Một số kết quả bước đầu trong nghiên cứu cải tạo đàn bò địa phương nuôi tại tỉnh điện biên - Pdf 24

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ CHUYÊN MỘT SỐ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRONG
NGHIÊN CỨU CẢI TẠO ĐÀN BÒ ĐỊA PHƯƠNG
NUÔI TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : Chăn nuôi
Mã số : 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học
1. TS. Lê Văn Ty
Nguyễn Thị Chuyên
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Viện Sau Đại học, Khoa
Chăn nuôi $ Nuôi trồng thủy sản Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Cho phép tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Lê
Văn Ty, người hướng dẫn khoa học, về sự giúp nhiệt tình và có trách nhiệm
đối với tôi trong quá trình nghiên cứu và xây dựng luận văn.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS. TS.
Nguyễn Bá Mùi, người đã giúp đỡ, tận tình chỉ bảo tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các chú, các chị nghiên cứu viên, kỹ
thuật viên Phòng Sinh học Tế bào Sinh sản và Phòng Hóa sinh Protein thuộc
Viện Công nghệ Sinh học – Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
Quốc gia cùng thực hiện đề tài tại tỉnh Điện Biên, đã giúp đỡ tôi trong quá
trình thực tập và hoàn thành luận văn.
Cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô trong Bộ môn Hóa
sinh – sinh lý động vật đã tận tình chỉ bảo trong quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, ủng hộ,
khích lệ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Chu kỳ sinh dục của bò cái 5
2.2. Cơ chế điều hòa hoạt động sinh sản của bò cái
17
2.3. Phát triển nang trứng ở bò 21
2.4 Điều khiển động dục ở bò bằng các hóa dược 26
2.4.1 Gây động dục đồng pha bằng cách làm thoái hóa thể vàng: hiệu
ứng của PG 26
2.4.2 Điều khiển phát triển nang bằng sử dụng GnRH 29
2.4.3 Kết hợp GnRH và PG trong xử lý gây động dục 31
2.4.4 Liệu pháp HCG hoặc
PMSG
32
2.5 Hiện trạng nghiên cứu và triển khai các kỹ thuật gây động dục
2.6 cho bò 31
2.6.1 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 33
2.5.2 Tình hình nghiên cứu tại nước ngoài 35
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

iv

3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 37
3.1. Đối tượng nghiên cứu 37
3.2. Nội dung nghiên cứu 38
3.2.1. Điều tra thực trạng sinh sản đàn bò tỉnh Điện Biên 38
3.2.2. Thử nghiệm 2 phác đồ gây động dục cho đàn bò 38

bò tỉnh Điện Biên 61
4.3.1 Phân bố đàn bò thử nghiệm thụ tinh nhân tạo 61
4.3.2 Kết quả khám thai 90 ngày sau khi bò được dẫn tinh đông lạnh
cọng rạ 61
4.4 Kết quả tạo đàn bê lai 63
4.4.1 Kết quả tạo đàn bê lai đối với đàn bò được xử lý 63
4.4.2 Kết quả tạo đàn bê lai đối với đàn bò động dục tự nhiên 64
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 67
5.1 Kết luận 67
5.1.1 Thực trạng khả năng sinh sản của đàn bò địa phương nuôi tại
Điện Biên 67
5.1.2 Kết quả thử nghiệm 2 phác đồ gây động dục cho đàn bò tỉnh
Điện Biên 67
5.1.3 Kết quả ứng dụng phác đồ thụ tinh nhân tạo cho đàn bò với tinh
đông lạnh cọng rạ. 68
5.2 Đề nghị 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 70
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

