Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm - Pdf 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phan Thanh Trang
( THUỘC CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 10 – BAN CƠ BẢN)

Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THỊ THANH THẢO
nhiều hạn chế, từ hình thức, đến nội dung và chú trọng chủ yếu vào việc kiểm tra để đánh giá, phân
loại học sinh. Mục đíc
h kiểm tra, nhất là tự kiểm tra để giúp học sinh tự điều chỉnh gần như chưa được
quan tâm thích đáng. Học sinh vì thế thường phải bị động đối phó với việc kiểm tra, thi cử, thêm vào
đó, do hình thức kiểm tra nghèo nàn, chủ yếu là tự luận nên thông tin phản hồi từ kết quả kiểm tra l
à
rất hạn chế và thường không đến được từng học sinh, vì thế học sinh khó có thể tự điều chỉnh việc học
tập của mình.
Với từng môn học, mục tiêu môn học là cơ sở để đưa ra những tiêu chí cho việc kiểm tra và tự
kiểm tra-đánh giá kết quả học tập. Trong lần cải cách phân ban này các môn học đã được xác định mục
tiêu khá r
õ ràng từ mục tiêu kiến thức đến kỹ năng, thái độ, đó là cơ sở quan trọng không những để
giáo viên và ngành giáo dục xây dựng ngân hàng câu hỏi để kiểm tra nhằm mục đích đánh giá, xếp loại
học sinh mà còn là cơ sở để chúng ta nghĩ đến việc xây dựng ngân hàng câu hỏi giúp học sinh chủ
động tự kiểm tra, tự đánh giá để kịp thời tự điều chỉnh việc học tập của mình. Cách làm này cũng góp
phần quan trọng để phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, tinh thần tự học của học sinh trong quá
trình học tập.
Với sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông, kiểm tra và tự kiểm tra –
đánh giá thông qua phương tiện máy tính, trực tuyến hoặc không trực tuyến là cơ hội để tất cả học sinh
có cơ hội tiếp cận bì
nh đẳng với dịch vụ này. Ngoài ra, kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách
quan đã phổ biến từ lâu ở nhiều nước và hiện đang ngày càng được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Tự
kiểm tra- đánh giá trên máy tính bằng hình thức trắc nghiệm khách quan còn là cách để học sinh chủ
động trước các kỳ kiểm tra – đánh giá chung.
Vì những lý do đã nêu tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là:
“Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan giúp học s
inh tự kiểm tra – đánh giá
kết quả học tập trên máy tính chương III & IV (thuộc chương trình vật lý 10, ban cơ bản)”.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích nhằm :

Nếu ngân hàng câu hỏi được xây dựng đáp ứng đầy đủ các mục tiêu của chương trình Vật lý
10 hiện nay sẽ là cơ sở để học sinh tự kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của mình, giúp học sinh chủ
động trước các kỳ kiểm tra, thi cử. Việc cung cấp nguồn thông tin phản hồi cho từng câu hỏi sẽ là cơ
sở để học sinh kịp thời điều chỉnh kiến t
hức, kỹ năng, phương pháp học tập. Đưa ngân hàng câu hỏi lên
máy tính sẽ giúp nhiều học sinh có cơ hội tiếp cận với dịch vụ này, từ đó kết quả học tập của số đông
học sinh sẽ không ngừng tiến bộ. Việc tạo ra thói quen sử dụng tự kiểm tra-đánh giá kết quả học tập
giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, tự lực trong học tập.
6.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
 Phương pháp nghiên cứu lý luận.
 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
 Phương pháp điều tra
 Phương pháp thống kê
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học: Đề tài nghiên cứu tổng thuật để bổ sung những hiểu biết khoa học về tự kiểm tra-
đánh giá, tự điều chỉnh .
Về thực tiễn :
 Là tài liệu tham khảo cho giáo viên .
 Giúp học sinh chủ động, hứng thú trong việc tự kiểm tra – đánh giá kết quả học tập .
 Giúp học sinh làm quen với hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
 Giúp học sinh đư
ợc tiếp cận với hình thức kiểm tra này.
 Giúp học sinh có sơ sở để tự điều chỉnh kiến thức, hành vi, thái độ, phương pháp học tập
trong suốt quá trình học tập.
 Giúp học sinh nâng cao tinh thần và khả năng tự học .
 Là cở sở để từng bước tiến hành việc xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra-đánh giá trực
tuyến cho chương trình Vật lý trung học phổ thông .
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

