Những giải pháp nhằm đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA - Pdf 13

LỜI NÓI ĐẦU
AFTA dù ít, nhiều mang ý nghĩa quan trọng đối với tương lai kinh tế Việt Nam.
Thách thức của AFTA yêu cầu phải nâng cao tính năng động và hiệu quả của cả nền
kinh tế, con đường tham gia AFTA đòi hỏi tiêu chuẩn hiệu quả phải đưa lên hàng
đầu trong các lĩnh vực quản lý, hoạch định chính sách của Nhà nuớc, trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của chính các doanh nghiệp, buộc Việt Nam phải có nỗ
lực lớn về cải cách kinh tế và hành chính, cải cách doanh nghiệp Nhà nước theo
hướng hiệu suất hoá.
Cho dù còn rất nhiều vấn đề cần tiếp tục được làm sáng tỏ, AFTA đã thể hiện
một bước chuyển đổi chiến lược đúng đắn của sự hợp tác kinh tế ASEAN. AFTA là
cơ sở để xây dựng khu vực mở và là một đóng góp quan trọng vào tiến trình tự do
hoá thương mại toàn cầu. Bản thân AFTA là bước mở đầu để đưa Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á đi từ liên minh thương mại đến các liên minh về thuế quan, liên
minh tiền tệ, liên minh kinh tế.
Để đẩy nhanh tiến trình thực hiện AFTA, các doanh nghiệp trong nước cần
căn cứ theo hướng phát triển trong tình hình mới để có những quyết định kịp thời và
phù hợp. Doanh nghiệp cần xem xét, đánh giá cụ thể các yếu tố liên quan đến sản
xuất, tiêu thụ của từng mặt hàng trong tương quan các mặt hàng cùng loại từ
ASEAN. Qua đó, doanh nghiệp có thể tìm ra các sản phẩm mới, hay phát triển các
sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu, tìm ra thị trường mới cho sản phẩm của mình, các
giải pháp để có thể làm chủ được thị trường nội địa và sau đó phải tìm kiếm khả
năng xuất khẩu, định hướng về các sản phẩm chủ lực, thị trường trọng điểm để có
phương án sản xuất-kinh doanh đáp ứng các nhu cầu xuất khẩu sang ASEAN hoặc
ngoài ASEAN. Hơn nữa, các doanh nghiệp sản xuất trong nước cần đánh giá các
chọn lựa và đưa ra các giải pháp cụ thể trước mắt và giải pháp lâu dài. Xuất phát từ
những quan điểm trên, em đã chọn nội dung của khoá luận tốt nghiệp và đề cập
Trang 1
những giải pháp nhằm đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết của Việt Nam
trong khuôn khổ AFTA.
Trang 2
C HƯƠNG I :

tháng 9 năm 1994 tại Chiềng Mai quyết định rút thời hạn xuống 10 năm, tức là hoàn
thành vào năm 2003. Việt Nam là hội viên mới, được thực hiện chậm 5 năm, tức.
Khối ASEAN không phải là một khối có sức mạnh kinh tế lớn so với các khối
khác như NAFTA (700 tỉ USD); EU (600 tỉ USD); Nhật (3.500 tỉ USD); AFTA (400
tỉ USD) tuy nhiên, được đánh giá là khối phát triển năng động nhất. Tốc độ tăng
bình quân 5 năm qua là 7,5% so với 3% của toàn thế giới. Tỉ trọng thương mại của
ASEAN cao hơn nhiều so với các khu vực khác, xuất khẩu trên 50% tổng sảm phẩm
quốc dân, đặc biệt Singapore là 139% (* số liệu 1994).
AFTA ra đời là phù hợp với quy luật vận động nội tại của các nền kinh tế
ASEAN trong bối cảnh khu vực hoá, toàn cầu hoá. Song với tư cách là một tổ chức
hợp tác kinh tế có thể chế, AFTA dường như là một dạng của "mô hình phát triển
rút ngắn" của kiên kết kinh tế khu vực và trên thực tế, nó không có được những điều
kiện chuẩn bị chín muồi về các bước liên kết khu vực giống như EU, NAFTA. Do
đó, AFTA hình thành trước tiên chỉ như là một hiệp định khung, có phần hơi đơn
giản; còn các nội dung và lịch trình của hiệp định lại chỉ được soạn thảo, sửa đổi và
bổ sung đồng thời với tiến trình tổ chức và thực hiện chúng.
Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á đang chuyển động theo những thay đổi
lớn trên thị trường tài chính và hàng hoá thế giới, trên khung cảnh hợp tác khu vực,
trước hết là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, với sự hoạt động hết sức sôi động
của các công ty đa quốc gia. Sự di chuyển ồ ạt các dòng vốn đầu tư, công nghệ và tri
thức kinh doanh kéo theo sự biến động trong lợi thế so sánh của nhiều nước. Thị
Trang 4
trường khu vực ngày càng phát triển và thể chế hợp tác khu vực ngày càng được
định hình đã làm thay đổi nhanh chóng vị trí và chiến lược phát triển của từng nước.
Mặc dù khủng hoảng kinh tế đã diễn ra trong những năm giữa thập kỷ 80, tốc độ
tăng trưởng kinh tế của ASEAN từ năm 1981 đến 1994 là 5,4% (* thống kê của Ban
thư ký ASEAN) gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới. Với tốc
độ phát triển kinh tế như vậy cùng với mục đích hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực
kinh tế - chính trị - khoa học - xã hội ngay từ khi mới thành lập, lẽ ra hợp tác kinh tế
của ASEAN đã rất phát triển nhưng trên thực tế thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt

vực. Nếu như nguyên tắc nhất trí của ASEAN đã thúc đẩy việc thống nhất và ổn
định thì chính nó cũng làm cho các bước đi hợp tác kinh tế vị chậm lại hoặc bị điều
chỉnh chỉ bởi một nước thành viên thận trọng nào đó.
Tuy nhiên, các hoạt động hợp tác kinh tế của ASEAN đã có khuynh hướng tiến
đến hiệu quả hơn từ AIP đến AIJV. Khu vực tư nhân đã được chú trọng hơn,
quy luật thị trường dần dần được tuân thủ, các thủ tục liên quan được đơn giản hoá
và một số trường hợp các thủ tục rườm rà đã được loại bỏ, mức ưu đãi (MOP) được
tăng cường. Tuy không đạt được kết quả mong đợi nhưng các kế hoạch hợp tác kinh
tế này thực sự là những bài học quý báu cho việc hợp tác kinh tế giữa các nước đang
phát triển. AFTA đã ra đời trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm từ những kế hoạch hợp
tác kinh tế trước AFTA. Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore năm
1992 đã quyết định thành lập một Khu mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) theo sáng
kiến của Thái lan.
AFTA thực sự là một bước ngoặt trong hợp tác kinh tế ASEAN, là kết quả tất yếu
của những chuyển động về hợp tác kinh tế ASEAN được tính kể từ năm 1976 - năm
tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất tại Bali (Indonesia) và là bước
đánh dấu sự chú trọng trở lại với các kế hoạch phát triển kinh tế mà các lĩnh vực ưu
tiên chủ yếu là sản xuất và cung ứng các hàng hoá cơ bản, phát triển các xí nghiệp
Trang 6
công nghiệp lớn, thực hiện các thoả thuận thương mại ưu đãi và phát triển các quan
hệ kinh tế đối ngoại.
Nói tóm lại, AFTA ra đời là kết quả phức hợp giữa sự tác động của các nhân tố bên
trong và bên ngoài mà ta có thể xem xét khái quát như sau:
Về nhân tố bên trong, có thể thấy rằng công nghiệp hoá trong 2 thập kỷ qua đã
làm tăng nhanh chóng quy mô buôn bán qua lại giữa các nền kinh tế ASEAN.
Người ta tính rằng vào đầu những năm 90, phần xuất khẩu nội bộ ASEAN trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm nước này đã đạt tới khoảng 20% (* số liệu
thống kê trên ) và điều đó chứng tỏ khuynh hướng liên kết
thương mại khu vực đã ngày càng trở nên mạnh mẽ. Các nền kinh tế ASEAN đã
mang đặc tính hướng ngoại dựa vào xuất khẩu và hơn bao giờ hết nhu cầu bức thiết

của ASEAN trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - một nhân tố được
coi là động lực tăng trưởng và tạo ra sự năng động của châu Á trong những năm gần
đây.