vi

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

vii

TTNT : Thụ tinh nhân tạo
TTPTCN: Trung tâm Phát triển Chăn nuôi DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Một số đặc điểm sinh lý sinh sản của bò cái 7
Bảng 2.2. Biểu hiện của bò cái qua các giai đoạn của chu kỳ động dục 8
Bảng 3.1. Số bò tham gia xử lý gây động dục 37
Bảng 4.1. Các thông số về đàn bò cái sinh sản ở Điện Biên 46
Bảng 4.2. Khoảng thời gian không mang thai (nghỉ) của đàn bò cái 48
Bảng 4.3. Trạng thái cơ quan sinh sản (nhóm bò không có thai) 50
Bảng 4.4. Phân bố đàn bò phối giống qua các năm tại huyện Điện Biên 52
Bảng 4.5. Tỷ lệ bò động dục, đậu thai ở phác đồ PG-PG+PMSG 56
Bảng 4.6. Tỷ lệ bò động dục, đậu thai ở phác đồ GnRH-PG+GnRH 57
Bảng 4.7. Tỷ lệ bò động dục qua các thời điểm 58
Bảng 4.8. Thời gian từ lúc bò đẻ đến khi có chửa lại (ngày) (n = 18) 60
Bảng 4.9. Phân bố đàn bò thử nghiệm thụ tinh đông lạnh cọng rạ 61
Bảng 4.10. Kết quả khám thai 90 ngày sau khi bò được dẫn tinh đông lạnh
cọng rạ 62


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

1

1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Chủ động gây động dục và rụng trứng ở bò là làm cho một nhóm bò
hay cả đàn bò cái cùng động dục và rụng trứng vào một khoảng thời gian
ngắn. Kỹ thuật này cho phép tổ chức phối giống trên đàn bò cái và có thể điều
khiển gia súc đẻ tập trung vào một thời điểm đặc thù trong năm để thuận lợi
cho việc chăm sóc nuôi dưỡng bê.
Giống như các địa phương khác ở miền Bắc Việt Nam, đàn bò của tỉnh
Điện Biên động dục rải rác quanh năm. Theo dõi động dục để thụ tinh nhân
tạo (TTNT) kịp thời là bất khả thi vì không có dẫn tinh viên và nguồn tinh tại
chỗ, trong khi bò đực, bò cái được chăn thả tập trung nên khả năng tạp giao là
phổ biến. Nếu như không có các biện pháp cải tạo đàn thì mặc dù đàn bò tăng
từ 8 – 9% mỗi năm, thì đến 2015 tổng đàn bò có thể đạt được số lượng như dự
kiến 72.600 con, nhưng chất lượng, khối lượng, tính thích nghi lại giảm đi do
tỷ lệ đồng huyết cao. Như vậy, để tránh được các yếu tố trên và cải thiện năng

không khả thi. Vì vậy, chủ động gây động dục cho bò chẳng những làm giảm
công theo dõi phát hiện động dục mỗi cá thể bò cũng như chủ động quản lý
đàn, chủ động thời điểm cho bò sinh con, rút ngắn được khoảng cách giữa hai
lứa đẻ mà còn hữu ích trong công tác cải tạo giống tại đây khi mà tạo ra đàn
lai Zê - bu đang là một vấn đề chủ đạo để nâng cao năng suất đàn bò của tỉnh.
Sự vượt trội các tính năng ưu việt của TTNT bằng tinh đông lạnh so với
các biện pháp cải tạo đàn bằng các biện pháp khác đã được khẳng định. Tuy
nhiên, áp dụng thế nào để có hiệu quả lớn nhất trong chăn nuôi bò ở Điện Biên
nói riêng và các tỉnh Tây Bắc nói chung thì chưa có một công trình nào đề cập.
Trong khuôn khổ dự án sản xuất thử nghiệm cải tạo năng suất đàn bò,
đề tài “Một số kết quả bước đầu trong nghiên cứu cải tạo đàn bò địa
phương nuôi tại tỉnh Điện Biên” được triển khai nhằm kiểm tra các thông số
của hai phác đồ kỹ thuật, đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho việc áp dụng các
phác đồ này trên diện mở rộng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

3

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

4

1.2 Mục đích của đề tài
- Ứng dụng một số hormone để chủ động gây động dục và rụng trứng

được bắt đầu từ khi thành thục về tính cho đến khi sắp già cỗi.
Thơ ấu Đời sống sinh sản Già cỗi Thành thục tính
dục