- Đánh giá tổng kết: nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu giảng huấn đã đề ra. Nó
cũng có thể cung cấp những t
hông tin cần thiết để xác định tính thích hợp của mục tiêu môn
học và hiệu quả của việc giảng dạy.
Kiểm tra là phương tiện và hình thức của đánh giá. Trong kiểm tra, người ta xác định trước các
tiêu chí và không thay đổi chúng trong quá trình kiểm tra. Vậy kiểm tra là quá trình hẹp hơn đánh giá,
là một khâu của quá trình đánh giá, cung cấp những dữ kiện, thông tin phản hồi làm cơ sở ch
o việc
đánh giá.
1.1.2. Vai trò của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục
Kiểm tra, đánh giá là công cụ quan trọng. chủ yếu điều chỉnh hoạt động dạy và học, góp phần
cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu. Kết quả đánh giá giáo dục đối với các
môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả giáo dục học sinh.
Do đó, việc kiểm tra chất lượng học tập sẽ giúp cho các nhà quản lý giá
o dục, các giáo viên và bản
thân học sinh có những thông tin xác thực, tin cậy để có những tác động kịp thời nhằm điều chỉnh và
bổ sung để hoàn thiện sản phẩm trong quá trình dạy học.
Tóm lại, việc đánh giá trong giáo dục nhằm những mục đích chính sau đây:
- Về phía học sinh:
 Chẩn đoán năng lực và trình độ của học sinh nhằm phân loại, tuyển chọn và
hướng học
cho học sinh(đánh giá đầu vào).
 Xác định kết quả học tập của học sinh theo mục tiêu của chương trình các môn học.
 Thúc đẩy, động viên học sinh cố gắng khắc phục thiếu sót, phát huy năng lực của mình để
học tập kết quả hơn.
 Đánh giá sự phát triển nhân cách nói chung của học sinh theo mục tiêu giáo dục(đánh giá
đầu ra).
- Về phía giáo viên:
 Cung cấp thông tin về các đặc điểm sinh li, tâm lí của học sinh và trình độ học tập của học
sinh.

 Khi không có nhiều thời gian soạn thảo bài khảo sát nhưng lại có nhiều thời gian để chấm b
ài.
Nhược điểm của trắc nghiệm tự luận:
 Thiếu tính toàn diện và hệ thống.
 Thiếu tính khách quan.
 Việc chấm bài khó khăn và mất nhiều thời gian.
 Không thể sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại để chấm bài cũng như phân tích kết quả
kiểm tra, đặc biệt là khi phải kiểm tra,
đánh giá một số lớn học sinh.
 Dễ dẫn đến những tiêu cực trong việc học như tủ, học lệch, quay cóp….và trong việc dạy tủ, đối
xử thiên vị trong kiểm tra…
Đối với trắc nghiệm khách quan, có nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá thuộc loại này như : loại
câu trắc nghiệm đúng sai, loại câu điền khuyết, loại đối chiếu cặp đôi, …. Tuy nhiên,
loại câu trắc
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn là hình thức kiểm tra đánh giá được sử dụng rộng rãi trong đa số
các trường trung học phổ thông hiện nay vì những ưu điểm của nó.
Theo ý kiến của các chuyên gia về trắc nghiệm, ta nên sử dụng trắc nghiệm khách quan
trong những trường hợp như sau :
 Khi ta cần khảo sát thành quả học tập của một số đông học sinh, ha
y muốn bài khảo sát ấy có
thể sử dụng lại vào một lúc khác.
 Khi ta muốn có những điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào chủ quan của người chấm
bài.
 Khi các yếu tố công bằng, vô tư, chính xác là những yếu tố quan trọng nhất của việc thi cử.
 Khi ta có nhiều câu trắc nghiệm tốt đã được dự trữ sẵn để có
thể lựa chọn và soạn lại một bài
trắc nghiệm mới, và muốn chấm nhanh để sớm công bố kết quả.
 Khi ta muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và gian lận thi cử.
Tuy nhiên, hình thức kiểm tra này không cho phép đánh giá năng lực diễn đạt của học sinh cũng
như không thể thấy được quá trình suy nghĩ của học sinh về một vấn đề nào đó của nội dung môn học.

