TIỂU LUẬN: Một số vấn đề quỹ tín dụng ngân hàng - Pdf 12


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG…………… TIỂU LUẬN Một số vấn đề quỹ tín dụng ngân hàng

Đảng và Nhà nước ta đã xác định nông nghiệp, nông thôn có vị trí chiến
lược rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Tổ chức lại và phát
huy có hiệu quả của hoạt động, Hợp tác xã tín dụng là một trong những giải pháp
quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu vốn ngày càng lớn và cấp bách theo yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội cũng như yêu cầu triển khai thực hiện chính sách
tiền tệ, tín dụng ngân hàng trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn.
Hợp tác xã tín dụng ở nước ta đã ra đời đầu thập kỷ 60, và tồn tại đến
cuối thập kỷ 80, chặng đường ấy nó đã làm được một số việc không nhỏ:
- Huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tầng dân cư, và cho vay
vốn trở lại đối với những hộ có sức lao động nhưng thiếu vốn, nhằm phục vụ
sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.
- Làm đại lý huy động tiền gửi tiết kiệm cho ngân hàng Nhà nước.
- Đã hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn.
Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, hoạt động của
Hợp tác xã tín dụng theo cơ chế cũ không chuyển hướng kịp thời, nên đã lâm
vào tính đổ vỡ hàng loạt, gây mất lòng tin với người dân. Ở nông thôn xuất
hiện hình thức tín dụng “chui”, huy động vốn và cho vay với lãi suất cao, gây
mất trật tự, ổn định. Từ đây phải đòi hỏi có một tổ chức tín dụng thích hợp
thay thế. Đó là Quỹ tín dụng nhân dân (thực chất đây là loại hình Hợp tác xã
tín dụng kiểu mới).
Cơ sở để thành lập Quỹ tín dụng nhân dân:
- Căn cứ theo Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài
chính ngày 24 tháng 5 năm 1990.
- Căn cứ vào Quyết định số 390/TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng
Chính phủ triển khai đề án thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân.

4

- Thành lập Quỹ tín dụng nhân dân theo mô hình phải đảm bảo các


Nếu Quỹ tín dụng nhân dân trên 1 địa bàn xã, phường nào đó bị đổ vỡ, nó có
sức công phá rất lớn, ảnh hưởng cả hệ thống, không có khả năng chi trả,
người rút tiền không được, chắc chắn hệ thống chính trị xã hội sẽ không bình
thường. Đây là vấn đề đặt ra, buộc nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý
phải thấy được hai mặt của một vấn đề.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cả
hai phương diện Quy mô vốn và chất lượng vốn, ngay trong năm 1997 – 1998
Quỹ tín dụng nhân dân chịu sự điều chỉnh cơ bản của 2 Luật:
- Luật Hợp tác xã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20/3/1996 và Luật Các tổ chức tín
dụng được Quốc hội nước Cộng xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, Kỳ họp
thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997. Như vậy về công tác tổ chức Quỹ tín dụng
nhân dân phải tuân thủ Luật Hợp tác xã, về lĩnh vực hoạt động tiền tệ tín
dụng, Quỹ tín dụng nhân dân phải tuân thủ Luật các tổ chức tín dụng.
Phải đánh giá cho được Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo 2 Luật
này đâu là thuận lợi, đâu là khó khăn, từ đó để các ngành chức năng, mà trực
tiếp là Ngân hàng Nhà nước quản lý, giúp đỡ Quỹ tín dụng nhân dân. (Khoản
2 Điều 42 Nghị định số 42/CP, ngày 29/4/1997 của Chính phủ ban hành Điều
lệ mẫu Quỹ tín dụng nhân dân và Điều 72 Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày
13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân
dân). Thực tế đã ghi nhận điều đó. Ngay từ những ngày đầu thành lập Quỹ tín
dụng nhân dân đến nay, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đào tạo, hướng dẫn
và kiểm tra, thanh tra hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân, nhằm đưa hoạt động
của loại hình này mở rộng quy mô nhưng chắc chắn, bền vững.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá bước đầu Quỹ tín dụng nhân dân hoạt
động vì mục đích tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, phục vụ phát triển sản xuất,
kinh doanh và phục vụ đời sống giữa các thành viên.
Số liệu cuối năm 1997 so với tháng đầu năm 1998.



+ 61,1
Trong ú:
- Vn iu l. 2.100 triu ng.

+ 700 triu ng.

+ 50,1
- Vn huy ng. 11.800 triu ng.

+5.100 triu ng.

+ 76,1
- Ngun vn i vay. 5.600 triu ng.

+ 2.600 triu ng.

