Tuyển tập các bài văn nghị luận THCS: Giải thích, chứng minh - Pdf 20

TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY: GIẢI THÍCH – CHỨNG MINH
1. Hãy giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng
khôn
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn
hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi
nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao,
mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.
Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều
khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và
miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết
hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày
đàng vừacó ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ
chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng
cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý
“có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là
tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn.

Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn
hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có
tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với
nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch
trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng
trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp
là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái
hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu
thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng
khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ
lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng
xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn
không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc.
Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng


Thời phong kiến xưa, xã hội đầy rẫy những bất công, rối ren, giai cấp thống trị nghiệt
ngã, bóc lột nhân dân ta dưới nhiều hình thức, coi thường, khinh rẻ những người dân
lao động. Theo bản năng của con người, “con giun xéo lắm cũng quằn”, đến mức
đường cùng thì tự nhiên phải biết chống lại bằng bất cứ hành động nào, có mấy ai nghĩ
đến việc giữ gìn phẩm chất, thanh danh. Ấy vậy mà những người dân lao động, đối với
họ điều đó là quan trọng nhất, là mục tiêu để hướng tới, là động lực thúc đẩy để sống.
Dù có bần cùng, đói khổ đến đâu thì ý chí kiên cường của họ vẫn luôn chiến thắng,
niềm tin của họ vẫn không bao giờ tàn lui. Từ xa xưa, nước ta vốn dĩ là một nước gắn
liền với đồng ruộng, nhân dân ta lam lũ cùng nắng mưa, giai cấp thống thị vẫn vắt kiệt
sức của họ bởi những sưu thuế nặng nề, chính sách áp bức đến tận xương tuỷ. Trong
hoàn cảnh như vậy, con người mà không có lập trường thì rất dễ bị nhơ bẩn về đạo đức.
Những người dân lao động chỉ biết dựa vào nhau, thốt nên lời những kinh nghiệm của
cuộc sống để khuyên nhủ nhau sống sao cho khỏi hổ thẹn với trời đất, sao cho khỏi cắn
rứt lương tâm, danh dự, ám ảnh bới những tội lỗi xấu xa mà mình đã gây ra.

Nói kết lại, đối với người lao động thời xưa, vật chất không có gì, họ chỉ biết sống dựa
vào ý chí, niềm tin, sự nỗ lực, phấn đấu. Nhờ vào những yếu tố đó mà họ đã vượt lên
được số phận, biết sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời, không một sự bóc lột nào có thể tước
đi được tinh thần, lý trí của họ. Điều đó đã được đúc kết qua quá trình lao động sản
xuất, cô đọng được qua từng suy nghĩ của mỗi con người. Quan niệm sống ấy thật cao
đẹp, nó không chỉ là kinh nghiệm mà nó còn là lời dạy dỗ, khuyên răn, chỉ bảo, áp dụng
cho tất cả mọi người.
Nguồn (sưu tầm)
Giải thích câu tục ngữ Người sống, đống vàng
(2)
TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY: GIẢI THÍCH – CHỨNG MINH
Trên thế gian này, con người là quý giá nhất. Con người có thể làm ra mọi thứ. Con
người nắm giữ, sử dụng thời gian, làm ra vàng bạc, lúa gạo, biết suy nghĩ. Sức lao động
của con người là vô hạn và cũng là cái để con người thực hiện những ước mơ, là

nhà trí thức thời xưa thì đã có óc nhận xét, phân tích sâu sắc và thể hiện dưới những lời
ca, truyền từ đời này sang đời khác.

(3)
TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY: GIẢI THÍCH – CHỨNG MINH
Trong kho tàng văn học Việt Nam, để thể hiện giá trị của con người thì có vô số tục
ngữ, ca dao. Nhưng có một câu tục ngữ thể hiện điều đó lại mang một hình thức ẩn dụ,
rất sâu sắc khiến người đọc phải tò mò mà ngẫm nghĩ, nhẹ nhàng mà thấm thía các ý
sâu xa. Đó chính là câu tục ngữ “Người ta là hoa đất”.

