Hồi II: Tướng
cướp và lớp 4: đoạn Hernani từ biệt Dona Sol để trốn thoát sự bao vây của vua
Don Carlos:
“- Dona Sol: Anh Hernani! Trời ơi! Em run sợ! Này! Đã thế, chúng ta
phải mau mau lên! Cùng nhau chạy trốn đi.
- Hernani: Cùng nhau ư! Không, không. Bây giờ muộn mất rồi. Chao
ôi! Dona Sol, khi em mới xuất hiện trước mắt anh, hiền hậu và đoái lòng yêu
mến anh bằng một mối tình cứu vớt, anh dù khốn khổ vẫn rất có thể tặng em
Trang 31
quả núi, khu rừng, dòng suối của anh-tình thương của em làm cho anh thêm
mạnh dạn, -miếng bánh lưu đày của anh, nửa chiếc giường cỏ xanh rậm rạp
mà rừng ban cấp cho anh; nhưng tặng em một nửa đài xử chém. Dona Sol ơi,
tha thứ cho anh! Đài xử chém là của riêng mình anh”.
Về nghệ thuật dẫn dắt hành động kịch, Hugo xen vào những màn độc
thoại nội tâm đầy tính chất lãng mạn ở Hồi I lớp 4, Hồi IV lớp 2, 5, Hồi V lớp
4.
Vở kịch không những có ý nghĩa đấu tranh về văn học mà còn có ý
nghĩa đấu tranh trên vũ đài chính trị. Khán giả nhìn thấy trên sân khấu tên
“tướng cướp” được đặt ngang hàng với vua, thậm chí còn cao hơn vua. Vở
kịch có tác dụng như một gáo dầu giội vào ngọn lửa cách mạng đương âm ỉ.
Hình ảnh Don Carlos không chỉ xuất hiện như một cá nhân mà gắn với xã hội
đầy bất công lúc bấy giờ. Và hành động trả thù của Hernani do đó có ý nghĩa
xã hội rộng lớn. Câu nói của Bá tước Don Ruy Gomez thốt ra khi vua Tây Ban
Nha bắt Dona Sol làm con tin : “Hỡi vua, khi ngươi vui vẻ bước ra khỏi nhà
ta, thì tấm lòng trung quân cũng ra khỏi trái tim ta lúc này chỉ còn đầm đìa
nước mắt!”. Đây không chỉ là tâm trạng riêng của lão nữa mà đó là tâm trạng
chung chống lại chế độ Trung hưng và Quân chủ tư sản lúc bấy giờ.
Tuy nói kịch lãng mạn ra đời nhằm phủ định trào lưu chủ nghĩa cổ điển
lúc bấy giờ đang được tái sinh nhưng đó không phải là sự phủ định hoàn toàn.
Ta thấy ở Hugo có sự kế thừa nhiều yếu tố của kịch cổ điển. Tình yêu say đắm
của thanh ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status