Tài liệu ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ15 doc - Pdf 10



CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ

ĐỀ THI THỬ SỐ 15
KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (3,0 điểm)
Trình bày nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong giai đoạn bị
chiếm đóng và tình hình Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973.
Câu II (2,0 điểm)
Chứng tỏ rằng phong trào công nhân nước ta đã phát triển lên một bước cao hơn từ sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (1925) có những điểm gì mới
so với các phong trào trước đó ?
Câu III (2,0 điểm)
Trình bày hoàn cảnh lịch sử của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Đông Dương (5 - 1941). Nêu vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị trên.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Trong thời kì 1945 – 1954, thắng lợi quân sự nào của quân và dân ta đã buộc thực dân
Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với ta ? Tóm tắt hoàn cảnh
lịch sử, chủ trương của ta và kết quả của chiến thắng đó.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trong thời kì 1954 – 1975, thắng lợi quân sự nào của quân và dân miền Nam đã buộc đế
quốc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam ? Tóm tắt diễn biến và kết
quả của thắng lợi đó.


Trình bày nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong giai
đoạn bị chiếm đóng và tình hình Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973.
a) Nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản :

- Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản những hậu quả nặng
nề , bị Mĩ chiếm đóng dưới danh nghĩa Đồng minh (1945 – 1952) nhưng
cũng dưới chế độ quân quản của Mĩ, một loạt các cải cách dân chủ được
tiến hành :

- Về chính trị, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) loại bỏ
chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật, xét xử tội phạm
chiến tranh. Năm 1947, ban hành Hiến pháp mới quy định Nhật là nước
quân chủ lập hiến nhưng thực tế là chế độ dân chủ đại nghị tư sản. Nhật
cam kết từ bỏ việc tiến hành chiến tranh, không dùng hoặc đe dọa sử
dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; không duy trì quân đội thường trực,
chỉ có lực lượng Phòng vệ dân sự bảo đảm an ninh, trật tự trong nước.

- Về kinh tế, SCAP tiến hành 3 cải cách lớn: thủ tiêu chế độ tập trung
kinh tế, giải tán các tập đoàn lũng đoạn “Daibátxư”; cải cách ruộng đất,
hạn chế ruộng địa chủ, đem bán cho nông dân; dân chủ hóa lao động.

b) Tình hình Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973 :

- Kinh tế : Trong những năm 1952 – 1960: kinh tế phát triển nhanh, nhất
là từ năm 1960 đến năm 1970 có sự phát triển thần kì (tốc độ tăng trưởng
bình quân là 10,8%/ năm). Năm 1968, vươn lên hàng thứ hai thế giới tư
bản. Đầu những năm 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế –
tài chính thế giới.


chủ nhật có trả lương.

Năm 1924, nhiều cuộc bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội,

Vuihoc24h.vn
 Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử Trang 83
Hải Dương.

Năm 1925, nổi bật nhất là cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son.
b. Giai đoạn 1925 – 1929 :

Từ năm 1926 đến năm 1927 : Liên tiếp nổ ra nhiều cuộc bãi công của
công nhân viên chức và học sinh học nghề. Lớn nhất là cuộc bãi công
của công nhân sợi Nam Định, đồn điền Cam Tiêm, Phú Riềng…

Từ năm 1928 đến năm 1929 : Phong trào đã có tính thống nhất trong
toàn quốc, có 30 cuộc bãi công nổ ra từ Bắc chí Nam: Nhà máy xi
măng, nhà máy sợi Hải Phòng, nhà máy sợi Nam Định Các phong
trào thời kì này đã liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương, trình
độ giác ngộ của công nhân đã được nâng cao. Giai cấp công nhân trở
thành một lực lượng chính trị độc lập.

c. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (tháng 8 – 1925)

có mục
đích ngăn cản tàu Pháp đưa lính sang đàn áp cách mạng ở Trung Quốc.