Việc thành lập AFTA sẽ mở ra một thị trường tự do rộng lớn và dồi dào tiềm
năng ở khu vực Đông Nam Á. Tham gia AFTA, các nước ASEAN sẽ liên kết với
nhau để phát triển kinh tế chặt chẽ hơn và rút ngắn khoảng cách về sự phát triển
giữa các quốc gia thành viên, nâng cao vai trò của ASEAN trong khu vực và trên thế
giới.
Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để khẳng định ASEAN sẽ thành công trong việc tạo
lập AFTA. Thứ nhất, từ giữa những năm 80, các thành viên ASEAN đã lần lượt
thực hiện phi tập trung hoá và tự do hoá nền kinh tế của mình, đã cải thiện đáng kể
(mặc dù chưa đồng bộ) về môi trường đầu tư và thương mại và trên cơ sở này,
AFTA sẽ đặt từng quốc gia thành viên ASEAN trước những nhu cầu bức thiết phải
tiến hành cải cách nền kinh tế quốc gia nhằm thích ứng với các yêu cầu chung của
khu vực. AFTA sẽ góp phần đáng kể vào việc cải thiện hiệu quả sản xuất cho mọi
quốc gia thành viên với chi phí ít hơn, hay nói đúng hơn, AFTA sẽ hỗ trợ cho các
nền kinh tế này trở thành các nền kinh tế có hiệu suất thông qua sự phối hợp chặt
chẽ giữa điều chỉnh cơ cấu kinh tế khu vực với cơ cấu kinh tế nội địa của từng nước.
Trang 8
Thứ hai, tạo ra AFTA, về thực chất, ASEAN sẽ thực hiện một cam kết chính trị đầy
đủ, nghĩa là các Chính phủ ASEAN không chỉ thể hiện những nỗ lực của mình ở
trong nước mà thông qua AFTA, họ còn muốn có sự điều hoà, giải quyết các khó
khăn riêng cho từng quốc gia thành viên. Thứ ba, các nước ASEAN đã có những bài
học kinh nghiệm trong việc thực hiện Hiệp định thương mại ưu đãi ASEAN (PTA)
không mấy thành công từ cuối những năm 70. Do vậy, có thể nói rằng AFTA là
thành tựu và là nấc thang mới trong chiến lược hợp tác kinh tế ASEAN hiện nay.
AFTA giúp các nhà sản xuất giảm chi phí đầu vào khi các thị trường ASEAN mở
cửa. Mặt khác, các nhà sản xuất hàng hoá sẽ được kích thích bởi tiến trình tự do hoá
nhập khẩu nhờ AFTA và đồng thời nhờ đó có thể được lợi do nhận được chi phí về
các sản phẩm trung gian cấu thành đầu vào giảm. Cũng tương tự như vậy, đầu tư

thông qua việc thực hiện các chương trình kinh tế mà quan trọng nhất là chương
trình ưu đãi thuế quan (CEPT). Mục tiêu trung tâm này góp phần làm tăng cường
năng lực kinh tế của các nước thành viên ASEAN nhằm tạo ra sức mạnh để tự bảo
vệ mình và vươn lên trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn của nền kinh tế Thế
giới, tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Vào đầu thập kỷ 90, từ địa vị là địa bàn đầu tư hấp dẫn các nước ASEAN ở vào
thế bị cạnh tranh gay gắt với các nước khác như Trung Quốc, Nga, các nước Đông
Âu, và cả Việt Nam. AFTA sẽ tạo ra một thị trường thống nhất, cho phép việc khai
thác lợi thế kinh tế về qui mô và tạo nhiều điều kiện thuận lợi khác cho việc hấp dẫn
đầu tư nước ngoài. Khi đầu tư nước ngoài vào ASEAN tăng lên, do việc mở rộng
khai thác các lợi thế của AFTA, chắc chắn sẽ dẫn đến việc gia tăng trao đổi buôn
bán giữa các nước ASEAN về các sản phẩm đầu vào của quá trình sản xuất. Tuy
vây, khối lượng buôn bán trao đổi về các sản phẩm đầu vào như vậy chắc chắn sẽ
tăng nhưng tỷ trọng so với tổng kim ngạch thương mại của ASEAN sẽ không lớn vì
những lý do mang tính cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu như đã nêu trên, đặc biệt
trong giai đoạn đầu thực hiện AFTA khi quá trình chuyển dịch cơ cấu đầu tư và sản
Trang 10
xuất quốc tế và khu vực xuất phát từ việc thành lập AFTA và sau này là việc hình
thành khu vực đầu tư ASEAN (AIA).