Câu tục ngữ có 5 chữ nhưng mang nhiều điều hàm ẩn, hình ảnh hoa là một thứ đẹp đẽ,
thuần tuý, là kết tinh tạo hoá ban tặng mang một hương thơm nồng nàn, một vẻ đẹp
kiều diễm. Vậy thì hoa đất là gì? Hoa đất chính là mạch sống của đất trời, cũng có thể
nói hoa đất chính là con người. Tại sao vậy? Con người là một sinh vật hoàn hảo của vũ
trụ. Con người có hình thể, bản năng và trí tuệ - đó chính là thứ vũ khí mạnh nhất. Trí
tuệ đã đem lại cho con người sự tìm tòi khám phá, những kiến thức khoa học tạo nên
những bước ngoặt thành đạt thật đáng khâm phục. Con người có thể xây nên những toà
tháp có giá trị cả về kinh tế lẫn lịch sử, những máy móc hiện đại để phục vụ con người.
Những nền văn minh từ cổ đại tới hiện đại đều do một tay con người tạo ra.

Trong quá trình đấu tranh thiên nhiên, bạt núi, ngăn sông, khai khẩn đất hoang, con
người đã tin ở trí thông minh và sức lực của mình, con người đã đứng lên xây dựng một
xã hội, một tinh cầu văn minh. Câu tục ngữ trên đã khẳng định điều đó. Dường như mọi
tinh hoa, vẻ đẹp đều hội tụ vào con người. Và nó còn đẹp trong lòng yêu thương của
mỗi cá nhân. Sự gắn bó đi kèm với ý chí chính là thứ để con người trường tồn cùng thời
gian. Con người không chỉ là tâm điểm của trái đất mà còn là tâm điểm của vũ trụ, Từ
xa xưa, con người đã biết dựa vào nhau để sống, đã biết trao đổi của cải vật chất. Trải
theo cùng năm tháng, thời gian thì những bông hoa đất đó đã tạo nên được những thành
tựu như ngày nay. Tất cả những điều đó đều thể hiện con người là ngọn đèn bất diệt.
Không đâu xa lạ, ngay trên đất Việt Nam này, nhân dân ta đã phấn đấu xây dựng đất

bại còn rèn luyện ý chí vươn lên cho mỗi người. đã bao lần bạn vấp ngã mà có thể bạn
không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên chơi
bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Bất cứ một kết quả nào cũng có những
nguyên nhân, lí do riêng do đó thất bại cũng có lí do riêng. Muốn đổi thất bại thành
công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy
nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗ lực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm
cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo.
Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống
khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó
khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã
lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời.
Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững
vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công. Thực tế cuộc
sống đã thể hiện điều đó.
Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì không
cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải
rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc
sống.
Nguồn: (sưu tầm)
Giải thích câu Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con
người
Đã từ lâu, sách đã kết tinh trí tuệ của con người, sách là nguồn của cải vô giá của nhân
loại. Nhận định về giá trị của sách, một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt
của trí tuệ con người”.

Đúng vậy, sách chứa đựng trí tuệ của con người nghĩa là chứa đựng những tinh hoa của
sự hiểu biết. Ngọn đèn sáng, đối lập với bóng tối. Ngọn đèn ấy rọi chiếu, soi đường đưa
con người ra khỏi chỗ tối tăm. Sách là ngọn đèn sáng bất diệt cũng là ngọn đèn sáng
không bao giờ tắt, càng lúc càng rực rỡ bởi sự tiếp nối trí tuệ của nhân loại, soi đường
(5)
Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm
ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm
ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu
tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ
ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người
hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho
người hưởng thụ.

Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây” ? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta
đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước
mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp người tạo nên để đem lại cuộc
sống hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này?
(6)
TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY: GIẢI THÍCH – CHỨNG MINH
Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui,
san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha,
người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức
của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Bên cạnh đó, công ơn của các chú
bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta
được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui
đùa với bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức,
trí tuệ lao động của mình. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình để cống
hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc
ta từ bao đời nay : “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.

Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào ? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ
đến công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều
đó rất hợp với tình người. đối với cha mẹ, cũng có những người con hết lòng thương

TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY: GIẢI THÍCH – CHỨNG MINH
mối ràng buộc của tình yêu, trách nhiệm, lòng biết ơn từ cả hai phía ở chốn cô đơn như
trong tác phẩm của Jack london: tiếng gọi nơi hoang dã . Cũng sẽ vẫn mãi mãi là một
Chí Phèo tự rạch mặt để che đi vẻ tâm hồn thèm khát sự lương thiện thầm kính, yêu
một Thị Nở xấu xí, vô duyên từng được xem là sự thật ở làng Vũ Đại nếu không có Chí
Phèo của Nam Cao để rồi là bộ phim chuyện làng Vũ Đại ngày ấy. Bây giờ người ta
mới thấu hiểu những khái niệm mới trong vô vàn những kịch tính và những khía cạnh
cảm xúc, suy nghĩ phức tạp khác nhau của Chí Phèo. Cuộc sống không thể mang lại
cho chúng ta tất cả những khái niệm đó mà chúng ta phải tự mình đi tìm để trải nghiệm
nó mà những thứ tình cảm mới lạ đó chỉ tập trung đầy đủ trong văn chương mà thôi.
Điều tuyệt vời nhất là văn chương dạy cho người giàu biết cảm giác nhà tranh, vách
đất, bữa đói bữa no nhưng vẫn tin tưởng vào ngày mai tốt đẹp hơn, dạy cho con người
đang tuyệt vọng biết được người ta lấy niềm tin ở đâu và lấy lại niềm tin như thế nào,
dạy cho kẻ hạnh phúc đồng cảm với người cô đơn, cho người bây giờ biết quá khứ, cho
tình yêu, cho ấm áp thậm chí là biết được con vật cũng có tình cảm riêng, có tiếng nói
riêng. Văn chương thật tuyệt vời bởi nó đầy đủ kinh nghiệm sống, đầy đủ tình huống
sống.
Văn chương luyện cho ta tình cảm ta sẵn có. Vì phải có tình yêu thì đọc Romeo và
Julyet mới thấy cảm động đến phát khóc lên và có thêm sức mạnh đấu tranh cho tình
yêu. Phải có lòng thành kính, ruồng bỏ tội lỗi và đầy tình thương với đồng loại thì mới
tôn sùng ra-ma yana. Phải có lòng đấu tranh cho vẻ đẹp hoàn thiện, cho sự siêu thoát thì
mới có tâm trí nghĩ về i-li-at và Ô-đi-xê. hay chỉ cần biết khóc để đọc chiếc lá cuối
cùng, biết cười để đọc trưởng giả học làm sang, biết yêu nước để đọc Bình Ngô đại cáo,
biết đấu tranh để suy xét về Bản án chế độ thức dân Pháp. tất cả là những thể loại văn
học khác nhau nhưng chung nhau một điểm là đều thể hiện thái đọ của người viết tới
đối tượng và ý tưởng mà mình đang viết. Cuộc đời chúng ta là sự giới hạn của thần
thánh còn cuộc đời văn chương là sự giới hạn về tình cảm, biết bao nhiêu những tình
cảm ấy chính là văn học, vì vậy mà nó giúp ta hình dung về sự sống, tồn tại là để khám
phá bản thân.
Hoài Thanh đã nói đúng về ý nghĩa của văn chương nhưng chưa đủ, văn chương còn

