Nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý rác thải cho một huyện ngoại thành quy mô 300 tấn/ngày (lấy nhà máy xử lý rác thải huyện Thanh Trì - Hà Nôi làm ví dụ) - pdf 28

Download miễn phí Đồ án Nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý rác thải cho một huyện ngoại thành quy mô 300 tấn/ngày (lấy nhà máy xử lý rác thải huyện Thanh Trì - Hà Nôi làm ví dụ)



MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 7
I. Các thông tin về chất thải rắn của thành phố Hà Nội. 7
I.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn. 7
I.2. Khối lượng chất thải. 8
I-3. Thành phần chất thải sinh hoạt. 10
I-4. Thành phần rác thải bệnh viện: 13
I-5. Thành phần chất thải công nghiệp. 14
II. Tình hình quản lý chất thải rắn tại thành phố Hà Nội. 15
II.1. Công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt. 19
1.Hình thức thu gom. 19
2.Vận chuyển rác thải sinh hoạt. 20
II.2. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải bệnh viện và rác thải công nghiệp. 22
1.Đối với rác thải bệnh viện. 22
2.Đối với rác thải công nghiệp. 22
II.3. Tình hình xử lý rác thải sinh hoạt. 23
1. Phương pháp chôn lấp rác thải. 23
2.Chế biến phân compost. 27
3.Thiêu đốt rác bệnh viện. 28
II-4. Nhận xét chung về tình hình quản lý chất thải rắn ở Hà Nội. 28
1. Tình hình thu gom và vận chuyển. 28
2. Xử lý và chế biến rác thải. 29
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ RÁC THẢI CHO MỘT HUYỆN NGOẠI THÀNH (HUYỆN THANH TRÌ) 31
I. Mục tiêu đầu tư. 32
1. Lựa chọn công nghệ. 32
2.Chỉ tiêu kinh tế. 32
3. Lợi ích xã hội. 33
II. Lựa chọn công suất. 33
CHƯƠNG III:KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,KINH TẾ , 35
XÃ HỘI TẠI KHU VỰC LỰA CHỌN. XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI Ở XÃ TẢ THANH OAI - HUYỆN THANH TRÌ - HÀ NỘI. 35
III.1 Điều kiện tự nhiên tại khu vực dự án. 35
III.1.1. Điều kiện địa hình 35
III.1.3. Điều kiện địa chất [5] 37
III.1.4. Điều kiện thuỷ văn. 37
III.1.6. Địa chất công trình. 38
III-2. Điều kiện kinh tế – xã hội ở khu xây dựng nhà máy. 40
III.2.1. Dân số: 40
III.2.2. Cơ sở kinh tế – xã hội. 41
III.2.3. Văn hoá - Giáo dục – Y tế. 41
III.3. Kết luận về địa điểm xâydựng nhà máy. 41
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT. 42
IV.1. Tổng quan các phương pháp xử lý rác thải. 42
IV.1.1. Công nghệ thiêu đốt rác: 42
IV.1.2. Công nghệ cố định và đóng rắn rác thải. 44
IV.1.3. Phương pháp chôn lấp chất thải. 45
IV.1.4. Xử lý rác thải bằng phương pháp vi sinh. 46
IV.2.1. Về mặt ô nhiễm môi trường. 47
IV.2.2. Yêu cầu về sử dụng đất. 48
IV.2.3. Những điều kiện cần thiết tính theo chất lượng rác thải, thu nhập và điều kiện thị trường. 49
IV.2.4. So sánh chi phí hàng năm cho mỗi phương án. 50
IV.2. Quá trình xử lý rác thải bằng phương pháp sinh học theo mô hình sau. 56
IV.3.1. Công nghệ ủ hiếu khí sản xuất phân vi sinh 57
IV.3.2. Quy trình công nghệ ủ yếm khí: 58
IV-4. Lựa chọn giải pháp công nghệ cho xí nghiệp chế biến rác thải huyện Thanh Trì. 59
IV.4.1. Mục tiêu của công nghệ 61
IV.4.3. Mô tả quy trình công nghệ xử lý 64
1. Giai đoạn tiếp nhận. 64
2. Dây chuyền phân loại. 64
3. Giai đoạn chuẩn bị lên men và lên men sinh học. 65
4. Hệ thống xử lý khí sinh học và phát điện. 67
5. Chế phân bón. 67
6. Đóng gói hoàn thiện sản phẩm. 68
IV.5 Tính toán các thông số và thiết kế các hạng mục cơ bản của dự án. 68
IV.5.2. Bãi chôn lấp “chất trơ” hợp vệ sinh. 69
1. Tính toán diện tích bãi chôn lấp. 69
2. Kỹ thuật bãi chôn lấp hợp vệ sinh được thiết kế như sau: 71
IV.5.3.Tính toán khí sinh học sinh ra và lượng điện năng sinh ra theo sơ đồ công nghệ 74
1. Tính toán lượng khí gas tạo thành trong quá trình phân huỷ yếm khí 74