trở về nước, cùng với Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
Người vận động quần chúng các dân tộc ở Cao Bằng tham gia cách mạng
; mở nhiều khóa huấn luyện chính trị và quân sự cho các bộ và nhân
dân; dịch và viết sách về quân sự, chính trị để làm tài liệu học tập và
tuyên truyền; chuẩn bị tiến tới Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Đông Dương. - Người chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại
Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19 - 5 - 1941. Hội nghị đã hoàn
chỉnh việc chủ trương lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong tình hình mới
đã được đề ra ở Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (1939) là : Giương cao
hơn nữa ngọn cờ độc lập dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên
hàng đầu, giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước ở Đông
Dương, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất …

Vuihoc24h.vn
 Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử Trang 84
- Là người trực tiếp chủ trì Hội nghị lần 8, Nguyễn Ái Quốc cùng với Ban
Chấp hành Trung ương Đảng có những quyết định đúng đắn, sáng suốt :

+ Khẳng định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc.
+ Đề xuất việc chuẩn bị về lực lượng chính trị : thành lập Mặt trận Việt

Chợ Đồn… Quân cơ giới từ Lạng Sơn theo đường số 4 lên Cao Bằng, rồi
vòng xuống Bắc Cạn theo đường số 3, bao vây phía đông và bắc Việt
Bắc.

- Ngày 9 - 10 - 1947, bộ binh và lính thủy đánh bộ Pháp từ Hà Nội ngược
sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang, đánh Đài Thị, bao vây phía tây
Việt Bắc. Pháp tạo thế gọng kìm bao vây căn cứ Việt Bắc.

c) Chủ trương của ta : Ngày 15 - 10 - 1947, Đảng Cộng sản Đông Dương
chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”. Chỉ thị
nêu rõ : Giam chân địch tại mấy căn cứ chúng vừa chiếm, bao vây các
căn cứ đó Chặt đứt giao thông liên lạc giữa các cứ điểm của địch Phải
giữ gìn chủ lực, nhưng đồng thời cũng phải nhằm những chỗ yếu của
địch mà đánh những trận vang dội, những trận tiêu diệt
d) Kết quả của chiến dịch : Ta tiêu diệt hơn 6000 tên địch, bắn rơi 16

- Bước vào mùa xuân năm 1968, xuất phát từ nhận định so sánh lực
lượng thay đổi có lợi cho ta sau hai mùa khô, đồng thời lợi dung mâu
thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử tổng thống (1968), ta chủ trương mở một
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là đô thị
nhằm tiêu diệt bộ phận quan trọng quân viễn chinh Mĩ, làm sụp đổ ngụy
quyền, buộc Mỹ phải tiến hành đàm phán, rút quân về quốc.

- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy được mở đầu bằng cuộc tập kích chiến
lược của quân chủ lực vào hầu hết các đô thị trong đêm 30 r
ạng
31 - 1 - 1968 (Tết Mậu Thân). Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra
qua 3 đợt từ 31 - 1 - 1968 đến 25 - 2 - 1968 ; tháng 5 và tháng 6 ; tháng 8
và tháng 9 - 1968.

- Đợt 1 (Từ 30 - 1 - 1968 đến 25 - 2 - 1968) : Quân dân ta ở miền Nam
đồng loạt tấn công 37/44 tỉnh, 4/6 đô thị, 64/242 quận. Tại Sài Gòn, Quân
giải phóng tiến công các vị trí đầu não của địch (Dinh Độc lập, Toà đại
sứ Mĩ, Bộ tổng tham mưu Ngụy, Tổng nha cảnh sát Sài Gòn , sân bay
Tân Sơn Nhất, đài phát thanh…). Trong đợt 1, Quân dân ta loại khỏi
vòng chiến 147.000 địch (43000 Mĩ), phá hủy khối lượng lớn vật chất và
các phương tiện chiến tranh của địch. Tổ chức Liên minh các lực lượng
dân tộc, dân chủ và hòa bình ở Sài Gòn, Huế và toàn miền Nam, đại diện
cho các tầng lớp trí thức, tư sản dân tộc tiến bộ ở các thành thị, được
thành lập.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status