Mục tiêu của AIA là xây dựng một khu vực đầu tư ASEAN thông thoáng, rõ ràng
và hấp dẫn nhất nhằm đẩy mạnh đầu tư vào ASEAN từ cả các nguồn trong và ngoài
Hiệp hội. Tinh thần của AIA là muốn các nước thành viên "mở cửa ngay lập tức"
các ngành nghề và "dành ngay lập tức" chế độ đối xử quốc gia.
Đầu tư trực tiếp vào các nước ASEAN sẽ tăng vì kết quả trao đổi mậu dịch giữa
các quốc gia này sẽ tăng theo AFTA và do đó, sẽ kích thích các công ty Nhật, Mỹ,
EU và NIEs đầu tư nhiều hơn để giữ thị trường này thay vì trước đây họ thường
cung ứng từ các cơ sở sản xuất ngoài ASEAN. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
vào ASEAN sẽ tăng nhờ sự lớn mạnh của chính thị trường khu vực ASEAN và theo
đó, sẽ ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nhằm cung cấp sản phẩm cho các
thị trường này. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, các thành viên ASEAN còn

dụng cho các loại hàng hoá có mức thuế suất nhập khẩu cao hơn 20%. Danh mục
này được áp dụng cho 15 nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến của ASEAN như: xi
măng, hoá chất, phân bón, chất dẻo, hàng điện tử, hàng dệt, dầu thực vật, sản phẩm
da, sản phẩm cao su, giấy, đồ gốm và thuỷ tinh, đồ dùng bằng gố và song mây, dược
phẩm với khoảng 3200 mặt hàng, chiếm tới 43% tổng số danh mục giảm thuế của
toàn ASEAN. Danh mục 2 là Danh mục loại trừ tạm thời, chưa cắt giảm thuế nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho một số thành viên ASEAN tham gia vào tiến trình tự do
hoá thương mại mà không bị sốc về kinh tế, tiếp tục các chương trình đầu tư đã
được đưa ra trước khi tham gia kế hoạch CEPT hoặc có thời gian để hỗ trợ cho sự
ổn định thương mại hoặc để chuyển hướng sản xuất đối với một số sản phẩm tương
đối trọng yếu trong buổi đầu tham gia CEPT, không bị ảnh hưởng xấu đến hoạt
động sản xuất, kinh doanh trong nước. Sau 5 năm, những hàng hoá này sẽ phải
chuyển dần sang Danh mục giảm thuế, mỗi năm 20% số sản phẩm trong Danh mục
loại trừ tạm thời. Danh mục 3 là Danh mục loại trừ hoàn toàn, bao gồm các sản
Trang 12
phẩm không tham gia CEPT nhưng phải có điều kiện phù hợp với quy chế Tổ chức
Thương mại quốc tế WTO. Đây là các mặt hàng có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia,
đạo đức xã hội, vốn sống và sức khoẻ con người, động vật, thực vật, các giá trị lịch
sử, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật của mỗi nước. Danh mục 4 là sản phẩm nông sản
chưa qua chế biến. Các mặt hàng nông sản chưa chế biến có khả năng gây ảnh
hưởng lớn đến nền kinh tế các nước ASEAN. Thời hạn đưa các mặt hàng trong danh
mục này vào Danh mục giảm thuế sẽ bắt đầu từ 2001 và kết thúc vào 2003, đối với
Việt Nam là 2004 và 2006.