2.Thu khí gas và phát điện. 81
IV.5.4. Tính lượng phân tạo ra. 86
1.Tính toán phối liệu để ủ hiếm khí chế biến phân. 86
2.Tính tổng khối lượng hỗn hợp đưa vào ủ hiếm khí. 87
3. Tính lượng phân tạo ra hàng ngày. 89
4. Tính diện tích nhả ủ hiếm khí. 90
IV- Thu gom và giải pháp xử lý nước rác tại nhà máy xử lý rác thải Thanh Trì - hà Nội. 92
I. Tổng quan về nước rác. 92
1.Thành phần và đặc điểm nước rác. 93
2. Cơ chế hình thành nước thải. 94
3. Nguyên tắc xác định lượng nước rác tạo thành. 94
II. Đối với nhà máy xử lý rác thải huyện Thanh Trì. 95
III. Thu gom và xử lý nước rác. 95
1. Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý nước thải ở nhà máy xử lý rác thải Thanh Trì. 96
2.Hệ thống xử lý nước rác tại nhà máy. 97
IV-5-6) Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà máy. 100
CHƯƠNG V: TÍNH KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ – XÃ HỘI MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN. 104
V-1. Khái toán về kinh tế: 104
1. Tổng vốn đầu tư thiết bị và chuyển giao công nghệ: 104
2. Chi phí xây dựng các công trình cơ bản 106
3. Chi phí kiến thiết khác và dự phòng. 106
4. Dự kiến chi phí hàng năm 108
V-2. Hiệu quả kinh tế – xã hội- môi trường của dự án. 109
1. Hiệu quả xã hội và ý nghĩa môi trường. 109
2. Hiệu quả kinh tế 110
KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


% khối lượng chất thải rắn ban đầu và 10% dung tích, ngoài ra phương pháp đốt còn tận dụng được nhiẹt tạo ra để sản xuất năng lượng.
Đối với phương pháp vi sinh thì mục tiêu hàng đầu là sản xuất phân bón và giảm chất thải phải chôn lấp, khối lượng chất thải giảm từ 40á60% sau quá trình làm phân thông thường.
Để lựa chọn được một phươngốan thích hợp thì chúng ta phải căn cứ vào nhiều yếu tố như tính chất và thành phần rác, khối lượng và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia.
Sau đây là một số chỉ tiêu so sánh cơ bản.
IV.2.1. Về mặt ô nhiễm môi trường.
Đối với phương pháp chôn lấp:
Đối với bãi chôn lấp lộ thiên gây ra các ô nhiễm sau:
Nhiễm bẩn nguồn nước ngầm hay nước mặt do thẩm thấu.
Phát tán các chất thải ra các vùng lân cận.
Phát tán mùi, gây cháy và khói, tạo các ổ chuột nvà ruồi muỗi, là nơi thích hợp cho các vi sinh vật gây bệnh và phát triển.
Tuy nhiên, những rủi ro trên có thể giảm tối đa nếu áp dụng kỹ thuật của phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh đã đề cập ở trước.
Đối với phương pháp đốt rác: Đốt rác gây ra các ô nhiễm môi trường sau: quá trình đốt rác tạo ra khói từ lò đốt, đây là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Khói bốc ra chứa các thành phần hoá học chính như CO2, NOx, SOx, dioxin, thuỷ ngân, kim loại nặng khác, trong đó đặc biệt chú ý tới đioxin. Đioxin ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, làm tăng khả năng nhiễm bệnh ung thư và một số bệnh khác. Những độc hại trên ta có thể giảm đáng kể nếu ta áp dụng đúng kỹ thuật: Kiểm tra các loại rác thải được phép đốt, áp dụng lò đốt hiện đại, duy trì nhiệt độ cháy ở mức cao hơn 1100°C khí đó sẽ giảm lượng đĩoin tạo thành và sử dụng hệ thống xử lý khí thải.
Đối với phương pháp vi sinh:
Đối với phương pháp này thì vấn đề gây lo ngại tới quá trình sản xuất và chế biến phân là mùi hôi thối bốc lên và phát tán vào môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân sống xung quanh khu vực nhà máy. Nhưng để hạn chế được sự phát tán mùi hôi thối đó thì sử dụng dây chuyền công nghệ khép kín và bố trí hệ thống chụp hút khí độc hại rồi đưa đi xử lý.
IV.2.2. Yêu cầu về sử dụng đất.
Giả sử yêu cầu sử dụng đất của mỗi giải pháp được tính để bảo đảm lượng xử lý chất thải hàng ngày là 1000 tấn, gần bằng mức thu gom gần đây của URENCO ở Hà Nội.