Sơ đồ 2.1. Tóm lược đời sống sinh sản của bò

i

Gia súc thành thục về tính là thời điểm cơ quan sinh dục cái phát triển
hoàn thiện, trên buồng trứng có noãn chín, có trứng rụng và trứng có khả năng
thụ thai, tử cung cũng sẵn sàng cho thai làm tổ. Biểu hiện ở bên ngoài của con
vật là lông mượt, tai thính, thường xuyên chạy nhảy và nô đùa với con khác.
Bê cái thành thục về tính từ lúc 7 – 10 tháng tuổi, nhưng chỉ cho phối
giống được sau 18 – 20 tháng tuổi.
Qua nghiên cứu, tác giả Nguyễn Văn Thưởng, (1995) [11] đã cho thấy
bò sinh sản được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng tại chuồng và được gặm cỏ
ngoài bãi trong vụ đông xuân sẽ có tỷ lệ động hớn và phối giống có chửa cao
trong vụ hè thu. Bò đẻ cuối vụ đông xuân do có thời gian vận động và gặm cỏ
ngoài bãi trong suốt cả hè thu nên có điều kiện phát triển tốt trong thời gian
sinh trưởng về sau.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

6



7

* Yên tĩnh: Nếu bò không được thụ thai thì nó sẽ có một khoảng thời
gian 10 – 12 ngày nghỉ ngơi để chuẩn bị cho chu kỳ động dục tiếp theo.
- Sau khi rụng trứng, hoàng thể hình thành và phát triển trong vòng 4 –
5 ngày.
Các chỉ tiêu trên có phạm vi dao động lớn, chứng tỏ những đặc điểm
sinh lý sinh sản của bò cái còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: giống, cá
thể; điều kiện khí hậu – mùa vụ - môi trường; chế độ nuôi dưỡng – quản lý –
chăm sóc.
Bảng 2.1 . Một số đặc điểm sinh lý sinh sản của bò cái
(Hoàng Nghĩa Sơn và Lê Văn Ty, 2007) [10]
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Trung bình Dao động
Tuổi động dục lần đầu Tháng 15 12-24
Tuổi phối giống lứa đầu thích hợp

Tháng 20 15-30
Tuổi đẻ lứa đầu thích hợp Tháng 36 30-42
Chu kỳ động dục Ngày 21 17-24
Thời gian rụng trứng Giờ
12-14
h
sau kết
thúc động dục
6-18
Thời gian mang thai Ngày 281-282 250-310

nhảy lên mình
và cho phối
giống (1 thời
gian ngắn).
Bình thường
Ăn
uống
Bò kém ăn, lơ là gặm cỏ. Ăn ít hoặc bỏ ăn. Vẫn còn ăn ít. Bình thường.
Âm hộ
Sưng, xung huyết, đỏ,
hơi phù, bóng ướt, mép
âm hộ hơi hé mở.
Bớt sưng hơn. Hơi
thâm se, dính cỏ rác.

Hơi sưng. Bình thường
trở lại.
Âm đạo
Đỏ hồng, ướt, bóng. Bớt sưng hơn. Hơi
thâm se…
Hết sưng. Bình thường
trở lại.
Tử cung

Màng nhày tử cung dày
lên, tụ huyết.
Màng nhày tử cung
dày, trương lực tối đa.
Trương lực
bớt căng hơn.

Có thể vàng
nhô lên
Nội tiết
- Nang trứng tiết ra
oestradiol 17β với lượng
nhiều dần.
- Progestrerone giảm
thấp do thể vàng chu kỳ
trước ngưng hoạt động.
- Oestradiol 17β đạt
đỉnh cao.
- LH đạt đỉnh cao
vào ngày chịu đực
rồi giảm xuống đột
ngột.
- Oestradiol 17β giảm đột ngột,
sau đó tăng dần và tạo một đỉnh
thấp vào ngày thứ 5-6 của chu
kỳ sau.
- Progestrerone tăng dần đến
ngày thứ 9-10, đạt đỉnh cao ở
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

9

ngày thứ 5-6.
Tỷ lệ đậu thai sẽ cao nếu bò cái được phối giống vào cuối thời kỳ biểu