chuẩn xác định. Đó là một hoạt động giúp người học có thể đạt được điểm số như mình mong muốn và
đạt được kết quả cao nhất trong học tập do kết quả của việc tự điều chỉnh trong suốt quá trình học tập
của người học mang lại. Do đó, quá trình tự kiểm tra, đánh giá chính là quá trình mang lại kết quả giáo
dục cao, và trên cơ sở đó, người học có thể theo đuổi những dự định của m
ình.
1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của việc tự kiểm tra, đánh giá
Theo Blue(1994), cần thiết phải quan tâm đến quá trình tự kiểm tra – đánh giá để nâng cao quá
trình tự điều chỉnh của người học trong học tập, giúp học phát triển mối quan tâm hay sở thích của
người học trong một lĩnh vực nào đó. Mats Oscarsson (1989), một chuyên gia trong lĩnh vực này, đã
đưa ra những nguyên nhân vì sao chúng ta cần thiết phải đưa quá trình trình tự kiểm tra – đánh giá đến
với người học :
Thứ nhất, quá trình này sẽ giúp người học có thể phát huy một cách tối đa tính độc lập, khả
năng lập kế hoạch cho một vấn đề nào đó, biết đưa vấn đề phức tập trở nên đơn giản (tính đơn giản vấn
đề). Điều này một lần nữa khẳng định người học có thể tự kiểm t
ra, tự điều chỉnh quá trình học của
mình từ kết quả của quá trình này mang lại.
Thứ hai, quá trình này thực hiện một cách liên tục và đều đặn sẽ giúp giáo viên lẫn học sinh có
một chuẩn mực để đánh giá quá trình giảng dạy cũng như quá trình học.
Thứ ba, nếu thực hiện tốt quá trình tự điều chỉnh, người học sẽ có thể cải thiện rất nhiều về
điểm số của mình trong các kỳ th
i và kỳ kiểm tra thường xuyên.
Thứ tư, thông qua việc sử dụng phương pháp tự kiểm tra – đánh giá, việc nghiên cứu về kỹ
thuật đánh giá sẽ ngày càng phổ biến ở phạm vi trong và ngoài lớp học. Kết quả là người học có thể
mở rộng quá trình tự kiểm tra –
đánh giá qua các bài đánh giá khác nhau, giúp cho kết quả học tập của
người học ngày càng cải thiện. Điều này tạo ra một bước nhảy lớn cho người về việc có thể khám phá
khả năng cũng như sở thích của của bản thân, từ đó có những thiên hướng nhất định trong việc lựa
chọn nghề nghiệp trong tương lai.
Thứ năm, t
hông qua việc tự đánh giá, người học có thể phát triển một cách toàn diện hơn về

