Báo cáo tình hình thực hiện chương trình công nghệ thông tin năm 2004 - Pdf 16

UBND TỈNH VĨNH PHÚC
BAN CHỈ ĐẠO CNTT TỈNH
Số: 05 /BC-BCĐ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Phúc, ngày 04 tháng 3 năm 2005
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NĂM 2004
Năm 2004, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính
quyền và sự cố gắng của các ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh, do đó mặc dù
gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về vốn đầu tư, nhưng công tác ứng dụng
và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đã có những chuyển biến tích cực
và đạt được một số kết quả quan trọng. Hiện nay việc điều tra, thu thập
thông tin, đánh giá về thực trạng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
trên địa bàn tỉnh do Sở Bưu chính, Viễn thông (cơ quan thường trực Ban chỉ
đạo CNTT tỉnh) chủ trì đối với khối các doanh nghiệp, nhân dân đang được
thực hiện thông qua việc xây dựng Qui hoạch tổng thể ứng dụng và phát
triển CNTT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ năm 2005 đến 2010 và định hướng
đến năm 2020, nên trong phạm vi báo cáo này sẽ chủ yếu đánh giá những
nét chính về kết quả thực hiện kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng và Tin học hóa quản lý hành
chính Nhà nước năm 2004. Sau khi tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch
UBND tỉnh Hoàng Trường Kỳ và các thành viên Ban chỉ đạo Công nghệ
thông tin tỉnh tại cuộc họp Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin tỉnh ngày
04/3/2005, Sở Bưu chính, Viễn thông báo cáo như sau:
I - NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Năm 2004 chương trình CNTT của tỉnh được bố trí trong kế hoạch
ngân sách là 4.080 triệu đồng, trong đó phần kinh phí có mục tiêu (theo chỉ
đạo của BĐH 112 Chính phủ) cho trung tâm tích hợp CSDL: 500 triệu đồng,
mạng diện rộng tại Văn phòng UBND tỉnh là 600 triệu đồng; kinh phí dành

chức của Đảng và các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước đã có rất nhiều
cố gắng, bước đầu xây dựng được hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho việc ứng
dụng CNTT trong các hoạt động hoạch định chính sách, ra các quyết định
quản lý, điều hành và phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. Dựa trên cơ sở hạ tầng
kỹ thuật này, các sở, ngành đã từng bước triển khai các hệ thống thông tin,
2
các kho dữ liệu điện tử phục vụ công tác quản lý, điều hành của Tỉnh uỷ -
HĐND - UBND tỉnh và các sở, ngành, huyện, thị xã, các xã, phường, thị
trấn.
Đến nay, theo kết quả thống kê sơ bộ, các cơ quan trong hệ thống chính
trị của tỉnh đã xây dựng được 34 mạng cục bộ với 52 máy chủ, 982 máy
trạm; 149 máy tính đơn lẻ không kết nối mạng; 14 đơn vị kết nối các mạng
diện rộng chuyên ngành; 12 đơn vị kết nối Internet băng thông rộng ADSL;
5 đơn vị sử dụng đường Internet tốc độ cao Leasedline; 29 đơn vị sử dụng
Internet qua đường dial-up. Đến hết năm 2004, hệ thống mạng tin học diện
rộng của UBND tỉnh đã được kết nối tới tất cả các sở, UBND các huyện, thị
xã, một số đơn vị, doanh nghiệp. Mạng diện rộng của tỉnh đã kết nối hoàn
chỉnh với mạng của Chính phủ, thông qua đó đã kết nối được với các bộ,
ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các sở, ban, ngành bắt
đầu có những chuyển biến tích cực, chủ động từng bước xây dựng và mở
rộng mạng máy tính cục bộ để thực hiện các ứng dụng CNTT phục vụ thiết
thực cho công việc của ngành, lĩnh vực mình.
2. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO, BỒI
DƯỠNG KIẾN THỨC VỀ CNTT
2.1- Về công tác tuyên truyền:
Năm 2004, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của cả Trung
ương và địa phương; các hoạt động phong trào, tổ chức hội thi, chuyên đề về
CNTT, truyền thông, Internet của các tổ chức chính trị xã hội, các hội và các
ngành liên quan, cùng với xu thế xã hội hoá, phát triển mạnh mẽ của CNTT,
truyền thông, Internet... đã có những ảnh hưởng nhất định, một phần tác

về các văn kiện của Đảng bộ tỉnh, quản lý hồ sơ Đảng viên, Phần mềm quản
lý thi đua khen thưởng, các phần mềm chuyên ngành của Sở Giáo dục và
Đào tạo, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Thống kê... Theo kết quả
tổng hợp chưa đầy đủ, trên địa bàn tỉnh hiện nay có khoảng 147 phần mềm
ứng dụng các loại. Thông qua những phần mềm ứng dụng này, các đơn vị đã
thực hiện việc truyền, nhận thông tin đa chiều, bao gồm hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật, hệ thống báo cáo định kỳ, đột xuất và thư tín điện tử,...
bảo đảm nhanh chóng, an toàn, phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều
4
hành của các cơ quan của Đảng, quản lý hành chính nhà nước và phục vụ
thiết thực cho sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Điểm đáng chú ý trong năm qua là dự án xây dựng Cổng thông tin điện
tử đã được UBND tỉnh phê duyệt, sau một thời gian khẩn trương triển khai,
ngày 21-4-2004 Cổng thông tin điện tử của tỉnh đã chính thức khai trương
trên mạng Internet, qua một thời gian ngắn khai thác, sử dụng, có thể đánh
giá sơ bộ về Cổng thông tin điện tử của tỉnh như sau: Cổng thông tin đã cập
nhật cơ bản đầy đủ các lĩnh vực về kinh tế - chính trị - xã hội, các sự kiện
hoạt động diễn ra hàng ngày của tỉnh; Cổng thông tin đã được bổ sung nhiều
tiện ích mới như: thăm dò dư luận xã hội, 2 diễn đàn phục vụ cho nghiên
cứu và trao đổi, chức năng tìm kiếm... Hình thức Cổng thông tin hấp dẫn,
giao diện đẹp; do lượng thông tin trên Cổng thông tin khá phong phú, công
nghệ phát triển Cổng thông tin hiện đại nên đã thu hút được số lượng lớn
độc giả truy cập khai thác thông tin. Tần xuất truy cập Cổng thông tin điện
tử tỉnh Vĩnh Phúc cao, nằm trong nhóm dẫn đầu so với những Cổng thông
tin hoặc website của các tỉnh, thành phố khác. Tổng hợp từ khi Cổng thông
tin chính thức hoạt động đến nay (khoảng 10 tháng) đã có gần 200 nghìn
lượt người truy cập, khai thác; an toàn dữ liệu, an ninh Cổng thông tin cơ
bản được bảo đảm theo đúng qui định hiện hành của Nhà nước.
II - NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status