cũng không là sự đơn thuần của việc học. “Học” không chỉ đơn thuần là tích lũy thật
nhiều kiến thức, mà nó còn là sự trau dồi, học hỏi thêm về lối sống đạo đức, những cái
hay, cái đẹp của cuộc sống, con người từ trước đến nay được hình thành qua nhiều thế
hệ. Đạo đức và nhân phẩm con người là một điều không thể thiếu, vì thế, cái đó cũng
cần phải học, và cái đó cũng được coi là một thứ kiến thức sống tốt đẹp mà ai cũng phải
học hỏi. Câu nói của Lê-nin muốn nhấn mạnh về những tri thức trong cuộc sống, nó
chưa bao giờ có hạn, con người cũng không thể tự nhận thấy những thứ mình học đã
đủ, họ cần phải nhận ra, mọi điều họ biết duy chỉ là một hạt cát nhỏ trong nguồn tri thứ
vô tận không điểm dừng của nhân loại, của sự sống. Vì thế, ngày nào còn sống, ngày
nào còn thấy mình còn sức thì hãy cứ học, hãy cứ tiếp thu những cái mới trong cuộc
sống. Cuộc đời con người là cả một quá trình học tập. chưa bao giờ ngừng sáng tạo,
ngừng ý tưởng, ngừng đấu tranh, nó là một cuộc đời cần có những việc làm có ý nghĩa,
khoan hãy dừng lại và buông xuôi, để thấy chính mình có thể học và làm việc, thấy
mình là người không sống một cách vô nghĩa.
Và một người, nếu như không chịu khó học tập, không nhận ra chân lí của việc học, bỏ
quên kiến thức và cơ hội được tích lũy kinh nghiệm cho chính họ thì cả cuộc đời chỉ
sống trong thế giới kiến thức hạn hẹp, giới hạn trong tâm tưởng, tầm nhìn về xã hội,
mọi thứ sẽ trở nên đơn giản, nghèo nàn và trở nên nhàm chán. Ngược lại, một người,
nếu biết cố gắng nắm bắt cơ hội học hỏi thật nhiều, tích lũy kiến thức, mở lối cho tri
thức của chính họ, thì họ sẽ luôn nhận thấy sự hứng thú tìm hiểu nhiều hơn, cuộc sống
từ đó đối với họ là mỗi một trải nghiệm mới hơn, không bao giờ là cũ.
Con người cần học tập để có thể làm được nhiều việc có ích cho xã hội và cho bản
thân, cuộc sống là vô nghĩa nếu như không biết đấu tranh cho việc học tập, ngừng tìm
(9)
TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY: GIẢI THÍCH – CHỨNG MINH
hiểu về cuộc sống, về tri thức tức là tự mình bỏ qua cách sống thật sự ý nghĩa, thật sự
trọn vẹn.
Nhận ra được chân lí trong câu nói của Lê-nin, là chúng ta đã phần nào định hình cho
mình một cuộc sống mà tự mình nhận ra nó thú vị, luôn luôn mới mẻ. Học nữa, và học
mãi chính là chân lí cho việc tìm hiểu nhiều hơn, mỗi chúng ta nếu không cố gắng học

(10)
TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY: GIẢI THÍCH – CHỨNG MINH
bực bội, những buồn phiền… nhiều khi chính chúng ta lại là những người gây ra những
đau khổ, buồn phiền cho người khác chỉ bằng những lời nói thiếu cân nhắc trước sau.
Cụ thể ngay trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi có thể vô tình thôi, chúng ta chọc
ghẹo anh chị em mình bằng những lời nói nghe hơi… “rát tai”, nghe mà “đau nhói cả
tim”. Nhiều khi chúng ta chỉ muốn nói cho sướng cái miệng của mình, nhưng lại không
để ý đến nỗi đau của người anh chị em mình khi phải nghe những lời chọc ghẹo đó.
Do vậy, trong cộng đoàn tiếng cười là cần thiết, nó đem lại niềm vui cho cộng đoàn là
điều cần làm và nên làm. Nhưng chúng ta cũng cần phải ý tứ hơn nữa trong những lời
chọc vui để những lời chọc vui đó không những đem lại niềm vui cho mình mà còn làm
cho người bị chọc cũng được vui cười thoải mái. Dựa vào lời nói, người khác có thể
biết được phần nào tâm hồn của chúng ta. được yêu mến và kính trọng hay bị khinh bỉ
và ghét bỏ, một phần lớn là do cái lưỡi và lời nói của chúng ta. Như thế, cái lưỡi đã
đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành uy tín và thế giá của mỗi người, như
một câu danh ngôn đã dạy: “lưỡi người khôn ngoan tạo nên danh dự, còn mồm kẻ ngu
dại gây đổ vỡ tan hoang”. Bởi đó, ta cần phải biết đắn đo cân nhắc trong cách ăn nói
của mình để tránh đi những hiểu lầm, đau khổ cho người khác. Phải sử dụng lời nói như
một phương tiện, giúp chúng ta cảm thông và xích lại gần nhau hơn “vui lòng khách
đến vừa lòng khách đi” là vậy. ý thức được tầm quan trọng của ngôn từ, chúng ta hãy
chú ý những ngôn từ chúng ta dùng trong ngày. Phải có trách nhiệm khi sử dụng ngôn
từ, bởi vì qua những lời chúng ta nói, chúng ta có thể đem lại niềm vui phục sinh nhưng
cũng có thể đem lại đau khổ thập giá cho những anh em trong cộng đoàn và chúng ta
cũng nên lắp đặt một… “cái thắng” vào miệng, để những lúc ngứa mồm, muốn phát
ngôn bừa bãi, thì biết “stop” lại đúng nơi và đúng lúc. để kết thúc, xin mượn câu nói
của cha ông ta nói về ngôn từ: Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. Hoặc lựa lời mà nói
khó thay ! Tiếng chì, tiếng bấc thường hay “chàng ràng” khi ai mở miệng nói ngang thì
ta chắc chẳng ngại “phang”…. “mỹ từ” một tia lửa nhỏ sơ sơ khu rừng lớn mấy mặc dù,
cháy tiêu giữa ngàn thế sự đảo điên có ai áp dụng lời khuyên bao giờ lời nói không mất
tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau !

bản chất làm căn bản, hãy vứt bỏ cái vẻ bề ngoài đẹp đẽ lành lặn mà bên trong mục
rỗng, vô vị. Một con người có đạo đức, tài năng thì dẫu ăn mặc tầm thường nhưng vẫn
được kính trọng, nể nang. Khi đánh giá một con người chúng ta phải dựa trên phẩm
chất đạo đức, năng lực của người đó. Chùng ta phải hiểu biết rằng cái chân giá trị của
con người chính là đạo đức, tài nặng, trí tuệ.
Nhưng trong thực tế cuộc sống, chẵng lẽ chỉ xem trọng nội dung, bản chất bên trong mà
lãng quên mặt hình thức? Một món hang tốt, chất lượng tốt, nếu có bao bì xinh xắn,
trang trí đẹp lại càng có giá trị. Hình thức bên ngoài làm tăng thêm giá trị bên trong của
món hang. Cái tủ được làm bằng chất gỗ tốt mà lại có nước sơn bong loáng hẵn làm ta
vừa long và sẵn sang mua. Một con người có học vấn, đạo đức lại ăn nói lịch sự, thanh
nhã, ăn mặc gọn gàng, đẹp đẻ càng làm cho ta thêm quý trọng hơn là con người tuy có
đạo đức nhưng ăn nói cục cằn, thô lỗ, ăn mặc xốc xếch. Cái đẹp lí tưởng là khi có cả
nội dung lẫn hình thức.
Vật để nhận xét, đánh giá một sự vật, một con người, ta phải dựa trên cơ sở nội dụng
lẫn hình thức. Nội dung và hình thức phải bổ dung cho nhau để đánh giá được chính
xác, đầy đủ. Chúng ta hãy coi trọng nội dụng vì trước hết nó là cốt lõi tạo nên giá trị
bên trong, còn hình thức góp phần tạo nên cái đẹp, cái bền cho vật dụng. Khi đánh giá
ta phải coi trọng chất lượng của vật cũng như khi nhận xét về một con người ta phải
chú ý đến thành quả công việc của họ, xem xét mối quan hệ tình cảm của họ đối với gia
đình, xã hội. Đó là cách hiệu quả, cách áp dụng đúng đắn nhất cho phương châm xử thế
mà câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta.
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”- câu tục ngữ đã cho ta một phương châm đúng đắn trong
cách nhìn, cách sống và cách quan hệ ở cuộc sống. Chúng ta cần tu dưỡng đạo đức, rèn
luyện tài năng để trở thành con người toàn diện về nội dung lẫn hình thức. Hiểu được
câu tục ngữ, vận dụng nó một cách đúng đắn chúng ta sẽ bớt lầm lẫn, vấp ngã trong
cuộc đời đồng thời ta cũng biết cách tự rèn luyện nâng cao mình hơn nữa. Ta phải sống
(12)
TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY: GIẢI THÍCH – CHỨNG MINH
thực chất bằng chính giá trị con người mình, đừng mánh khóe lừa dối, giả tạo. Tốt gỗ
hơn tốt nước sơn nhưng nếu tốt cả gỗ và tốt cả nước sơn thì đó là điều mà ta cần mong

ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ - người phụ nữ đã nâng đỡ em trong
suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính
là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi
dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?
Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị
trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác,
lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần hai mươi năm trời đạp
(13)
TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY: GIẢI THÍCH – CHỨNG MINH
xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu
nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá học của một
người cha.
Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm
trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và
danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình
để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ.
Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm
sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói
ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và
chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.
Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là
vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy
gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm
đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn
giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.
Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich - ông
chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành
thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu
thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông
ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!

lớn lao được gì cả. Khi ếkt quả chỉ cho mình và cho tập thể thì đâu có gì là lớn lao? nếu
chỉ vì mình, vì lợi tập thể nhỏ thì vơi sức lực nhỏ ấy cũng không làm được gì lớn lao cả.
Cũng như một cái cây sao làm nên "non" được. Nhưng một khi lợi ích vượt ra ngoài
một cá nhân, vượt ra ngoài tập thể để trở thành một tập thể lớn hơn thì chính vì mục
đích đó lại hướng chúng ta, tập thể nhỏ lúc đầu chung tay với nhiều người, đồng lòng
đồng sức, đoàn kết cùng làm thì kết quả sẽ lớn hơn nhiều. Kết quả công việc lớn hơn
nhiều. Có sức mạnh tập thể, thì ta có một sưc mạnh vĩ đại như rừng cây vượt qua mọi
cơn giông tố,cuồng phong, thác lũ. Nó cũng ví như câu chuyện cổ tích kể về người cha
đã răn dạy con bằng bó đũa. Từng chiếc đũa bẻ gẫy dễ dang, nhưng 2 chiếc thì phải
dùng sức hơn, 3 chiếc, bốn chiếc đến 10 chiếc thì khôgn sức mạnh nào bẻ gẫy nữa. Đó
là tinh thần đoàn kết.

Trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước, cha ông ta cũng dựa vào sức mạnh
toàn dân mà làm nên trang sử sáng ngời. Những trang sữ ấy không viết lên bởi một
người mà nó được làm nên từ một dân tộc.

Tinh thần đoàn kết anh em, bè bạn, gia dình, xã hội là quý báu, là lớn lao, là sức mạnh
của mỗi con người trên thế giới này. Đó chính là lời răn dạy của cha ông với chúng ta.
Chúng ta càng thấy yêu quý kho tàng văn học dân gian ấy chừng nào!
Nguồn: (sưu tầm)
Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên
"Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần
thiết để con người vượt qua trở ngại "Nên" là thế nào? Là sự thành công, thành đạt
trong mọi việc "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào?
Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta
làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định
chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công. Ngày nay, có
biết bao nhiêu người vừa mới gặp khó khăn là đã từ bỏ, nản chí. Thế nhưng bên cạnh
đó còn có những con người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình.
Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”.Có chí thì nên - : một bài học giáo dục cho

người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi
là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi
đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng
chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy
trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc
kệ. Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay
đường hướng đạt ra-cho dù trên cơ sở nào cũng vậy- thì quả phạm vào tối kị. Điều này
nghe chừng như chỉ là một sự rang buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ
được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người.Theo đó, chính những con người
có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sang tự chuyển đổi cách nhìn. Trái
lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ
nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quảng đường việt dã nối tiếp và
đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết
lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại làm dụng nó vì mục đích
thiếu thiết thực. Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể
chinh phục đường đua 42km thì quả là một sai lầm. Có chí thì nên: họ hiểu rằng chỉ
một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”.

(16)
TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY: GIẢI THÍCH – CHỨNG MINH
Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội
và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung,
một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân
mình thì ắc hẳn người ấy sẽ có được lợi thế. Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa
vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di
dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng
trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết
chặt chẽ mà một người muốn thành công có.
Nguồn: (sưu tầm)
Qua v n b n c tính gi n d c a Bác H hãy ch ng ă ả Đứ ả ị ủ ồ ứ

(17)
TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY: GIẢI THÍCH – CHỨNG MINH
chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết
Bác đã nói' Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"

Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết.

Tóm lại sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con
người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chung ta phải học tập và noi theo.
(s u t m)ư ầ
(18)


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status