Phân tích 7 dòng thơ cuối bài thơ "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm - Pdf 19

Phân tích 7 dòng thơ cuối bài thơ "Bên
kia sông Đuống" của Hoàng Cầm
Gợi ý:

Trên cái nền của cảnh chợ chiều tưởng như hoang vắng, không còn ai là
hình ảnh người mẹ yếu ớt và cô đơn :

Chưa bán được một đồng
Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong
Bước cao bước thấp bên bờ tre hun hút
Có con cò trắng bay vùn vụt
Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu
Mẹ ta lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa tạnh mái đầu bạc phơ Đây là những câu thơ giàu chất tạo hình của cả đoạn, gây ấn tượng cho
người đọc.

- Đầu tiên là hình ảnh bà mẹ già nua quẩy gánh hàng rong trở về khi
chưa bán được một đồng. Xung quanh mẹ không có ai mà con đường
như mỗi lúc một dài thêm : Bước cao bước thấp bên bờ tre hun hút.

- Bỗng nhiên xuất hiện hình ảnh con cò :

Có con cò trắng bay vùn vụt
Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu

Nhưng đây lại là hình ảnh con cò lạ lùng nhất xưa nay. Đó không là con
cò trắng quen thuộc biểu tượng về người phụ nữ Việt Nam tảo tần
khuya sớm :

đạm đọng mãi hình ảnh mái đầu bạc phơ của người mẹ già. Câu thơ chỉ
tả mà cảm xúc lại nghẹn ngào, đau đớn.

BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG
Hoàng Cầm

I . ĐẶT VẤN ĐỀ .
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu aikhông nhớ
Sẽ không lớn nổi thảnh người
Mỗi một con người ai cũng có một quê hương . Và Hoàng Cầm cũng
vậy, mảnh đất ăn sâu vào máu thịt ông là miền đất Kinh Bắc bên kia
sông Đuống . Nhớ về quê hương là nhớ về những gì sâu nặng nhất trong
tâm hồn và trong đáy sâu của cảm xúc đó nhà thơ cho ra đời “Bên kia
sông Đuống”

Bài thơ ra đời khi quê hương Kinh Bắc của ông rơi vào tay giặc Pháp .
Nỗi đau xót khi nghe tin quê hương ngập chìm khói lửa chiến tranh trĩu
nặng tâm hồn ông .Đứng bên này Sông Đuống, mảnh đất tự do, hướng
về quê hương bên kia Sông Đuống , mảnh đất bị giặc chiếm đóng với
bao nỗi niềm và xót xa trong tâm trạng . Một dòng sông mà giờ đây đôi
bờ cách biệt .

II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .

Dòng thơ đầu tiên mở ra tác phẩm là một tiếng gọi cất lên từ sâu thẳm
trái tim đau đớn của nhà thơ, đồng thời cũng là một lời an ủi :
Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống

Vùng quê Kinh Bắc, trong hoài niệm, được gợi lên bởi hương lúa nếp
thơm nồng - biểu tượng của cuộc sống ấm no , và tranh Đông Hồ - biểu
tượng của đời sống tinh thần lành mạnh .
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Vẻ đẹp quê hương bừng sáng lên rồi bị ngập chìm trong khói lửa chiến
tranh . Nhà thơ miêu tả thật xúc động những cảnh tan tác chia lìa của
quê hương khi quân giặc tới : ngùn ngụt lửa hung tàn, ruộng khô, nhà
cháy, con người chia li, cả loài vật cũng thành ra tan tác :
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu
Ở đây cái ảo đã hòa nhập cùng cái thực . Mượn hình ảnh trong tranh để
diễn tả cảnh tượng thật ngoài đời, nhà thơ đã lay động sâu xa tình cảm
của những con người vốn gắn bó máu thịt với truyền thống văn hóa hàng
ngàn đời của quê hương Kinh Bắc

Không chỉ có vậy, hình ảnh quê hương Kinh Bắc còn được gợi lên với
những đền chùa cổ kính, những hội hè đình đám thể hiện khát vọng một
cuộc sống hạnh phúc, bình yên của nhân dân . Vậy mà giấc mộng bình
yên mấy trăm năm ấy giờ đây tan vỡ .
Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu
Bây giờ đi đâu về đâu
Những con người mang một phần linh hồn của quê hương xứ sở ấy giờ
đây trở nên bơ vơ, tan tác . Cũng không còn nữa những hội hè đông vui,

dọa chúng . Lòng uất hận , căm thù của nhà thơ bùng lên dữ dội . Câu
thơ Hoàng Cầm đến đây thét lên phẫn nộ :
Đã có đất này chép tội
Chúng ta không biết ngươi hờn
Phần còn lại của bài thơ diễn tả cảnh bộ đội trở về và nhân dân vùng lên
đấu tranh tấn công một cách chủ động vào kẻ thù . Giọng thơ chuyển từ
nhớ tiếc, xót thương sang uất hận, căm thù .
Lời cảm thán, niềm hoài niệm ở đầu bài thơ đã trở thành lời hứa hẹn,
niềm hi vọng ở đoạn kết . Một khung cảnh mùa xuân tràn trề niềm vui
và ánh sáng lại trở về với vùng quê Kinh Bắc . Cô gái Kinh Bắc lại hiện
ra với nụ cười tươi tắn giữa không khí tưng bừng của ngày hội .
Em đi trẩy hội non sông
Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh

III . KẾT THÚC VẤN ĐỀ .

Bên kia sông Đuống là những dòng tình cảm mãnh liệt nhất , chân thành
và trong sáng nhất mà Hoàng Cầm đã dành cho quê hươngyêu dấu của
mình , và qua đó đánh thức trong mỗi chúng ta tình yêu quê hương đất
nước . Đó là thứ tình cảm thiêng liêng cao cả và gắn bó như chính lời bài
hát của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch .


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status