Chôn lấp là phương pháp xử lý tốn nhiều đất, mỗi năm cần tới 2 ha đất. Phương pháp đốt yêu cầu xử lý tro đốt tại vùng đất chôn đảm bảo vệ sinh, lượng đất cần để xử lý tro đốt rác dự tính khoảng 0,3 ha mỗi năm, khoảng 15% so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Nhà máy đốt rác với công suất là 1000 Tấn/ngày cần khu đất rộng 5 ha.
Phương pháp xử lý tạo phân bón vi sinh sẽ đòi hỏi chất thải sau khi làm phân được xử lý ở vùng chôn lấp hợp vệ sinh. Đất cần để xử lý cặn phân dự tính khoảng 0,9á1,2 ha/ năm. Nhà máy sản xuất phân từ rác thải sinh hoạt với công suất 1000 Tấn/ngày cần ít nhất 20 ha.
Bảng IV.2. Yêu cầu về sử dụng đất của các phương pháp
xử lý chất thải rắn.[6]
Đất chôn lấp đảm bảo hợp vệ sinh
Đốt rác và đất sử dụng chôn tro rác đốt
Làm phân và đất chôn căn phân
Giả thiết và điều kiện
Lượng chất thải đầu vào 1000 Tấn/ngày.
Lượng chất cần sử dụng:
+ Cho tr đốt chất thải 15% lượng chất thải.
+ Cho cặn phân: 45á60% lượn chất ban đầu.
Yêu cầu về sử dụng đất
Đất cần cho chôn lấp hợp vệ sinh là 2 ha/năm
Đất sử dụng là khoảng 5 ha cho lò đốt và 0.3 ha/năm dung để chôn tro xỉ.
Cần 20 ha cho cơ sở chế biến phân và 0,9á1.2 ha/năm cho đất chôn cặn phân
IV.2.3. Những điều kiện cần thiết tính theo chất lượng rác thải, thu nhập và điều kiện thị trường.
Lượng calo trong chất thải: Chất lượng rác thải và thu nhập của dân là điều kiện quan trọng ảnh hưởng sâu sắc tính khả thi của phưoưng án đốt rác và làm phân. Lượng calo tối thiểu trong chất thải cần để tự chúng cháy là 1000 kcal/kg. Ngoại trừ chất thải bệnh viện và chất thải độc hại khác, phương án đốt rác chỉ áp dụng cho những loại chất thải gây độc hại. Hiện nay, lượng calo trong chất thải ở Hà Nội dự tính là 750á780 kcal/kg, không thích hợp cho phương án đốt rác.
Về thu nhập: Từ góc độ kinh tế, để áp dụng phương pháp đốt rác thì thu nhập trung bình tính theo đầu người 5000 đola/năm, khi đó sẽ tránh được gánh nặng tài chính quá mức. áp dụng biện pháp chôn lấp đảm bảo hợp vệ sinh thì thu nhập tối thiểu theo đầu người là 600 đola/năm.
Điều kiện thị trường: Tính khả thi của biện pháp chế phân chủ yếu dựa vào nhu cầu thị trường. Nhu cầu đó phải thường xuyên và lâu dài trong diện tích 30 km xung quanh nhà máy chế phân.
Bảng IV.3 Tổng hợp những điều kiện cần đáp ứng [6]
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh (S/L)
Đốt rác + S/L của tro
Chế phân + S/l của cặn phân
1) Lượng calo trong chất thải tối thiểu
Không
- Để tự thiêu 1000 kcal/kg.
- Để phát điện khả thi 1500 kcal/kg
Không cần
2) Thành phần hữu cơ
Không
Không cần( mặc dù một số chất hữu cơ dễ cháy)
Thành phần hữu cơ phải lớn hơn 50%
3) Điều kiện tài chính ( thu nhập đầu người tối thiểu)
600 đôla/người.năm
5000 đôla/người.năm
Không cần nếu bản thân quá trình chế phân thành công
4) Điều kiện thị trường
Không (Nếu có nhu cầu cụ thể về điện máy phát điện khả thi)
Nhu cầu lâu dài, chắc chắn trong đường kính 30 km quanh nhà máy
IV.2.4. So sánh chi phí hàng năm cho mỗi phương án.
Chi phí hàng năm cho những phương án tương ứng ước tính như sau: Mỗi phương án sẽ thanh toán được 1000 tấn rác/ngày. Chi phí này bao gồm chi phí xây dựng( kể cả khấu hao hàng năm) và chi phí vận hành và bảo dưỡng.