Hơn nữa, chương trình CEPT còn cho phép các nước thành viên đưa ra một danh
mục tạm thời chưa thực hiện tiến trình giảm thuế theo kế hoạch CEPT để các nước
có thời gian chuẩn bị, nâng cao hơn khả năng cạnh tranh hàng hoá của nước mình.
Danh mục các mặt hàng thuộc CEPT của Việt Nam năm 1998:
- Danh mục giảm thuế: 1.661 dòng thuế
- Danh mục loại trừ tạm thời: 1.317 dòng thuế
- Danh mục nhạy cảm: 26 dòng thuế

trong vòng 7 đến 10 năm, phải đưa được khoảng 90% trong số hơn 44.000 dòng
thuế của các nước ASEAN xuống mức thuế dưới 5% vào năm 2000 và sau đó sẽ
đưa được mức thuế quan bình quân của toàn ASEAN vào năm 2003 khoảng 2,63%.
Kênh giảm thuế nhanh (còn gọi là kế hoạch giảm thuế quan tăng tốc) có lịch trình
giảm thuế nhanh sẽ được phân định thành hai nấc: các sản phẩm có thuế suất trên
20% được giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2000 và các sản phẩm có thuế suất bằng
hoặc thấp hơn 20% được giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/1998.
Kênh giảm thuế bình thường (còn gọi là chương trình giảm thuế quan theo lịch
trình thông thường) sẽ áp dụng cho tất cả các sản phẩm công nghiệp chế biến còn
lại. Đối với những sản phẩm có thuế suất trên 20%, việc giảm thuế ở kênh này sẽ
Trang 14
được tiến hành theo hai nấc: sẽ giảm thuế suất của chúng xuống tới 20% vào năm
1998 và sau đó sẽ tiếp tục giảm xuống còn 0-5% vào năm 2003. Đối với sản phẩm
đã có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ được giảm thuế đến 0-5% trong vòng 7
năm, tức là kết thúc vào năm 2000. Các danh mục giảm thuế theo kênh thông
thường hiện chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số các danh mục hàng hoá tham gia
CEPT với 49%.
Với các tỷ lệ lớn của hai danh mục giảm thuế trong chương trình thực hiện CEPT
(khoảng 93%), các lịch trình giảm thuế này nếu được thực hiện, về căn bản, chúng
đã gần như hoàn thành tỷ suất tự do hoá thương mại nội bộ ASEAN.
Điều đáng lưu ý ở dây là sau một số năm thực hiện CEPT, các nước thành viên
ASEAN đã có đề xuất về một lịch trình giảm thuế linh hoạt, nghĩa là không nhất
thiết phải tuân thủ theo hai kênh đồng tuyến với các quy định rạch ròi cho các suất
thuế cần cắt giảm qua từng thời kỳ. Tuỳ theo đặc điểm cơ cấu thuế quan xuống còn
0-5% càng sớm càng tốt trước năm 2003. Hiện nay Hội đồng AFTA đã chấp nhận
đề xuất đó như một sáng kiến nhằm đáp ứng các yêu cầu về việc tạo dựng một khu
vực tự do hoá thương mại ASEAN trước thời hạn đã định. Hội nghị cấp cao
ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội (15-16/12/1998), với sáng kiến thực hiện các thoả
thuận đa phương và song phương, đã khẳng định một lần nữa việc đẩy nhanh tiến
trình AFTA. Ít ra là phải hoàn thành AFTA vào năm 2000 đối với 6 nước thành viên

Như vậy, xét một cách tổng quát, cấu trúc CEPT bao gồm 3 danh mục chính:
danh mục giảm thuế, danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế và danh mục
các sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến. Tuy nhiên, để vận dụng đúng hơn về
CEPT, các thành viên ASEAN đã thống nhất xây dựng một danh mục loại trừ hoàn
toàn một số sản phẩm ra khỏi lịch trình giảm thuế theo CEPT, tức là việc cắt giảm
thuế đối với những sản phẩm này sẽ không được áp dụng theo các quy định của
CEPT. Đó là những sản phẩm có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội,
cuộc sống và sức khoẻ con người, đến việc bảo tồn các giá trị văn hoá nghệ thuật,
các di tích lịch sử, khảo cổ...
