Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân – bài mẫu 4 - Pdf 11

Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm
Làng của Kim Lân – bài mẫu 4
Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo. Quê tôi có bao điều, bao cảnh sắc thiên nhiên đáng nhớ. Từ
những con đường làng đất đỏ đến những rặng tre chạy dọc bên bờ sông, tữ những đứa trẻ thơ lớn lên
trong vòng tay âu yếm của mẹ đến những hình dáng người bà trên triền đê thương nhớ. Có lẽ bởi từ đó tôi
càng thêm thấu hiểu những trang thơ của Đỗ Trung Quân:
‘’Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người’’
Qua đó tôi càng them yêu quý quê hương mình hơn, nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi để giờ đây trưởng
thành, vẫn không phút nào tôi nguôi nỗi nhớ nhung, yêu mến quê tôi. Một lần nữa, tình cảm ấy lại giấy
lên trong long tôi những bồi hồi, lắng sâu khi đọc truyện ngắn Làng của Kim Lân. Nhưng có lẽ ấn tượng
để lại trong tôi nhiều rung cảm mạnh mẽ nhất đó chính là nhân vật Ông Hai với một tình yêu quê hương
da diết, mãnh liệt.
Bằng sự gắn bso và vốn am hiểu sâu sắc của mình về cuộc sống của người nông dân, nhà văn đã miêu tả
một cách chính xác và rất tinh tế diễn biến tâm lí của nhân vật, đồng thời như đưa ta về với hình ảnh của
làng quê xưa với những gì mọc mạc, chân thật và bình dị nhất về con người, về cuộc sống giản dị của một
thời.
Tình yêu quê hương là tình cảm truyền thống của con người Việt Nam. Với họ, quê hương đã trở thành
mảnh tâm hồn gắn bó, ăn sâu vào tiềm thức không thể quên. Người dân Việt đi xa vẫn hướng trái tim
mình về quê cha, đất mẹ. Nó đã là máu thịt, là linh hồn và ông Hai cũng không nằm ngoài trong số họ.
Tâm trí ông luôn ẩn hiện, ôm trọn hình bóng nơi làng quê., ngôi làng “Chợ Dầu” nhỏ bé mà tinh thần
hăng hái, đầy nhiệt huyết cách mạng.
Trước cách mạng, ông Hai khoe làng rất nhiệt tình và hào hứng. Ông luôn mang trong mình niềm tự hào
lớn về một ngôi làng giàu đẹp, cái gì cũng nhất vùng. Một ngôi làng như thế khiến ông rất say mê những
câu chuyện kể như lời mời gọi tất cả đến thăm, ở đó có “đường làng lát bằng đá xanh, trời mưa gió, đi từ
đầu làng đến cuối làng không sợ bùn dính gót chân”, là những nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh”. Bao
lời kể của ông như thấm vào tim ta những niềm hứng khởi, như muốn trở về với làng “Chợ Dầu” ngày
xưa ấy. Dường như hình ảnh ngôi làng luôn thường trực trong tâm trí của lão nông ấy để khi nói về nơi
nuôi dưỡng mình, chốn quê thân thuộc “hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động”.
Ông tự hào về làng mình, hãnh diện khi kể về cái “phòng thông tin” tuyên truyền sáng sủa, chiều chiều
loa gọi thì cả làng nghe thấy. Độc giả như bị cuốn hút, tò mò về làng ông. Ngôn ngữ vừa mộc mạc, bình