Đối với bãi chôn lấp hợp vệ sinh có tấm lót nhân tạo và quá trình xử lý nước rác, chi phí hàng năm từ 1.825.000 USD á 2.555.000 USD?năm ( trường hợp bãi chôn lấp được quy hoạch ở Nam Sơn giai đoạn 2)
Quá trình thiêu huỷ rác + bãi chôn lấp vệ sinh tro thiêu huỷ ( tính toán theo dự án khả thi cơ sở tái chế chất thải thành năng lưoựng sử dụng rác thải và than ở Hà Nội để đảm bảo môi trường , tháng 9 năm 1998)
Với việc sản xuất điệ thành công chi phí khảng 19.089.500 đôla/năm với lượng calo trong chất thải lên tới 1500 kcal/kg.
Không có sản xuất điện 21.170.000 đôla/năm (đây là trường hợp nhà máy sản xuất được lắp đặt nhằm thiêu huỷ chất thải )
Với việc sản xuất điện không thành công thìchi phí 23.250.500 đôla/năm
Quá trình chế biến phân trộn + bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho cặn phân.
Trường hợp lượng phân trộn chế biến ra được bán theo kế hoạch: 328.500 đôla/năm.
Trường hợp không bán được phân trộn chi phí khoảng 5.438.500 đôla/năm
Bảng IV.4. Bảng tóm tắt so sánh chi phí những phương án
xử lý chất thải cho Hà Nội.
TT
Bãi chôn lấp vệ sinh (S/L)
Thiêu huỷ + S/L tro
Chế biến phân + S/L cặn bã
Chi phí xử lý trung gian (1) USD/tấn
0
5 á 7
16
Chi phí loại bỏ chất cặn bã (2)
USD/tấn
5á7
1
(7 đôla/tấn´ 15% tỷ lệ tro)
3,5 (7đôla/tấn´ 50% phần cặn bã
Tổng chi phí 1+2 (3)
USD/tấn
5á7
58
19,5
Doanh thu do bán điện hay phân bón
USD/tấn
0
-5,7 á +5,7
-4,6 á 18,6-
Chi phí tính 3+4
USD/tấn
5á7
52,3 á 63,7
0,9 á 14,9
Chi phí hàng năm cho lượng chất thải mới 1000 Tấn/ngày
đôla/năm
1825000 á 2555000
19089500 á 23250500
328500 á 5438500
Trên cơ sở phân tích và so sánh ở trên, bảng tóm tắt sau đây sẽ khái quát những vấn đề cơ bản nhất, trên cơ sở đó ta lựa chọn một phương án xử lý hiệu quả nhất cho nhà máy xử lý rác thải huyện Thanh Trì - Hà Nội.
Bảng IV.5. So sánh các phương pháp xử lý rác chung.
TT
Phương pháp
ưu điểm
Nhược điểm
Khả năng áp dụng và xu thế ứng dụng trên toàn thế giới
1
Chôn lấp hợp vệ sinh
Công nghệ đơn giản, chi phí đầu tư thấp, phù hợp với nhiều loại chất thải
Khả năng gây ra ô nhiễm môi trường rất lớn, chiếm nhiều diện tích
áp dụng cho tất cả các loại rác thải
áp dụng ở những nước đang phát triển, có diện tích đất rộng, mật độ dân cư thưa
2
Phương pháp vi sinh
Chiếm ít diện tích, công nghệ vận hành đơn giản, chi phí đầu tư không cao. Tận dụng được các chất hữu cơ để sản xuất phân và điện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Yêu cầu rác thải phải được phân loại trước khi xử lý. Rác thải phải có hàm lượng chất hữu cơ cao ( hơn 50%)
Rác thải có hàm lượng chất hữu cơ cao ( hơn 50%). Đang được áp dụng rộng rãi tại các nước đang phát triển và các nước có nền nông nghiệp lớn
3
Phương pháp thiêu đốt
Diện tích chiếm đất ít, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thấp nếu trang bị hệ thống xử lý khí thải tốt
Chi phí đầu tư và vận hành khá cao, không áp dụng cho một số chất thải nguy hại như chất thải phón xạ, chất dễ cháy, nổ, chất có độ ẩm cao
áp dụng cho rác thải công nghiệp, rác thải bệnh viện hay thậm chío cả rác thải sinh hoạt. Chỉ áp dụngở những nước phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao và có diện tích đất đai chật hẹp
Trên cơ sở phân tích và so sánh ở trên, em nhận thấy phương pháp xử lý rác thải cho Hà Nội nói chung và huyện Thanh Trì nói riêng theo phương pháp vi sinh tạo phân hữu cơ là rât thuận tiện và phù hợp với thành phần rác thải của Hà Nội.
Để bổ sung cho sự lựa chọn trên là phù hợp, sau đây em sẽ phân tích sơ bộ tình hình sử dụng phân vi sinh ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận quanh khu vực.
Diện tích đất canh t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status