Khi vận dụng CEPT, chúng ta không được quên một điều kiện bổ sung cho cơ
chế giảm thuế theo CEPT, đó là những nhượng bộ trao đổi giữa các quốc gia
Trang 16
ASEAN khi thực hiện CEPT trên các nguyên tắc có đi có lại. Nguyên tắc này bắt
buộc các nước thành viên để được hưởng ưu đãi về thuế quan của nhau khi xuất
khẩu theo CEPT cần đảm bảo đúng các yêu cầu sau đây: thứ nhất, sản phẩm đó phải
nằm trong danh mục cắt giảm thuế của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu và
phải có mức thuế quan tối đa là 20%; thứ hai, sản phẩm đó phải có chương trình
giảm thuế được Hội đồng AFTA thông qua và thứ ba, sản phẩm đó phải là những
sản phẩm có hàm lượng xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN với ít nhất là 40%.
Nếu một sản phẩm đảm bảo được ba yêu cầu đó, chúng sẽ được hưởng ưu đãi hoàn
toàn từ phía các quốc gia nhập khẩu. Để xác định các sản phẩm có đủ điều kiện
hưởng thuế quan ưu đãi theo chương trình CEPT hay không, mỗi nước thành viên
hàng năm phải công bố "tài liệu trao đổi ưu đãi CEPT" trong đó cần thể hiện được
mức thuế quan của các sản phẩm theo CEPT và các sản phẩm có đủ điều kiện ưu
đãi.
Tóm lại, CEPT được thực hiện sẽ đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại
trong nội bộ ASEAN. Bởi vì dựa vào các kế hoạch giảm thuế đã được các nước
thành viên ASEAN cam kết theo chương trình CEPT, đến năm 2000 chắc chắn
87,7% tổng số các dòng thuế tham gia giảm thuế sẽ có mức thuế 0-5%. Điều này
hoàn toàn có cơ sở khi mà hiện nay các sản phẩm CEPT đã tăng rất nhanh trong

nghiệp ASEAN, hệ thống thông tin và phân tích dữ liệu thương mại của UNCTAC...
để có một chính sách điều hoà thích hợp. Trừ một số lý do được phép duy trì các
hàng rào phi quan thuế như: sự cần thiết phải bảo hộ một số sản phẩm thuộc danh
mục loại trừ hoàn toàn, sự bảo hộ đối với một số sản phẩm trong thời gian còn được
hưởng chế độ miễn trừ tạm thời... việc xoá bỏ các hàng rào phi quan thuế cần được
phối hợp đồng bộ với chương trình CEPT, trong đó quan trọng nhất và khó khăn
nhất là việc thống nhất các tiêu chuẩn về hàng hoá và việc thừa nhận lẫn nhau về
tiêu chuẩn hoá hàng hoá giữa các nước thành viên. Hiện tại, Uỷ ban về tiêu chuẩn
Chất lượng của ASEAN (ACCSQ) đang tiến hành thống nhất hoá các tiêu chuẩn về
kỹ thuật của các sản phẩm CEPT thuộc nhóm những hàng hoá có kim ngạch buôn
bán lớn giữa các nước ASEAN. Tất nhiên, ở đây cần phân biệt rõ giữa hàng rào phi
Trang 18
quan thuế và các biện pháp phi quan thuế bởi vì rất nhiều biện pháp phi quan thuế
lại có tác dụng tốt cho việc tạo dựng môi trường thương mại. Ví dụ, chính sách trợ
giá xuất khẩu của Chính phủ, biện pháp chống bán phá giá...