+ 86,6
- Vn khỏc 800 triu ng.

+ 300 triu ng.

+ 60,0
4.
S lt thnh viờn vay vn. 7.500 lt.

+ 2.756 lt.

1. Bộ máy hoạt động.
- Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng có 3 thành viên, được Đại hội thành
viên bầu ra theo thể thức bầu cử trực tiếp, bỏ phiếu kín; các thành viên Hội
đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Có một kiểm soát viên do Đại hội thành viên bầu.
- Điều hành Quỹ tín dụng nhân dân là Giám đốc do Hội đồng quản trị
bổ nhiệm.
(Ba chức danh trên đã được Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh
Thanh Hoá chuẩn y).
- Một số chức danh khác gồm:
+ Cán bộ kế toán, cán bộ tín dụng, và thủ quỹ.
Như vậy bộ máy hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Ngọc đã
thực hiện đúng Quyết định số 155/QĐ-NH 17 ngày 16/8/1993 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của Quỹ tín dụng
nhân dân.
2. Vốn hoạt động.
-Ban đầu khai trương hoạt động vốn điều lệ bắt buộc phải đủ. Quỹ tín
dụng nhân dân Hoằng Ngọc đã hội đủ 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng).
- Vốn huy động: Vốn huy động thời điểm đầu đặc biệt khó khăn, mới
đáp ứng được trên dưới 40 triệu đồng; không riêng gì Quỹ tín dụng nhân dân
Hoằng Ngọc, mà bất cứ một tổ chức tín dụng nào thu hút vốn huy động thấp

9

thì không thể mở mang được thành viên, được khách hàng. Hơn nữa sau năm
tài chính sẽ gặp khó khăn. Nguồn vốn khai thác tại chỗ bao giờ cũng sinh lời
cao, và nó bảo đảm cân đối giữa huy động vốn và cho vay.
- Vốn vay: Vốn vay là cần thiết khi thành lập vốn “mồi” mang lại lòng
tin cho khách hàng. Đặc biệt trong công tác thanh toán để đảm bảo sự tín
nhiệm của Quỹ đối với người gửi tiền. Khách hàng rút tiền gửi có những

đồng) để xây dựng trường học. (Đây là điều cấm).
- Vốn điều lệ đã giảm xuống mức quá thấp 20.000.000đ. Theo Quyết
định số 26/QĐ/NH 17 ngày 29/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
“V/v bổ sung, sửa đổi một số điểm về quy chế, tổ chức hoạt động của Quỹ tín
dụng nhân dân” thì mức vốn điều lệ tối thiểu phải đạt 50.000.000đ (Năm
mươi triệu đồng).
- Nợ quá hạn chiếm tới 20% khó có khả năng thu hồi.
b. Căn cứ vào Điều 37 giải thể Quỹ tín dụng nhân dân Điều lệ Quỹ
tín dụng nhân dân Ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 29/4/1997
của Chính phủ.
c. Căn cứ vào Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Quốc hội
khoá X, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997 (Luật số 01/1997/QH10)
quy định Nhiệm vụ quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước. “Cấp thu hồi
Giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp
do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp giải thể, chấp nhận chia, tách, hợp
nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật; và Điều 29
Luật các tổ chức tín dụng”.
3. Những công việc phải làm, để tránh hậu quả xấu có thể xảy ra.
Việc Chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh Thanh Hoá rút giấy phép
hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Ngọc có nghĩa là Quỹ tín dụng
nhân dân Hoằng Ngọc giải thể bắt buộc.
Việc giải thể bắt buộc một Quỹ tín dụng nhân dân khác hẳn với giải thể
một doanh nghiệp. Công việc phải làm tuần tự, thận trọng, không được coi
nhẹ bất cứ một khâu nào, dù đó là nhỏ nhất. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước

11
tỉnh Thanh Hoá đã làm được việc này không gây ồn ào, xáo trộn tình hình
kinh tế, xã hội, chính trị tại xã Hoằng Ngọc và các xã liền kề.
a. Kiểm kê và thu hồi ấn chỉ quan trọng chưa phát hành, đây là loại
ấn chỉ bảo quản cẩn thận, chu đáo như tiền.