trình tự kiểm tra một cách thường xuyên thì kết quả học tập đạt được là rất cao.
1.2.4. Vai trò và ý nghĩa của thông tin phản hồi
* Mục đích của việc cung cấp thông tin phản hồi :
Cung cấp thông tin phản hồi là quá trình mà với nó, giáo viên cung cấp cho người học thông tin
về thành tích của mình nhằm mục đích để người học cải tiến thành tích học tập của mình. Như vậy,
nhờ việc cung cấp thông tin phản hồi, người học có thể thực hiện quá trình học tập tự điều chỉnh của
bản thân. Nếu quá trình này được thực hiện tốt và thực hiện một cách thường xuyê
n, người học sẽ điều
chỉnh kiến thức, kỹ năng, thái độ, phương pháp học tập tốt hơn, và làm cho kết quả học tập của người
học không ngừng tiến bộ. Điều này là cơ sở để giáo viên có thể đánh giá người học về kiến thức, kỹ
năng, thái độ trên cơ sở các chuẩn mực liên quan đến các
mục tiêu giáo dục đã được hoạch định.
* Đặc trưng của thông tin phản hồi hiệu quả :
Sau đây là 6 đặc trưng của thông tin phản hồi hiệu quả :
 Tính đặc thù: thông tin phản hồi phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, đặc biệt tốt hơn
nếu có các hình ảnh minh họa một cách cụ thể để người học có thể tiếp nhận tốt.
 Tính thường xuyê
n: thông tin phản hồi đối với người học cách thường xuyên sẽ đạt hiệu
quả tốt cho quá trình tự điều chỉnh và đánh giá.
 Tính chu kỳ: quá trình tự điều chỉnh lặp lại một cách đều đặn giúp thông tin phản hồi có
hiệu quả.
 Thông tin tích cực và thông tin tiêu cực: đôi khi các thông tin phản hồi cung cấp cho
người học có thể là những thông tin tích cực (gọi là những ý kiến phản hồi “n
gọt ngào”) hay
những thông tin tiêu cực nếu nó có thể giúp ích cho người học.
 Phản ứng của người học: người học có thể được lợi từ cơ hội có thể phản ứng lại thông
tin phản hồi.
 Kế hoạch hành động: trình bày kế hoạch hành động cho sự tiến bộ một cách thích hợp
với sự tiếp nhận với người học.
* C


STT Hình thức câu TRẮC
NGHIỆM
Đặc điểm

1

Hai lựa chọn
(true-false test)
Là hình thức đơn giản nhất, có khả năng áp
dụng rộng rãi.
Có độ phân cách kém vì độ may rủi
cao(50%).
Tính khoa học kém.

2

Nhiều lựa chọn (MCQ)
Là hình thức phổ biến nhất hiện nay.
Càng nhiều lựa chọn, tính chính xác càng cao.
Khó chọn mồi nhử, độ phân cách lớn (soạn
đúng kỹ thuật)
3
Điền thế
(filling test)
Gồm một câu hay một đoạn câu chừa trống.
Tính khách quan không cao. 4

Quy trình soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn gồm có 9 bước, mỗi bước
đều có những đặc điểm riêng và tầm quan trọng riêng.
Bước 1: Xác định mục đích của bài trắc nghiệm:

Việc xác định mục đích của bài trắc nghiệm là một công việc quan trọng vì nó chi phối nội
dung, hình thức, số câu trắc nghiệm của bài trắc nghiệm dự định soạn thảo. Và một bài trắc nghiệm
chỉ có giá trị và hiệu quả nhất khi nó được soạn thảo để nhằm phục vụ cho một mục đích chuyên biệt
nào đó của nhà giáo dục. Đó có thể là một bài thi cuối học kỳ nhằm
cho điểm và xếp hạng học sinh
hoặc có thể là các bài kiểm tra thông thường nhằm kiểm tra những hiểu biết tối thiểu về một phần, một
chương của môn học; cũng có thể là một bài trắc nghiệm nhằm mục đích chẩn đoán, tìm ra chổ mạnh,
chổ yếu của học sinh...
Bước 2: Phân tích nội d
ung môn học và mục tiêu nhận thức:
Xác định mục tiêu cụ thể cho từng môn học và từng chương trình học có nghĩa là phải xác định
những tiêu chí về kỹ năng, kiến thức mà học sinh cần phải đạt được sau khi kết thúc khóa học.
* Các động từ hành động thường dùng để viết các mục tiêu nhận thức :
Theo Bloom, mục tiêu nhận thức có 6 mức độ từ thấp đến cao như sau: Biết, Thông hiểu, Vận
dụng, Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá. Thông thường, ở cấp độ phổ thông, giáo viên chỉ có thể khảo sát

học sinh dựa trên 3 mức độ nhận thức chủ yếu :đó là biết, hiểu và vận dụng.
Nhận biết:
Nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận
thức thể hiện ở chỗ học sinh có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên những
thông ti
n có tính đặc thù của một khái niệm, một sự vật hay một hiện tượng nào đó.
Có thể cụ thể hóa mức độ nhận biết theo các động từ:
 Định nghĩa, mô tả, thuật lại, viết
 Nhận biết, nhớ lại, gọi tên, kể ra;
 Lựa chọn, tìm kiếm, tìm ra cái phù hợp, kể lại;

