Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi



PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài. Trang 1
II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .2
III. Mục đích nghiên cứu . 4
IV. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.4
V. Đóng góp của đề tài . 4
VI. Phương pháp nghiên cứu. 5
VII. Cấu trúc khoá luận . 5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT VÀ THỂ THƠ THẤT
NGÔN XEN LỤC NGÔN
I. Khái quát về thơ Nôm đường luật. 7
II. Những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của thơ Nôm
Đường luật . 8
1. Điều kiện văn học . 8
1.1. Về ngôn ngữ . 8
1.2. Về thể loại. 10
2. Điều kiện ngoài văn học. 10
2.1. Điều kiện lịch sử xã hội . 10
2.2. Điều kiện văn hoá, tư tưởng. 11





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


như nỗi đau riêng của gia đình. Đất nước bị tàn phá dưới
gót giày của bọn xâm lược, cha bị giải sang Trung Quốc. Ông luôn khắc sâu
lời dặn của cha “con trở về lập chí, rửa thẹn cho nước, trả thù cho cha, như
thế mới là đại hiếu”. Mười năm phiêu bạt, lúc bị bắt, lúc phải lẩn tránh ông
luôn canh cánh trong lòng lời dặn của cha. Hiểu rõ tư tưởng của Lê Lợi, ông
đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dùng hết tài năng của một nhà
chiến lược, một anh hùng dân tộc cùng nghĩa quân đánh đuổi lũ giặc hung tàn.
Với cái nhìn sáng suốt, đến với khởi nghĩa Lam Sơn, ông đã sống những ngày
đầy ý nghĩa và đẹp đẽ nhất trong cuộc đời.
Nguyễn Trãi trong khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1428)
Đây là mười năm gian khổ nhưng cũng là mười năm hạnh phúc nhất
của Nguyễn Trãi. Mười năm tài năng của ông được phát huy ở mức cao nhất
để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Có thể coi, đây là giai đoạn nhà thơ -
chiến sĩ trong cuộc đời Nguyễn Trãi.
Thời kì đầu của khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi dâng lên Lê Lợi
“Bình Ngô sách” với kế hoạch “mưu phạt tâm công”, được Lê Lợi chấp nhận
và tiến hành thắng lợi.
Giai đoạn tiếp theo, Nguyễn Trãi được giao nhiệm vụ quan trọng bên
chủ tướng, giúp Lê Lợi soạn thảo các văn kiện chính trị, ngoại giao. Thời gian
này, Nguyễn Trãi không quản gian khổ, hi sinh, góp phần to lớn cùng nghĩa
quân làm nên nhiều thắng lợi. Đây cũng là thời kì hồn thơ Ức Trai mở rộng,
bay bổng tuyệt vời với tâm hồn của người chiến sĩ:
Thừa chỉ ai rằng thời khó ngặt
Túi thơ chứa hết mọi giang san
Chiến tranh sắp kết thúc, Nguyễn Trãi được bổ nhiệm chức Nhập nội
hành khiển, phụ trách thượng thư bộ lại kiêm khu mật viện sự. Ông kiên trì,
bền bỉ, kiên quyết và khôn khéo viết thư luận chiến với Vương Thông thuyết
phục bọn chúng rút quân về nước chấm dứt chiến tranh.
Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập...
Lê Thị Giang DH5C1 Trang 20
Cuối năm1427 đầu 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng. Lê Lợi
giao cho Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô đại cáo”. Bản tuyên ngôn này được
công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (đầu năm 1428).
Nguyễn Trãi sau khởi nghĩa Lam Sơn (1428 -1442)
Sau những năm tháng đẹp đẽ, mang túi thơ đi khắp giang san là những
năm tháng đầy đau buồn cũng không kém phần ý nghĩa đối với Nguyễn Trãi.
Đây là giai đoạn “tùng bách kiên trinh” và “ tiếng thơ kêu xé lòng” trong cuộc
đời nhà thơ.
Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi – lúc này là Lê Thái Tổ đã nghe
những lời sàm tấu của bọn nịnh thần sát hại những công thần như Trần
Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo. Bản thân Nguyễn Trãi cũng bị nghi kị và bỏ tù
tương truyền khoảng năm 1430. Mặc dù ngay sau đó ông được tha. Nhưng từ
đây, lí tưởng, tài năng của ông không được xã hội phong kiến chấp nhận.