13
c. Thu hồi con dấu:
d. Thành lập ban thu nợ:
Để đảm bảo việc giải thể Quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Ngọc đúng tinh
thần chỉ đạo của Ban chỉ đạo thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân do
đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Minh Đoan làm trưởng ban; đó là
thu hồi công nợ để chi trả ưu tiên số 1: là trả tiền gửi tiết kiệm.
2: là trả vốn góp.
3: trả nợ tiền vay Quỹ tín dụng khu vực.
Theo chế độ thì vốn góp trả sau cùng. Nhưng đây là mặt lý thuyết.
Thậm chí còn phải trả không những đủ gốc mà phải có một phần lãi suất cho
họ. Nếu không làm được việc này chắc chắn lòng thành viên không yên.
(thành viên chính là dân) và sinh ra kiện cáo.
Quả vậy sau 2 tháng kể từ ngày rút giấy phép đã giải quyết được công
tác tài chính của Quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Ngọc đó là thu hồi toàn bộ nợ
gốc 80 triệu đồng, trong đó của UBND xã 60 triệu đồng, thành viên 20 triệu
đồng và thu đủ lãi để chi trả: Tiền gửi tiết kiệm bao gồm gốc và lãi gồm 30
triệu đồng, tiền vốn góp trên 20 triệu đồng, trả nợ vày Quỹ kvu 40 triệu đồng
(riêng Quỹ khu vực phải xin lãi vay).
Sau gần 8 năm rút giấy phép hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân Hoằng
Ngọc, đến nay chưa hề phát sinh trường hợp khiếu kiện. Người có tiền gửi tiết
kiệm, có vốn góp được thanh toán sòng phẳng; người có nợ trả đầy đủ. Thực tế
không để lại dư âm xấu làm ảnh hưởng đến những quỹ tín dụng nhân dân lân cận.
4. Bài học kinh nghiệm.
Việc rút giấy phép hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Ngọc tuy
không để lại hậu quả xấu đáng kể, nhưng phải nhìn thẳng vào nó để đánh giá
đúng sai, rút kinh nghiệm cho loại hình này mà trực tiếp là Ngân hàng Nhà
nước, Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã Hoằng Ngọc.
a. Công tác cán bộ:



15
260/TTg ngày 02/6/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ
đạo Trung ương thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân tại Điều 4 quy định
thành viên Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố gồm:
- Một phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố - Trưởng ban.
- Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố - Phó
trưởng ban thường trực.
- Một phó Giám đốc Sở tài chính tỉnh, thành phố - Uỷ viên.
- Một phó Giám đốc Sở tư pháp tỉnh, thành phố – Uỷ viên.
- Một phó Hội trưởng Hội nông dân tỉnh, thành phố – Uỷ viên.
- Một phó Chủ tịch Hội hội các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm Uỷ
viên.
Thực chất Ban chỉ đạo chỉ mang tính danh nghĩa. Hầu như khoán trắng
cho Ngân hàng Nhà nước. Ngay từ ngày đầu năm 1998, qua công tác giám sát
các loại báo cáo, kiểm tra tại chỗ Quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Ngọc, Ngân
hàng Nhà nước đã có văn bản báo cáo đồng chí trưởng Ban chỉ đạo, cùng các
Uỷ viên những yếu kém, nhưng không có phương án củng cố.
Đến đây có thể nói rằng việc rút giấy phép hoạt động Quỹ tín dụng
nhân dân Hoằng Ngọc trách nhiệm này cũng phải thuộc vào các ngành, các
cấp. Thậm chí đến năm 2000 tổng kết thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân
dân mà nhiều thành viên trong Ban chỉ đạo không biết tỉnh Thanh Hoá có bao
nhiêu Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, bao nhiêu quỹ bị rút giấy phép.
c. Đối với đơn vị cho vay vốn: Vô trách nhiệm, cho Quỹ tín dụng nhân
dân Hoằng Ngọc vay không kiểm tra sử dụng vốn vay. Nếu kiểm tra sử dụng
vốn vay kịp thời sẽ không xảy ra tình trạng UBND xã vay 60 triệu đồng sử
dụng xây dựng hạ tầng cơ sở. Đúng ra số tiền đó cho thành viên vay để phát
triển sản xuất kinh doanh, cải thiện nâng cao đời sống.
Suy cho cùng Quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Ngọc bị rút giấy phép hoạt
động, người chịu thiệt thòi, mất mát lớn nhất là thành viên Quỹ tín dụng nhân

xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, mở rộng ngành nghề truyền thống, hạn
chế nạn cho vay nặng lãi, và các tệ nạn xã hội khác.
Sau 10 năm Thanh Hoá mới thành lập được 32 Quỹ tín dụng nhân dân
trên 627 xã, phường, thị trấn đạt tỷ lệ 5,1% là quá thấp. Đến nay chưa một
cấp, một ngành nào đánh giá một cách đầy đủ về tính ưu việt của loại hình