 Bước thứ ba là phân loại hai hạng thông tin trong chương trình học :(1) những t
hông tin nhằm
mục đích giải nghĩa hay minh họa, (2) những khái luận quan trọng của môn học.
 Bước thứ tư : lựa chọn một số thông tin và ý tưởng đòi hỏi học sinh phải có khả năng ứng dụng
những điều đã biết để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.
(Phỏng trích theo : tập tài liệu, trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập của Lý Minh Tiên,
giảng viên khoa Tâm Lý Giáo Dục)
Bước 3: Xá
c định số câu hỏi và độ khó bài trắc nghiệm:
* Số câu hỏi của bài trắc nghiệm:
Số câu hỏi trong một bài trắc nghiệm phụ thuộc vào phần lớn thời gian dành cho nó.
Để phân phối số câu hỏi trong bài trắc nghiệm một cách hợp lý, người soạn thảo cũng cần chú ý
những vấn đề sau:
- Số câu hỏi được chọn cần phải tiêu biểu cho toàn thể kiến thức, bao trùm đầy đủ nội dung của
môn học, mà vẫn phù hợp với thời gian đã được định sẵn.
- Với thời gian đã đư
ợc định sẵn thì nên phân bố số câu hỏi hợp lý cho từng phần của nội dung
môn học và mục tiêu nhận thức.
- Mỗi học sinh có khả năng trả lời các câu hỏi trong những thời gian khác nhau tuỳ thuộc vào :
loại câu trắc nghiệm, độ khó của từng câu trắc nghiệm, thói quen làm việc của từng học sinh. Do đó,

người khảo sát cần phải giả định một học sinh làm chậm nhất thì có thể trả lời trung bình một câu hỏi
mất bao nhiêu thời gian.
* Độ khó của bài trắc nghiệm:
Việc xác định độ khó của câu trắc nghiệm còn phải tuỳ thuộc vào mục đích của bài trắc nghiệm
mà người soạn thảo đặt ra. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả đo lường các khả năng,
người soạn thảo nên
soạn thảo các câu trắc nghiệm làm sao cho điểm trung bình trên bài trắc nghiệm sấp sỉ hoặc trên 50%
số câu hỏi. Tuy nhiên khi ấn định mức độ khó trung bình là xấp xỉ 50% thì độ khó của từng câu trắc
nghiệm có thể khác nhau, biến thiên từ 15-85%. Điều ta cần nhớ là loại câu trắc nghiệm về sự khác biệt

và ghép chúng lại về sau này thành một bài trắc nghiệm hồn chỉnh.
(4) Phần “ gốc” của câu trắc nghiệm cần phải đặt vấn đề một cách ngắn gọn và
sáng sủa.
Phần “ gốc” được trình bày dưới dạng một câu hỏi hay một câu bỏ lửng. và phần “ gốc” phải hàm chứa
vấn đề muốn hỏi.
(5) Phần “lựa chọn” gồm một câu trả lời đúng và nhiều câu trả lời sai(“mồi nhử”). Khi viết
phần “lựa chọn” cần chú ý các điểm sau đây : Các câu lựa chọn, kể cả mồi nhử đều hợp l
ý và hấp dẫn,
liên hệ với phần gốc đúng văn phạm; Thận trọng khi dùng “tất cả đều sai”hay “tất cả đều đúng làm câu
lựa chọn; Các câu lựa chọn nên có độ dài bằng nhau; Khơng nên viết các lựa chọn có nghĩa phản
nhau….
(Phỏng trích theo : tập tài liệu, trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập của Lý Minh Tiên, giảng
viên khoa Tâm Lý Giáo Dục)
Bước 6: Thẩm định hệ thống c
âu hỏi trắc nghiệm:
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm sau khi soạn thảo cần qua một q trình kiểm duyệt trước khi đem
ra khảo sát học sinh. Việc thẩm định này có thể thơng qua một cá nhân hay một hội đồng thẩm định tùy
theo điều kiện cho phép người soạn thảo thực hiện. Tuy nhiên, nếu người soạn thảo là giáo viên giảng
dạy thì có thể thực hiện quá trình thẩm định theo các bước sau:
- Trước hết, người soạn thảo cần xem xét lại bài trắc nghiệm của mình một cách cẩn thận qua đó
có thể sửa chữa lại những câu trắc nghiệm mà mình chưa hài lòng về mồi nhử, về cách trình bày
câu, về vị trí đáp án đúng ...
- Sau đó có t
hể nhờ các đồng nghiệp để phát hiện ra sai lầm, góp ý những thiếu sót của hệ thống
câu hỏi trắc nghiệm và tiến hành sửa chữa cho hoàn chỉnh.
Bước 7: Khảo sát học
sinh :
Việc khảo sát học sinh trên thực tế là rất quan trọng vì kết quả thu được từ những cuộc khảo sát
này sẽ giúp nhà soạn thảo hay các chuyên gia trắc nghiệm rút ra nhiều kết luận, nhiều vấn đề quan
trọng từ nhiều khía cạnh khác nhau (ví dụ như những kết luận về trình độ học sinh ở một trường nào
Mean
Độ khó bài test = * 100%