Cuối năm 1437, do bất đồng ý kiến giữa các đại thần và đau lòng trước
những cảnh trái tai gai mắt, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Khi Lê Thái
Tông lớn lên, hiểu việc nước, việc đời, đã vời Nguyễn Trãi ra gánh vác công
việc quốc gia với những chức tước quan trọng. Ông mừng đến chảy nước mắt.
Mừng không chỉ cho bản thân mà mừng cho nước, cho dân. Ông cùng bạn bè
một chí hướng mở lớp giảng sách, chủ trì khoa thi và trù tính nhiều việc ích
nước lợi nhà.
Rủi thay cho đất nước, Lê Thái Tông đi duyệt binh ở Chí Linh về ghé
thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, lệnh cho Nguyễn Thị Lộ - một người thiếp của
Nguyễn Trãi, hộ giá vua về Thăng Long. Khi đi qua Trại Vải (Lệ Chi Viên) thì
bị cảm đột ngột rồi chết. Bọn gian thần sẵn ghét vợ chồng ông, bèn vu cho ông
tội giết vua và khép vào tội tru di tam tộc. Đó là ngày 16 – 8 – 1442. Năm ấy
ông vừa tròn sáu mươi ba tuổi. Ông chết mà không thực hiện được trọn vẹn lí
tưởng và tài năng của mình.
Nguyễn Trãi suốt một đời đấu tranh cho độc lập của đất nước, hạnh
phúc của nhân dân cuối cùng lại phải chịu rơi đầu dưới lưỡi dao của chính
triều đình mà ông từng đem tâm huyết, sức lực để vun đắp, xây dựng.
Hơn hai mươi năm sau (1464), Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan
cho Nguyễn Trãi, truy tặng tước bá trù tán, bổ dụng Anh Vũ (con trai với
người vợ lẽ Phạm Thị Mẫn trốn thoát sau vụ thảm hoạ) ra làm quan và cho
người sưu tập lại thơ văn của ông.
Về cái chết của Nguyễn Trãi, Phạm Văn Đồng bình luận: “Đối với
triều đình nhà Lê lúc bấy giờ, sau khi “bốn biển đã yên lặng”, Nguyễn Trãi
nhân nghĩa quá, trung thực quá, thanh liêm quá! Nguồn gốc sâu xa của thảm
án vô cùng đau thương của Nguyễn Trãi bị tru di ba họ là ở đó” .
Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập...
Lê Thị Giang DH5C1 Trang 21
3. Sự nghiệp
Sau khi mẹ mất, Nguyễn Trãi về Nhị Khê ở với cha. Cha ông thường
khen: “Lục tuế nhi đồng phả ái thư” (con thơ sáu tuổi đà ham sách). Như vậy,
ngay từ nhỏ, Nguyễn Trãi là người ham sách vở. Sự nghiệp sáng tác của ông
gắn liền với các hoạt động chính trị. Mỗi tác phẩm ra đời, đánh dấu một chặng
đường lịch sử của đất nước và cả những biến động trong cuộc sống của ông.
Sau thảm họa tru di, tác phẩm của Nguyễn Trãi bị thất lạc hay bị thiêu
huỷ. Song vẫn có nhiều người vì quý mến tài đức của ông mà cất giấu. Nhờ đó
mà Trần Khắc Kiệm khi được Lê Thánh Tông giao cho việc sưu tập lại thơ
văn của Nguyễn Trãi đã có điều kiện tập hợp các tác phẩm còn lại của ông.
Nhưng rồi, bộ sưu tập của Trần Khắc Kiệm cũng bị thất lạc. Mãi đến thế kỉ
XIX, Dương Bá Cung mới sưu tập lại và cho khắc in vào năm 1868, dưới tên
Ức Trai di tập, bao gồm 7 quyển.
Những tác phẩm của Nguyễn Trãi còn giữ lại tuy chưa phải là tất cả sự
nghiệp văn chương của ông, nhưng có phần chắc chắn đó là những tác phẩm
tiêu biểu của Nguyễn Trãi.
