Giáo trình hướng dẫn tìm hiểu về những thách thức đối với việt nam trong quá trình hòa nhập thị trường thế giới phần 5 - Pdf 19

25
những khó khăn, không thay thế, sửa đổi, bổ sung kịp thời làm chậm trễ tiến độ
thực hiện các hoạt động đầu tư. Mặt khác chưa đề ra được những biện pháp có
tính khả thi, kịp thời, có tác động mạnh mẽ nhằm khai thác một cách có hiệu quả
hơn nữa các nguồn lực dồi dào, việc đổi mới cơ chế, chính sách còn chậm chạp,
chưa đầy đủ, chưa thay đổi kịp thời, chưa đi sâu, bám sát hoạt động đầu tư ra
nước ngoài do đó không phát huy được tính hiệu quả.như: nghị định số 22 của
chính phủ về đầu tư ra nước ngoài vẫn còn một số vấn đề chưa được quy định như
quy trình cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài, quản lý ngoại hối, tuyển dụng lao
động…hoặc mở văn phòng dự án tại nước thứ 3 để điều hành dự án hay mở chi
nhánh sản xuất và thành lập doanh nghiệp ở nước ngoài chưa được quy định.
- Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Vịêt Nam còn hạn chế trên tất
cá các mặt: tài chính, quản lý, sản xuất kinh doanh Vịêt Nam là một nước có
xuất phát điểm thấp, có nền kinh tế nghèo nàn, kém phát triển, công nghệ lạc hậu
do đó quá trình tích tụ vốn cho nền kinh tế hầu như không có. Trong khi đó vốn là
nhân tố đầu tiên và có tính quyết định nhất đến bất kì một hoạt động đầu tư phát
triển nào, do đó khi đầu tư ra nước ngoài, chúng ta rất thiếu vốn để có thể tiến
hành hoạt động đầu tư, nên để huy động vốn cho đầu tư thì doanh nghiệp thường
áp dụng một số biện pháp như phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty hoặc là huy
động vốn ở những tổ chức tín dụng.
- Nền kinh tế VN còn phát triển ở trình độ thấp.
Vịêt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, lại đang tiến hành quá
trình CNH-HĐH đất nước, các ngành, các thành phần kinh tế đang trong quá trình
phát triển và hoàn thiện nên sẽ không tránh khỏi những khuyết điểm. Việt Nam
đi lên từ một nước có xuất phát điểm thấp, mức sống tính theo bình quân đầu
người thấp, mức độ tích luỹ nội bộ nền kinh tế thấp, trong sản xuất thì vốn it,
công nghệ lạc hậu, nguồn lao động tuy đông nhưng trình độ tay nghề, kỹ thuật
chưa cao, trình độ quản lý điều hành còn kém, do đó năng suất lao động thấp, hiệu
quả sản xuất còn chưa cao, trong khi đó vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng còn thiếu
26
nờn vic h tr ca nh nc cho cỏc doanh nghip cũn rt hn ch. Do ú khi

nhà đầu tư nước ngoài. Vịêt Nam có những mặt hàng và làng nghề truyền thống
hoàn toàn có thể đáp ứng được những khoảng trống hoặc những thị trường ngách
ở khắp nơi trên thế giới.Trước bối cảnh Vịêt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền
kinh tế thế giới và khu vực và những tác động tích cực của hoạt động đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài mang lại trong thời gian qua thiết nghĩ cần nhanh chóng thay
đổi từ khống chế và cho phép sang khuyến khích các doanh nghiệp Vịêt Nam đầu
tư ra nước ngoài.
- Cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách theo hướng tăng
cường khuyến khích các doanh nghiệp Vịêt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài .
Chính phủ cần nhanh chóng ban hành nghị định và các thông tư mới hướng
dẫn luật đầu tư mới. Nghị định 22/2000 của chính phủ đã bộc lộ nhiều hạn chế và
không tương thích với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta hiện nay vì
thế các vấn đề trong nghị định mới nên sửa đổi theo hướng:
+ Đơn giản hoá thủ tục đăng ký và cấp giấy phép cho các dự án đầu tư ra nước
ngoài, tiến tới xoá bỏ hình thức cấp giấy phép chuyển sang đăng ký đầu tư.
+ Rút ngắn thời gian cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài cho các doanh nghiệp
Vịêt Nam xuống còn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ ( hiện tại là 30
ngày ).
+ Xây dựng danh mục dự án đặc biệt khuyến khích và khuyến khích đầu tư ra
nước ngoài với các hình thức ưu đãi phù hợp đặc biệt là chính sách ưu đãi về thuế,
tín dụng, ngoại hối.
28
+ Mở rộng các lĩnh vực đựoc phép đầu tư ra nước ngoài để các doanh nghiệp
rộng quyền lưạ chọn. Cho phép đầu tư vào các lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, y tế,
giáo dục…nếu doanh nghiệp có luận chứng kinh tế kỹ thuật tốt và bảo đảm khả
năng sinh lời của dự án .
Chính phủ cần yêu cầu các bộ, ngành có liên quan đến hoạt động của các
doanh nghiệp ở nước ngoài nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ, điều chỉnh hoạt
động kinh tế mới này, đồng thời quy định rõ chế độ và nội dung báo cáo đối với
các doanh nghiệp Vịêt Nam ở nước ngoài để thực hiện quản lý nhà nước đối với

nhiệm vụ bắt buộc đối với các cơ quan này.
Tăng cường các hoạt động hỗ trợ và tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Thành lập Hiệp hội đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam để
bảo vệ quyền lợi và giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam giải quyết các vướng
mắc. Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài của Việt nam nhằm tài trợ tài
chính cho các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đảm bảo lợi ích và bảo vệ các
doanh nghiệp trước những rủi ro về chính trị hoặc các rủi ro khác mà các công ty
bảo hiểm thông thường không thể cung cấp các dịch vụ đó được.
-Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư trực
tiếp nước ngoài
Theo đó,Vịêt Nam cần đàm phán, ký kết các hiệp định đầu tư đa biên nhằm
tăng cường khả năng bảo vệ các doanh nghiệp và tạo cơ chế pháp lý ổn định để
giải quyết các tranh chấp có thể nảy sinh khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài.
Trước hết, Vịêt Nam cần tham gia đầy đủ các công ước quốc tế liên quan đến đầu
tư nước ngoài như công ước Washington năm 1965, các công ước của
WTO…ngoài ra Vịêt Nam còn cần quan tâm đến hiệp định đầu tư khu vực bởi
30
mục đích của hiệp định là thúc đẩy dòng lưu chuyển vốn giữa các nước tham gia
ký kết và tăng cường thu hút vốn quốc tế từ các nước thứ 3 vào khu vực.
Bên cạnh đó, Vịêt Nam cần tăng cường đàm phán ký kết các hiệp định đầu tư
song phương. Vì các hiệp định đầu tư song phương có tốc độ phát triển nhanh và
ngày càng chi phối mạnh mẽ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các hiệp định
đầu tư song phương sẽ tạo cơ chế bảo vệ cho các doanh nghiệp Vịêt Nam khi đầu
tư sang các nước đã ký kết và nâng cao khả năng tạo lợi nhuận của các doanh
nghiệp khi triển khai dự án ở nước ngoài
Vịêt Nam cần tích cực tham gia đàm phán ký kết các hiệp định tránh đánh
thuế 2 lần và nâng cao hiệu quả triển khai của các hiệp định đã ký để hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của việc thu thuế trùng, đồng thời khuyến khích dòng luân chuyển
vốn quốc tế. Hầu hết các nước hiện nay đều ký kết hiệp định tránh đánh thuế 2 lần


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status