Số câu MeanLT

Độ khó vừa phải = * 100%
Số câu

Nếu Độ khó bài trắc nghiệm > Độ khó vừa phải : bài dễ (điều này c
hỉ mang tính ước
lượng tương đối)

* Đánh giá câu trắc nghiệm:
Mục đích phân tích câu :Biết được những câu quá khó và những câu quá dễ, lựa ra các câu có
phân cách cao, biết được vì sao câu trắc nghiệm không đạt hiệu quả như mong muốn và cần phải sửa
đổi như thế nào cho tốt hơn.

Dựa vào độ khó câu trắc nghiệm :Số HS làm đúng câu i
* 100%
Độ khó câu i =

Tổng số HS


Bước 9: Sữa chữa, h
oàn thiện hệ thống câu hỏi trắc nghiệm:
Dựa vào kết quả khảo sát, người soạn thảo có thể rút ra một số kết luận sau :
- Về độ tin cậy của bài trắc nghiệm
- Lựa chọn những câu tốt, câu xấu qua việc phân tích câu.
- Có thể xem xét về mục tiêu của bài trắc nghiệm với mục tiêu giảng dạy.
- Có thể đơn thuần rút ra trình độ của nhóm học sinh khảo sát…….
Chương 2 : XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHƯƠNG III & IV
(THUỘC CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 10 – BAN CƠ BẢN)

2.1. Cấu trúc và nội dung chương trình chương III & IV (thuộc chương trình Vật lý 10 –
Ban cơ bản)
2.1.1. Cấu trúc của chương III &IV (thuộc chương trình Vật lý 10 – Ban cơ bản)
Sau đây là cấu trúc chương III và chương IV của chương trình Vật lý 10 – Ban cơ bản theo quy
định của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Chương III : Cân bằng và chuyển động của vật rắn
Bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song.
Bài 18: Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực.
Bài 19: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều.
Bài 20: Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế.
Bài 21: C
huyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn.
Bài 22: Ngẫu lực.
Chương IV: Các định luật bảo toàn
Bài 23: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng.
Bài 24: Công và công suất.
Bài 25: Động năng.

trình Vật lý 10 điều kiện để mà vật rắn ở trạng thái tĩnh. Theo quan điểm động lực học thì trạng thái
đứng yên chỉ là trường hợp đặc biệt của trạng thái cân bằng khi vận tốc của vật bằng 0. Do đó, muốn
cho vật rắn ở trạng thái cân bằng thì phải khử cả gia tốc của chuyển động tịnh tiến lẫn gia tốc góc của
chuyển động qua
y và muốn cho vật rắn đứng yên thì phải thêm điều kiện ban đầu là v=0 và =0.
Trong phần này, học sinh được cung cấp kiến thức về trường hợp cân bằng của vật rắn khi không có
trục quay cố định (điều kiện cân bằng của vật rắn khi chịu tác dụng của hai hay ba lực không song
song, hay 2 lực song song) hay trường hợp c
ân bằng của vật rắn khi có trục quay cố định.
Tuy nhiên, sự có mặt của chuyển động quay là nét đặc trưng của chuyển động của vật rắn và
đây cũng là chuyển động phổ biến trong thực tế. Học sinh sẽ được nghiên cứu tiếp phần này trong
chương trình học phân ban lớp 12, nghiên cứu về sự khảo sát chuyển động quay của một vật rắn quay
quanh một trục cố định, tìm những quy luật chuyển động của vật. Nói cách khác học sinh được đi sâu
tìm hiểu chuyển động qua
y của vật rắn quanh một trục về phương diện động học và động lực học.
Phần tĩnh học trong chương trình Vật lý 10 có thể tóm tắt theo sơ đồ sau
Chất điểm Vật rắn
Lực tác dụng
Biến đổi
chuyển
động
Vật rắn
cân bằng
Biến đổi
chuyển động
tịnh tiến
21
FFF