ụ”, lòng ông lại náo nức, chân tay như múa cả lên. Để rồi ông phải bật ra tiếng lòng mình “Ồ! Sao mà độ
ấy vui thế?” ta cảm thấy thật đáng trân trọng tình cảm của lão nông tuy già, cao tuổi, nhưng tinh thần vẫn
sôi nổi, sục sôi phong trào yêu nước. ông muốn về làng quá, nỗi mong chờ, nhớ nhung luôn thường trực
khôn nguôi.
Vì vậy, hang ngày ông thường sang bên gian nhà bác Thứ khoe về làng mình để phần nào vơi đi nỗi nhớ
ấy và cugnx là cho sướng cái tai, cho đỡ nhớ. Và như thế, khoe làng đã trở thành một thói quen,một món
ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của lão nông thuần phác ấy. nhưng ta có thể nhận
thấy rằng, đằng sau cái thói quen tưởng chừng như ngớ ngẩn ấy lại là cả một tấm lòng chân thực của ông
đối với làng, là cả tình yêu thiêng liêng cao quý và niềm tự hào chân chính của ông Hai.
Với ông Hai cũng như mọi người dân Việt Nam, yêu làng gắn liền với yêu nước, gắn bó với kháng chiến
với cụ Hồ. Nơi tản cư xa quê, không được tham gia cách mạng nhưng ông Hai vẫn thường xuyên vào
phòng thông tin nghe tình hình, tin tức kháng chiến. Bước vào gian phòng ấy hôm nay, ruột gan ông lão
như múa cả lên vì nghe được nhiều tin hay, nóng bỏng. Nào là “em bé trong đội tình nguyện xung phong
bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm cờ”, “đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người bán hang đã bắt được tên
quan hai bốt Thao ngay giữa chợ”…rất nhiều tin kháng chiến đáng mừng, đáng khâm phục! người dân
Việt trong mưa bom bão đạn đã dũng cảm vượt lên khó khăn.
Khi nghe tin của đám người tản cư mới lên là làng Chợ Dầu theo giặc, ông Hai đã vô cùng sửng sốt, thất
vọng. Ông như không còn tin vào chính mình nữa vậy. Từ đó, đã ba, bốn ngày ông không dám bước chân
ra khỏi nhà, chỉ dám lẳng lặng nghe ngóng binh tình lên ngoài ra sao? Hẳn phải là một con người giàu
lòng tự trọng, ông Hai mới có những biểu hiện như vậy. Mặc dù không ai biết rằng ông là người làng chợ
Dầu lên ngoài mấy người sống cạnh nhà ông nhưng ông lão vẫn rất hỏ thẹn, vì yêu làng nên khi được tin
dữ ấy,ông Hai đã trằn trọc không ngủ yên. Cái tin ấy đã trở thành nỗi ám ảnh day dứt lớn. Nhìn lũ trẻ con
mà ông thấy thương “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Nước mắt ông lão cứ trào ra rồi ông
rít lên trong nỗi đau khổ, uất ức vì nhục “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái
giống Việt gian bán nước nhục nhã thế này?
Ông hai đã từng nhớ làng chợ Dầu đến da diết, từng ao ước trở về làng mãnh liệt nhưng bây giwof, ông
thực sự thất vọng về ngôi làng ấy. ông đã xác định được, về làng tức là chịu quay đầu làm nô lệ cho Tây,
về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hộ. Ông nói “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù”.
Như vậy, tình yêu làng đã thống nhất, bao trùm lên tình yêu đất nước. Lúc này, yêu làng nhất là phải bỏ
làng, ông chỉ yêu làng khi làng làm kháng chiến theo cụ Hồ.

Và như thế trang truyện khép lại nhưng vẫn luôn để lại trong ta những dư âm sâu sắc về một tình yêu làng
da diết như ông Hai. Tình yêu làng thắm thiết ấy đã thống nhất với tình yêu nước, yêu kháng chiến. Với
nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật và cách xây dựng tình huống độc đáo, Kim Lân đã khắc họa
thành công hình ảnh ông Hai là biểu tượng của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Họ
đã có những nhận thức đúng đắn hơn khi được ánh sáng cách mạng soi đường. Họ là những người đem
xương máu đánh giặc “giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” và luôn sẵn sàng hi sinh
những gì quý giá nhất cho cuộc đời, cho cách mạng, cho kháng chiến.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status