Quân trung từ mệnh tập khoảng 70 bài. Đây là những bức thư gửi
cho tướng giặc và những tờ giấy giao thiệp với triều đình nhà Minh nhằm thực
hiện kế “mưu phạt tâm công”. Ở đây cũng có một số bài chiếu viết theo lệnh
Lê Thái Tổ để răn dạy thái tử và các quan lại hãy lấy việc chăm lo cho nước
cho dân là đạo đức cao nhất.
Năm 1428, cuộc khởi nghĩa chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi
thay Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo nổi tiếng. Bình Ngô đại cáo là lời tuyên bố
trước nhân dân về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về quá trình chiến đấu gian
khổ để đi đến chiến thắng cuối cùng giành lại hòa bình cho đất nước.
Lam Sơn thực lục do Nguyễn Trãi viết về Lê Lợi do Lam Sơn động
chủ đề tựa năm 1432. Có thể nói, đây là một tập lịch sử kí sự về cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn và cuộc trường kì kháng chiến chống quân Minh. Những sự
kiện lịch sử mà tác giả chứng kiến được trình bày một cách hệ thống với lối
văn súc tích, ngắn gọn mà chứa chan tình cảm chân thành.
Chí Linh sơn phú và Vĩnh Lăng bi kí đã nêu bật công trạng của Lê
Lợi trong sự nghiệp cứu nước từ những ngày đầu gian khổ ở núi Chí Linh.
Đồng thời, tác phẩm còn là lời nhắc nhở mọi người lúc hưởng thụ thái bình thì
đừng quên lúc chiến đấu gian khổ.
Năm 1434, theo yêu cầu của Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi làm sách Dư
địa chí. Sách chỉ viết trong vòng mười ngày mà nói rất cụ thể, tỉ mỉ từng địa
phương, sông núi, sản vật đến con người như thể Nguyễn Trãi đã từng sinh
sống ở đó.
Tình hình triều chính phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến công việc
của ông. Biết rằng ở lại triều đình cũng chỉ chuốc vạ vào thân, ông bèn xin cáo
quan về ở ẩn tại Côn Sơn. Nơi đây, ông đã cho ra đời tác phẩm Côn Sơn ca
nổi tiếng cùng phần lớn các tác phẩm trong Quốc âm thi tập.
Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập...
Lê Thị Giang DH5C1 Trang 22
Biểu tạ ơn chính là bài văn Nguyễn Trãi dâng lên Lê Thái Tông khi
nhà vua vời ông ra làm việc trở lại năm 1439. Tác phẩm nói lên nỗi vui mừng
được phục vụ nhà vua, phục vụ đất nước.
Tập Ức Trai thi tập là tập thơ chữ Hán duy nhất của Nguyễn Trãi.
Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn thay vua viết nhiều chiếu, chế ban bố cho
thần dân. Những chiếu, chế này sau được gọi tên chung là Ngọc Đường di cảo
hay Ngọc Đường di phạm. Đến nay, Ngọc Đường di cảo cũng không còn
trọn vẹn, chỉ còn một số bài trong phần văn của bộ Ức Trai di tập.
II. Khái quát về tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi
1. Cấu trúc
“Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm xưa nhất, dài nhất vào bậc hay nhất,
cũng là tiêu biểu nhất cho bước khai sáng thời đại thơ Tiếng Việt và cho đại
nghiệp văn chương của Ức Trai” [Bùi Duy Tân. 2001. 214 ]. Quốc âm thi tập
không rõ nguyên bản gồm bao nhiêu bài nhưng trải qua nhiều biến động lịch
sử, nhất là sau thảm án tru di tam tộc xảy ra với gia đình Nguyễn Trãi năm
1442. Cũng như nhiều tác phẩm khác, số lượng các bài thơ trong tập thơ này
có lẽ cũng bị rơi rụng nhiều.
Quốc âm thi tập hiện có hai loại văn bản: một loại gồm 254 bài thơ ở
Viện nghiên cứu Hán Nôm, một loại gồm 70 bài ở thư viện Viện sử học.
Trong luận văn này, chúng tui sử dụng loại văn bản thứ nhất. Văn bản này do
các ông Trần Văn Giáp và Phạm Trọng Điềm phiên âm và chú giải – nhà xuất
bản Văn sử địa -1956. Trần Văn Giáp và Phạm Trọng Điềm đã căn cứ vào
công tr...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status