Dĩ nhiên, việc thống nhất và xoá bỏ các hàng rào phi quan thuế là một công việc
khó khăn vì ba lý do: thứ nhất, các hàng rào phi quan thuế đa dạng và thường ẩn dấu
đằng sau các chính sách (ví dụ chính sách kiểm dịch, chính sách duy trì hạn ngạch
để hỗ trợ công nghiệp, chính sách đánh giá cao giá trị của đồng bản tệ...); thứ hai,
các bộ luật thuế quan của các nước ASEAN vẫn còn chưa được điều hoà (Việt Nam
theo hệ thống điều hoà thuế quan (HS) 6 chữ số, Thái Lan là HS-8, Malaysia và
Singapore là HS-9...), và theo đó, cơ quan hải quan trong từng nước thành viên khó
có thể áp dụng đúng thuế, đúng sản phẩm. Thứ ba là, các nguyên tắc về xuất xứ sản
phẩm cũng sẽ làm phức tạp hơn các tình thế xử lý về mặt phi quan thuế theo CEPT
khi đầu tư và thương mại giữa các nước ASEAN trở nên thường xuyên và mật thiết.
Để giải quyết các vấn đề này, phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN có nhiệm
vụ đẩy nhanh quá trình điều hoà các bộ luật thuế quan với sự ưu tiên trước hết giành
cho các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch buôn bán nội bộ ASEAN
và những sản phẩm thuộc 15 danh mục hàng hoá tham gia kênh giảm thuế nhanh
của CEPT. Hội đồng CEPT đã tán thành kế hoạch hành động để điều hoà về các tiêu

7,4
0,0
10,6
3,9
1,3
5,3
5,0
3,0
4,5
6,5
0,0
9,8
3,9
1,0
4,6
5,0
2,6
4,4
5,3
0,0
7,4
3,0
1,0
4,4
5,0
2,4
3,3
4,8
0,0
7,4

Đối với các thành viên mới, vì thời hạn hoàn thành CEPT còn xa hơn, do đó, tiến
độ chuyển các dòng thuế từ các danh mục, đặc biệt là Danh mục loại trừ tạm thời
sang Danh mục cắt giảm ngay chậm hơn. Tới năm 2000, mới chỉ có khoảng 50% số
dòng thuế được đưa vào Danh mục này.
Đối với Việt Nam, năm 2000 sẽ đạt 3.573 dòng thuế trên tổng số 4.827 dòng
trong Danh mục cắt giảm ngay, tương đương khoảng 74% tổng số dòng thuế. Đây là
tỷ lệ cao nhất so với các thành viên mới khác của ASEAN. Cũng căn cứ vào số liệu
do Ban thư ký ASEAN cung cấp, trong năm 2000, mức thuế quan bình quân thực
hiện CEPT của Việt Nam đạt 3,4% từ mức 3,9% năm 1999, đây là một sự cắt giảm
đáng kể. So với mức thuế quan bình quân hiện nay tính gia quyền theo kim ngạch
thương mại cho tất cả các dòng thuế (kể cả dòng có thuế suất bằng 0) trên 11% thì
chúng ta đã thực hiện thuế theo CEPT chỉ thấp bằng 1/3 của mức thuế suất bình
quân hiện hành áp dụng chung cho các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam.
Trên cơ sở thực hiện Hiệp định CEPT với các nước ASEAN, thời gian vừa qua
Việt Nam đã đạt được nhiều thuận lợi về thương mại với các nước ASEAN, điều dó
tạo điều kiện để kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng nhanh chóng. Khu
vực các nước ASEAN đã và sẽ ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong mối
quan hệ thương mại với Việt Nam.
Tổng cục Hải quan đã tham gia với các nước thành viên ASEAN khác trong mọi
lĩnh vực hợp tác hải quan ASEAN: Điều hoà thống nhất danh mục biểu thuế quan
của các nước ASEAN; Điều hoà thống nhất các hệ thống xác định trị giá hải quan
để tính thuế; Điều hoà thống nhất quy trình thủ tục hải quan ASEAN; Xuất bản sách
Hướng dẫn về các quy trình thủ tục hải quan của các nước; Triển khai Hệ thống
Luồng xanh để nhanh chóng hoàn thành các thủ tục hải quan cho các sản phẩm của
CEPT; Xây dựng tờ khai hải quan chung; Xây dựng Hiệp định Hải quan của các
nước ASEAN.