18
này, và cũng không đưa ra được kế hoạch, chương trình thành lập Quỹ tín
dụng nhân dân cho những năm tiếp theo.
2. Kiến nghị.
2.1. Công tác tuyên truyền.
Để cho Quỹ tín dụng nhân dân phát triển, hoạt động an toàn, có hiệu
quả, đi vào cuộc sống ở vùng nông nghiệp, nông thôn công tác tuyên truyền
phải được coi trọng đến các cấp, các ngành.
2.2. Về công tác đào tạo.
Chính phủ nên giao cho một số ngành như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài
chính chịu trách nhiệm đào tạo đội ngũ cán bộ Quỹ tín dụng nhân dân. Thời gian
đào tạo tối thiểu là 24 tháng, chứ không như 45 ngày hiện nay. Vì đây là lĩnh vực
nhạy cảm khác hẳn với các loại hình doanh nghiệp khác, hợp tác xã khác.
Không chỉ thế, hàng năm phải mở lớp tập huấn, đào tạo và đào tạo lại.
Nếu cứ như hiện nay chế độ tín dụng, chế độ kho quỹ, chế độ kế toán và các
văn bản khác chỉ gửi qua con đường bưu điện, Quỹ tín dụng nhân dân tự
nghiên cứu là không được. Vì trình độ của từng quỹ bị hạn chế; hiểu không
hết, cập nhật không kịp thời dẫn đến họ làm sai, vi phạm chế độ dẫn đến mất
cán bộ, mất vốn, thành viên mất lòng tin.
2.3. Chính sách thuế.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 11 huyện thị có Quỹ tín dụng nhân dân
hầu như 11 huyện thu thuế thu nhập mức khác nhau. Nếu thuế thu nhập doanh
nghiệp quá cao thì ảnh hưởng trực tiếp đến chia lợi tức cổ phần. Lợi tức cổ
phần về chế độ quy định lời ăn, lỗ chịu nhưng đây là sách vở. Thực tế bằng

tín dụng nhân dân B thiếu vốn phải lên Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
vay chênh lệch nhau không đáng kể thậm chí hoà vốn, mặc dù hai quỹ đó liền
kề nhau, vẫn không được cho nhau vay.
Như vậy quy định này không những không bình đẳng mà còn tạo nên
lãng phí tiền của xã hội (chi phí vận chuyển trên đường đi của mỗi quỹ 2 lần;
đi gửi, đến hạn đi lĩnh về; đi vay đến hạn đi trả), tạo nên một lớp trung gian

20
Quỹ tín dụng Trung ương ngồi hưởng chênh lệch của Quỹ tín dụng nhân dân
A và Quỹ tín dụng nhân dân B, trong khi đó tại Điều 3 và Điều 4 của Nghị
định này đều quy định Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và Quỹ tín dụng nhân dân
Trung ương đều là tổ chức tín dụng hợp tác.
* Về cho vay vốn:
Tổ chức tín dụng Nhà nước cho khách hàng vay vốn các trường hợp
thiên tai địch hoạ thì được Chính phủ cho giản nợ, khoanh nợ, xoá nợ; được
giảm lãi suất tiền vay. Nhưng Quỹ tín dụng nhân dân không được Nhà nước
ưu đãi như Ngân hàng thương mại Quốc doanh.
Thực tế đã xảy ra: Một cánh đồng có 2 thửa ruộng trồng cây lương thực
hoặc cây công nghiệp khi bị thiên tai địch hoạ thì thửa ruộng vay vốn Ngân
hàng Quốc doanh được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đề nghị Nhà nước có
chế độ ưu đãi. Còn thửa ruộng vay vốn của Quỹ tín dụng nhân dân thành viên
phải lo trả nợ cả gốc và lãi; cùng lắm thì được gia hạn nợ thời gian bằng 1 chu
kỳ nữa.
2.5. Về công tác hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, thanh tra.
Từ khi được thành lập mô hình Quỹ tín dụng nhân dân đến nay, Ngân hàng
Nhà nước vừa là cơ quan hướng dẫn nghiệp vụ, vừa là cơ quan quản lý, kiểm tra,
thanh tra Quỹ tín dụng nhân dân; điều này phản ánh không khách quan.
Để cho Quỹ tín dụng nhân dân phát triển bền vững, lâu dài, đề nghị
Chính phủ nên phân cấp.
Đã hướng dẫn nghiệp vụ thì không được làm công tác kiểm tra thanh tra.

và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
- Quyết định số 390/TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ quyết
định triển khai đề án thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân (kèm đề án).
- Quyết định số 26/QĐ/NH17 ngày 29/01/1996 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước “V/v bổ sung, sửa đổi một số điểm về quy chế tổ chức, hoạt
động của Quỹ tín dụng nhân dân”.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status