trứng tiết ra chất gọi là Fertilizin, chất này kích thích hoạt động của tinh trùng
và hướng tinh trùng vào phía mình. Tinh trùng gặp trứng, bao vây xung quanh
trứng. Acroxom của tinh trùng tiết men Hyaluronidaza, men này hòa tan và
phân giải chất keo giữa các tế bào nang vành phóng xạ làm chúng tách rời ra,
tế bào trứng được lộ ra ngoài, khi số lượng tinh trùng quá ít, men
Hyaluronidaza không đủ để phá vành phóng xạ, quá trình thụ tinh sẽ không
diễn ra. Ngược lại khi số tinh trùng quá nhiều, men Hyaluronidaza không
những phá vỡ lớp tế bào nang vành phóng xạ mà còn phá vỡ cả tế bào trứng.
Cơ chế này cho biết: Tại sao cần có một số lượng nhất định tinh trùng
mới đảm bảo được sự thụ tinh, tạo lượng tinh trùng quá nhiều hoặc quá ít lại
làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Acroxom của tinh trùng dễ bị tổn thương khi có tác
nhân ngoài tác động, tinh trùng bị tổn thương Acroxom mất tác dụng trong
quá trình thụ tinh. Ngày nay người ta có thể đánh giá chất lượng tinh dịch
thông qua Acroxom của tinh trùng. Men Hyaluronidaza không mang đặc
trưng cho các loài gia súc. Men này của một loại gia súc nào đó có thể phân
giải và phá vỡ được tất cả vành phóng xạ tế bào trứng của các loại gia súc
khác. Đây cũng là cơ sở cho việc hỗn hợp tinh dịch trong thụ tinh nhân tạo.
Thời gian cho việc tinh trùng bao vây, phong tỏa và làm tan vỡ vành phóng xạ
kéo dài ở bò khoảng 2 – 3 giờ, cừu 3 – 4 giờ, ở lợn 1 giờ.
b) Tinh trùng chui vào tế bào trứng
Sau khi phá vỡ vành phóng xạ, tinh trùng tiếp xúc với màng trong suốt
của tế bào trứng, phản ứng Acroxom tiếp tục xảy ra, giúp tinh trùng chui vào
trong màng trong suốt. Việc chui qua màng trong suốt mang tính đặc trưng
cho loài nhờ có men zonalizine trong màng trong suốt nên tinh trùng của loài
nào chỉ chui vào màng trong suốt của trứng loài đó. Sau khi chui vào màng
trong suốt, tinh trùng nằm ở khoảng không giữa màng trong suốt và màng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

12

Quá trình phân chia được diễn ra trong suốt thời gian di chuyển xuống tử
cung, niêm mạc tử cung đã được chuẩn bị cho sự cư trú làm tổ của hợp tử.
2.1.4 Quá trình mang thai
Sự phát triển của thai là hiện tượng sinh lý đặc biệt của cơ thể, nó được
bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi đẻ xong. Trong thực tế, thời
gian có thai của bò được tính ngay từ ngày phối giống cuối cùng cho đến ngày
đẻ. Thời gian mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tuổi của mẹ, điều
kiện nuôi dưỡng, chế độ khai thác và sử dụng, số lượng thai, đôi khi còn phụ
thuộc vào lứa đẻ hoặc tính biệt của thai. Thời gian mang thai của bò dao động
trong khoảng 278 – 290 ngày.
2.1.5 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ là thước đo khả năng sinh sản một cách rõ
rệt của gia súc. Ở bò, một năm một lứa là khoảng cách lý tưởng. Khoảng cách
lứa đẻ dài ảnh hưởng đến toàn bộ thời gian cho sản phẩm và số bê con được
sinh ra trong một đời bò mẹ, dẫn đến hạn chế việc nâng cao tiến bộ di truyền.
Khoảng cách lứa đẻ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, đặc điểm
sinh vật của giống, thời gian động dục lại sau khi đẻ, kỹ thuật phối giống…gia
súc càng mắn đẻ thì hệ số tái sản xuất (K
t
) càng cao. Lauhiuna (Liên Xô cũ)
đã đưa ra công thức tính hệ số tái sản xuất của bò (K
t
):