FFF




Đồng phẳng,
đồng quy.

21
FFF




1
2
2
1
d
d
F
F


'''';0
22112211
dFdFdFdFM 

0


chất nào cũng có năng lượng. Cơ học chủ yếu nghiên cứu dạng năng lượng gắn liền với chuyển động
cơ học, gọi là cơ năng. Khi các vật tương tác với nhau (thực hiện công lên vật khác do tác dụng lực),
cơ năng của vật thay đổi và kết quả là làm biến đổi trạng thái chuyển động của vật, tức làm vận tốc, gia
tốc,… trong hệ thay đổi theo thời gian. Tuy nhiê
n, trong nhiều trường hợp có thể tìm thấy cơ năng của
hệ không thay đổi theo thời gian, tức được bảo toàn. Và định luật bảo toàn cơ năng là một trong những
định luật quan trọng mà học sinh được học trong chương trình Vật lý 10.
Định luật bảo toàn cơ năng và định luật bảo toàn năng lượng cho phé
p diễn tả tương tác và kết
quả tương tác bằng ngôn ngữ công và năng lượng. Như vậy, các định luật động lực học và các định
luật bảo toàn tạo thành những công cụ đầy đủ giúp ta nghiên cứu tương tác và kết quả tương tác giữa
các vật trong những điều kiện khác nhau. Tùy điều kiện cụ thể mà ta có thể lựa chọn định luật nào là
phù hợp nhất để giải quyết.
Chương “các định luật bảo toàn” trong chương trình Vật lý 10 có thể tóm tắt theo sơ đồ sau :


kt
kt
Wkhôngcó
AWcó
ff
kt
f
ktt






Biến đổi cơ năng

0AW 

W = hằng
số
sFAA


.;0


Biến đổi động năng
Biến đổi thế năng
A = 0
W

song.
Nêu định nghĩa vật rắn và
giá của lực.
Phát biểu quy tắc hợp lực
có giá đồng quy.
Phát biểu điều kiện cân
bằng của một vật khi chịu
tác dụng của hai lực hay
của ba lực không song
song.
Vận dụng các điều kiện
cân bằng và quy tắc hợp
lực có giá đồng quy để
giải các bài tập đơn giản.

Cân bằng của vật có trục
quay cố định.Momen lực
Phát biểu định nghĩa và viết
được biểu thức của momen
lực.
Phát biểu được quy tắc
momen lực.
Nêu được đơn vị của
momen lực
Điều kiện để vật quay
quanh một trục cố định.
Vận dụng được khái niệm
momen lực và quy tăc
momen lực để giải thích
các hiện tượng thường

Vận dụng điều kiện cân
bằng của một vật có mặt
chân đế.
Biết cách làm tăng hay
giảm mức vững vàng của
cân bằng.
Chuyển động tịnh tiến và
chuyển động quay của vật
rắn
Phát biểu được chuyển
động tịnh tiến và nêu các ví
dụ minh họa
Nêu đặc điểm nhận biết
chuyển động tịnh tiến.
Nêu công thức định luật II
cho chuyển động tịnh tiến.
Nêu được tác dụng của
momen lực tác dụng lên
một vật rắn quay quanh một
trục.
Nêu được những yếu tố ảnh
hưởng đến m
omen quán
tính của vật.
Áp dụng định luật II
Newton cho chuyển động
tịnh tiến thẳng.
Vận dụng khái niệm
momen quán tính để giải
thích sự thay đổi chuyển


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status