Trang 21
Tuy nhiên, trong lĩnh vực này do những sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước
về quy định của Luật thuế xuất nhập khẩu, danh mục biểu thuế, quy trình thủ tục hải
quan nên ta đang có những khó khăn khi tham gia các nội dung hợp tác này.

thuộc lẫn nhau vì sự cần thiết phải phối hợp với nhau về các chính sách kinh tế. Mọi
sự chênh lệch về mức thuế quan sẽ được thu hẹp và khả năng mở ra cho một khu
vực thương mại tự do hơn sẽ được đẩy mạnh. Những nhân tố chủ yếu quyết định sự
thành công của AFTA mà chúng ta có thể thấy là: thứ nhất, với sự hội tụ của công
nghiệp hoá, giảm thuế quan và các hàng rào phi quan thuế, phi điều chỉnh và tư nhân
hoá, nguồn gốc tiềm tàng của xung đột và các vấn đề nảy sinh trong khu vực thương
mại tự do sẽ bị thu hẹp. Thứ hai, với chương trình giảm thuế CEPT được kết hợp
chặt chẽ với chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO), các lợi ích thu
được từ AFTA sẽ được nhân lên gấp bội. Cùng với các chương trình hợp tác rộng
rãi về nhiều lĩnh vực: tài chính, tiền tệ, sở hữu trí tuệ... và hợp tác theo vùng kinh tế
khu vực như là với các tam giác, tứ giác tăng trưởng ASEAN sẽ được thúc đẩy
mạnh mẽ. Thứ ba, sự hài hoà trong khu vực về các tiêu chuẩn công nghiệp, luật đầu
tư và các chính sách nội địa khác sẽ góp phần đẩy nhanh tiến ttrình nhất thể hoá.
Thứ tư, với những thành công trong vòng đàm phán Urugoay và với sự tăng cường
của WTO, APEC, Hiệp hội ASEAN nhất thiết phải cố gắng giảm thuế quan và phi
quan thuế nhanh cho tất cả đối với các nước thành viên và không phải thành viên.
Do đó, thực hiện AFTA trong bối cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá hiện nay đang
tạo cơ hội tốt nhất cho các nước thành viên ASEAN tiếp tục mở rộng sự tăng trưởng
năng động của nó. )
5. Những tác động của AFTA đến các nước thành viên
Khi tham gia vào AFTA có ba loại chủ thể chịu tác động là Nhà nước, doanh
nghiệp và người tiêu dùng.
Đối với Nhà nước, khi gia nhập AFTA, nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu sẽ
giảm xuống. Nếu việc tham gia AFTA không làm tăng khối lượng biôn bán đến lúc
Trang 23
mà số lượng thuế thu được do tăng doanh thu không bù đắp được sự cắt giảm thu do
giảm thuế suất.
Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thương mại chịu hai loại tác
động ngược chiều, tăng khả năng cạnh tranh về giá cả và chịu sức ép cạnh tranh lớn
hơn do xoá bỏ các hàng rào bảo hộ.

ASEAN thì:
ASáu nước ASEAN gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore,
Thái Lan sẽ hoàn thành AFTA vào năm 2002, cụ thể là:
+ Đạt ít nhất 85% số dòng thuế của Danh mục giảm thuế (IL) có thuế suất 0 - 5%
vào năm 2000
+ Đạt ít nhất 90% số dòng thuế của IL có thuế suất 0- 5% vào năm 2001
+ Đạt 100% số dòng thuế của IL có thuế suất 0 - 5% vào năm 2002, nhưng
có một số linh hoạt
Việt Nam sẽ tối đa số dòng thuế 0 - 5% vào năm 2003, mở rộng số dòng
0% vào năm 2006
Lào và Myanma sẽ tối đa số dòng thuế 0 - 5% vào năm 2005, mở rộng số
dòng thuế 0% vào năm 2008
Trang 25

Trích đoạn Cắt giảm thuế quan Việt Nam AFTA theo CEPT Huỷ bỏ các hạn chế về định lượng và hàng rào phi quan thuế SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT: Giải pháp vĩ mô CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY NHANH VIỆC THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ AFTA
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status