minh rằng thời gian này dài hơn chút ít. Thời gian tử cung hồi phục hoàn toàn
ở bò đẻ lứa đầu là 42 ngày. Ở bò đã đẻ nhiều lần là 50 ngày. Bằng phương
pháp khám qua trực tràng cho biết: 3 – 4 ngày sau khi đẻ thể tích tử cung
giảm đi 1/2 và vào khoảng ngày thứ 15 – 17 sau khi đẻ, tử cung hồi phục gần
như hoàn toàn. Trong thời gian sau khi đẻ sự phá hoại của mô nội mạc tử
cung kèm theo sự có mặt của số lượng lớn bạch cầu cùng với việc giảm thấp
lòng mạch nội mạc tử cung. Các tế bào cổ tử cung giảm về số lượng và kích
thước. Những biến đổi nhanh chóng và không cân đối có thể là một nguyên
nhân làm cho tỷ lệ đậu thai sau khi đẻ bị giảm thấp. Các mô máu bị tróc và
rụng khỏi dạ con 12 ngày sau khi đẻ. Sự tái sinh của bề mặt biểu mô ở các
núm xuất hiện bằng cách lớn lên từ mô bao bọc xung quanh và được hoàn tất
sau khi đẻ 30 ngày (Nguyễn Tấn Anh và Cs, 1995 [2]). Theo Nguyễn Trọng
Tiến và Cs (1991) [12] cho biết khoảng 60 ngày sau khi đẻ có 75% số bò cái
có cơ quan sinh dục được hồi phục, sau 75 ngày có 87%. Đối với bò đẻ khó,
sót nhau thời gian này là 4 tháng. Tác giả cũng cho biết ở đàn bò cái sự hồi
phục tử cung khi không mang thai là 11,4 ngày. Sự co dạ con còn phụ thuộc
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

14

vào cơ thể, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, quá trình đẻ và sự hộ lý chăm sóc
sau khi đẻ.
2.1.7 Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
a) Di truyền (nhân tố bên trong)
Các tính trạng sinh sản thường có hệ số di truyền (h
2
) rất thấp. Ở bò, hệ số


15

bao bọc buồng trứng và cố định hormone cũng dẫn đến sinh sản thấp. Trong
trường hợp nuôi dưỡng bò ở mức dinh dưỡng thấp, chức năng sinh sản bị kìm
hãm. Như vậy cần xác định mức dinh dưỡng phù hợp và điều chỉnh sao cho
khẩu phần được cân đối về protein, các axit amin, đường, khoáng và vitamin
cho gia súc trong từng giai đoạn cụ thể. Khẩu phần ăn thiếu khoáng hoặc vi
lượng cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trứng, gây rối loạn sinh sản
và ức chế động dục, nhất là thiếu phốt pho. Bò cái thường thiếu phốt pho do
việc cung cấp cho nhu cầu tiết sữa. Buồng trứng những con này nhỏ lại, sau
khi đẻ thường chỉ động dục một lần, nếu không phối kịp thời thì sau cai sữa
mới động dục lại.
Kẽm (Zn) tham gia kích thích sự chuyển hóa caroten thành vitamin A, sự
thiếu hụt kẽm diễn ra cùng với sự thiếu hụt vitmin A trong cơ thể, niêm mạc
mắt, niêm mạc ruột và niêm mạc đường sinh dục có hiện tượng sừng hóa, hợp
tử khó làm tổ, khó bám ở sừng tử cung, kẽm và phốt pho có ảnh hưởng đến sự
sản sinh hormone sinh dục. Khi thiếu những nguyên tố này buồng trứng
thường nhỏ lại. Một lượng kẽm đầy đủ sẽ làm tăng độ mắn đẻ và làm giảm tỷ
lệ chết phôi (Nguyễn Trọng Tiến và Cs, 1991, [12]).
Số lượng những nguyên tố khác nhau tham gia vào thành phần cơ thể
động vật dao động trong phạm vi rộng. Người ta cũng nghiên cứu vai trò của
magiê, sắt, đồng, coban, mangan, iod cũng như canxi, photpho, natri, kali và
một số nguyên tố khác trong quá trình sinh sản ở động vật. Magiê tham gia
vào quá trình co bóp của cơ trơn, cơ vân. Thiếu magiê nội bào làm giảm hoạt
tính bắp thịt, từ đó làm kéo dài quá trình đẻ của gia súc, nhau chậm ra, sinh
viêm tử cung dẫn đến chậm sinh.
Đồng và sắt trong cơ thể nằm ở những liên kết chức năng. Đồng giúp hấp
thu sắt và sinh tổng hợp hemoglobin tham gia vào chuyển hóa sắc tố điều tiết
chức phận lông, da. Những hợp chất của đồng kích thích trung tâm sinh dục

khoảng vài giờ. Thời điểm rụng trứng của bò cái nằm trong khoảng 10 – 15
giờ sau khi kết thúc động dục. Nên cần chọn thời gian phối phù hợp để đạt tỷ
lệ thụ thai cao.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status