Tài liệu ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ 29 potx - Pdf 10



CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ

ĐỀ THI THỬ SỐ 29
KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I (3,0 điểm)
Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tập hợp mọi tầng lớp yêu nước xây dựng
khối đoàn kết toàn dân trong các Mặt trận dân tộc thống nhất, đã được Đảng Cộng sản Đông
Dương xúc tiến như thế nào trong những năm 1936 - 1945?
Câu II (3,0 điểm)
Phân tích chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng Cộng sản
Đông Dương và Mặt trận Việt Minh. Nêu tính chất và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng
Tám năm 1945.
Câu III (2,0 điểm)
Tại sao trong thời kì sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954, Đảng ta lại chủ
trương đấu tranh hòa bình, đấu tranh chính trị mà không tiến hành đấu tranh vũ trang? Tóm tắt
diễn biến của phong trào đấu tranh chính trị đòi hòa bình thống nhất nước nhà và giữ gìn lực
lượng cách mạng trong những năm 1954 - 1959.
PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Vì sao từ liên minh cùng nhau chống phát xít, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường
quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu, dần dần đi tới tình trạng Chiến tranh
lạnh?
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Cuộc chiến tranh cục bộ nào trong thời kì chiến tranh lạnh được xem là sự đụng đầu trực

a) Thời kì 1936 - 1939 :

- Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập “Mặt trận Thống nhất Nhân
dân Phản đế” rộng rãi bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể
chính trị tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, các dân tộc ở xứ Đông Dương
để cùng nhau tranh đấu đòi quyền lợi hàng ngày cho toàn dân, chống
chế độ thuộc địa vô nhân đạo

- Tháng 3 - 1938, Đảng đổi tên “Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản
đế” thành “Mặt trận Dân chủ Đông Dương ” với các hình thức tổ chức
và đấu tranh linh hoạt nhằm động viên hàng triệu quần chúng vào trận
tuyến đấu tranh đòi các quyền dân chủ, dân sinh, chuẩn bị đưa quần
chúng tiến lên trận chiến cao hơn.

b) Thời kì 1939 - 1945 :

- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 - 1939 chủ
trương thành lập “Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương”
thay cho mặt trận Dân chủ Đông Dương không còn phù hợp với tình
hình và nhiệm vụ mới ; xác định giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng
đầu và cấp bách của cách mạng Đông Dương ; tạm gác khẩu hiệu cách
mạng ruộng đất, chỉ đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của để quốc và
lập và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, lãi nặng. Khẩu
hiệu lập chính quyền xô viết công, nông, bình được thay thế bằng khẩu
hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hoà. - Tháng 5 - 1941, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương nhận định : vì quyền lợi sinh tồn của cả dân tộc, Đảng phải nêu
cao ngọn cờ dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ chí khí cách mạng, tinh thần

nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
a) Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng
Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh

- Trước những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước, Đảng
Cộng sản Đông Dương đã kịp thời đề ra những chủ trương và biện pháp
đúng đắn và sáng tạo: Đó là chớp lấy thời cơ phát động toàn dân tổng
khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông
Dương giải giáp quân Nhật, để đứng ở địa vị làm chủ đất nước, ta đón
tiếp quân Đồng minh vào thực thi nhiệm vụ nhằm ngăn chặn âm mưu của
chúng. Ngay sau khi nghe tin Nhật đầu hàng, ngày 13 - 8 - 1945, Trung
ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa
toàn quốc. 23 giờ cùng ngày, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra “Quân lệnh
số 1”, chính thức phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước.

- Tiếp đó, ngày 14 và 15 - 8 - 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã
thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền
với ba nguyên tắc: kịp thời, thống nhất và tập trung, quyết định chính
sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam sau khi giành độc lập.

- Từ ngày 16 đến 17 - 8 - 1945, Quốc dân Đại hội được triệu tập tại Tân
Trào, tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính
sách của Mặt trận Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam
do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

b) Tính chất : Cách mạng tháng Tám 1945 là một cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân để giải phóng đất nước và giành độc lập dân tộc.

c) Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945.
- Đối với dân tộc Việt Nam :

- Ngay từ tháng 7 - 1954, nhận rõ đế quốc Mĩ là trở lực chính cản trở việc
lập lại hòa bình ở Đông Dương và đang trở thành kẻ thủ chính, trực tiếp
của nhân dân Đông Dương, Trung ương Đảng đề ra cho cách mạng miền
Nam chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị
chống Mĩ – Diệm, đòi chúng thi hành Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 về
Đông Dương, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

- Mở đầu là “Phong trào hòa bình” của trí thức và nhân dân Sài Gòn –
Chợ Lớn (8 - 1954) Tháng 11 - 1954, Mĩ – Diệm tiến hành khủng bố,
đàn áp, lùng bắt các nhà lãnh đạo phong trào. Nhưng phong trào đấu
tranh vì mục tiêu hòa bình của các tầng lớp nhân dân tiếp tục dâng cao,
lan rộng, lôi cuốn hàng triệu người giam gia ; hình thành mặt trận chống
Mĩ - Diệm.

- Mục tiêu phong trào được mở rộng, hình thức đấu tranh có nhiều thay
đổi cho phù hợp với tình hình mớ. Đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển
cử thống nhất đất nước, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ; chống “tố
cộng, diệt cộng”, “trưng cầu dân ý” Đấu tranh giữ gìn kết hợp với phát
triển lực lượng cách mạng. Hình thức đấu tranh từ đấu tranh chính trị,
hòa bình chuyển dần sang đấu tranh vũ trang tự vệ, rồi dùng bạo lực cách
mạng, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới. - Năm 1957, toàn miền Nam có 2 triệu lượt người tham gia đấu tranh;
năm 1958 có 3,7 triệu lượt người; năm 1959, có 6 triệu lượt người. II. PHẦN RIÊNG (2 điểm)
IV.a
(2 điểm)


 Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đã đánh dấu sự
xác lập của cục diện hai cực, hai phe. “Chiến tranh lạnh” đã bao trùm
toàn thế giới.

Vuihoc24h.vn
 Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử Trang
135
IV.b
(2 điểm)
Cuộc chiến tranh cục bộ nào trong thời kì chiến tranh lạnh được xem là sự
đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ
nghĩa bất phân thắng bại? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, diễn biến và kết quả
của cuộc chiến tranh đó.
a) Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) là sự đụng đầu trực tiếp
đầu tiên giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã h
ội chủ nghĩa bất phân
thắng bại trong thời kì Chiến tranh lạnh.

b) Hoàn cảnh lịch sử :

- Theo thoả thuận của ba cường quốc Liên Xô, Anh, Mĩ ở Hội nghị Ianta
(2 - 1945), bán đảo Triều Tiên bị phân chia làm hai khu vực để giải giáp
quân đội Nhật; ranh giới tạm thời là vĩ tuyến 38. Quân đội Liên Xô sẽ
đóng tại phía Bắc vĩ tuyến 38, phía Nam là quân đội Mĩ. Song việc thành
lập chính phủ chung cho cả hai nước không được thực hiện. Đất nước


- Sau hơn 3 năm chiến tranh, với những tổn thất nặng nề, ngày 27 - 7 -
1953, tại Bàn Môn Điếm, Hiệp định đình chiến được kí kết giữa Trung
Quốc – Triều Tiên với Mĩ – Hàn Quốc. Vuihoc24h.vn


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status