phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức - Pdf 24

A, ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, pháp luật là một bộ phận thuộc kiến trúc
thượng tầng, pháp luật có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố khác
của kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng. Chính mối quan hệ này đã
góp phần thể hiện bản chat của pháp luật. Mối trong những mối quan
hệ mà chúng ta phải nói tới là mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật
và chuẩn mực đạo đức.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Các khái niệm chung
1. Thế nào là chuẩn mực pháp luật?
Chuẩn mực pháp luật là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt
buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai
cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp
giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.
2. Đạo đức là gì? Thế nào là chuẩn mực đạo đức?
Đạo đức là lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần của xã hội, nó bao
gồm các phạm trù xã hội như thiện, ác, tốt, xấu, công bằng, lương tâm,
danh dự… cùng với những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử
cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội trong xã hội.
Chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi đối
với hành vi của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan
niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương
tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo
đức tinh thần của xã hội.
II. Đặc điểm của chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức
1.Chuẩn mực pháp luật
Dưới góc nhìn của nhiều nhà xã hội học thì pháp luật thường
được tiếp cận nghiên cứu với tư cách là một loại chuẩn mực xã hội. Vì
vậy, tính chuẩn mực của pháp luật là vấn đề được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm. Tính chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn
cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể xử sự một cách tự do

Chuẩn mực đạo dức thường mang tính giai cấp, mặc dù tính giai
cấp của nó không thể hiện mạnh mẽ, rõ nét như tính giai cấp của chuẩn
mực pháp luật. Tính giai cấp của chuẩn mực đạo đức thể hiện ở chỗ, nó
được sinh ra cũng là nhằm để củng cố, bảo vệ hay phục vụ cho các nhu
cầu, lợi ích vật chất, tinh thần của giai cấp này hay giai cấp khác trong
một xã hội nhất định.
Chuẩn mực đạo đức được đảm bảo tôn trọng và thực hiện thực
tế trong xã hội là nhờ vào hai nhóm yếu tố: khách quan và chủ quan
Các yếu tố chủ quan là các yếu tố tồn tại, thường trực trong ý
thức, quan điểm của mỗi cá nhân, chí phối và điều khiển hành vi của
họ, bao gồm:
Thứ nhất, về những thói quen, nếp sống trong sinh hoạt hằng
ngày của mỗi người, chúng được lập đi lặp lại nhiều lần trong quá trình
xã hội hóa cá nhân, trở thành cái thường trực trong mỗi người và điều
khiển hành vi đạo đức của họ một cách tức thời.
Thứ hai, sự tự nguyện, tự giác của mỗi nghười trong việc thực
hiện hành vi đạo đức phù hợp với các quy tắc của chuẩn mực đạo đức.
Ba là, sức mạnh nội tâm, chịu sự chi phối của lương tâm con
người. Lương tâm của điều chỉnh hành vi của con người. Một hành vi
vi phạm chuẩn mực đạo đức có thể không bị pháp luật trừng phạt
nhưng nó lại bị lương tâm chi phối, bị lương tâm “ cắn rứt”.
Các yếu tố khách quan là những yếu tố tồn tại bên ngoài ý thức
con người, nhưng lại luôn giữ vai trò chi phối, điều chỉnh hành vi đạo
đực của họ, bao gồm:
Thứ nhất, đó là sự tác động, ảnh hưởng của các thuần phong, mĩ
tục trong xã hội, hành vi hợp đạo đức của những người xung quanh tới
ý thức và hàh vi của mỗi cá nhân. Đây là biểu hiện của tâm lý bắt
chước. Tâm lý bắt chước thúc đẩy cá nhân thực hiện hành vi đạo đức
đã được định hình đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Hai là, sức mạnh của dư luận xã hội trong việc định hướng và

Mặc dù chịu sự tác đọng của đạo đức và các quy phạm xã hội
khác, nhưng pháp luật có tác động mãnh mẽ đối với đạo đức. Pháp luật
có thể lạo bỏ các chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời, cải tạo các chuẩn mực
đạo đức, góp phần tạo nên những chuẩn mực đạo đức mới, phù hợp với
tiến bộ xã hội.
Chuẩn mực đạo đức và pháp luật tuy khác nhau về phạm vi tác
động, cơ chế tác động tới các quan hệ xã hội, nhưng chúng có chung
mục đích điều tiết, điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Mối
quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức là pháp luật là mối quan hệ tác động
qua lại, hỗ trợ lẫn nhau và bổ sung cho nhau trong quá trình điều chỉnh
hành vi của con người. Trong mối quan hệ này, chuẩn mực đạo đức có
phạm vi điều chỉnh các quan hệ xã hội rộng hơn, còn pháp luật có
phạm vi điều chỉnh sâu hơn. Trong một số trường hợp, định hướng đạo
đức muốn được thực hiện một cách phổ biến trong xã hội thì phải
thông qua các quy phạm pháp luật để thể hiện. Điều đó cho thấy, ở một
khía cạnh nhất định pháp luật có ưu thế nổi trổi hơn so với chuẩn mực
đạo đức.Pháp luật không chỉ là sự ghi nhận chuẩn mực đạo đức mà còn
là công cụ, phương tiện bảo vệ chuẩn mực đạo đức một cách hữu hiệu
bằng các biện pháp, chế tài cụ thể. Pháp luật có vai trò to lớn trong việc
duy trì, bảo vệ và phát triển các quy tắc đạo đức phù hợp, tiến bộ trong
xã hội.
Ngược lại, chuẩn mực đạo đức là nền tảng tinh thần để thực hiện
các quy định của pháp luật. Trong nhiều trương hợp, các cá nhân trong
xã hội thực hiện một hành vi pháp luật hợp pháp không phải vì họ hiệu
các quy định của pháp luật mà hoàn toàn xuất phat từ quy tắc đạo đức.
Nhiều quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của chuẩn mực đạo đức được nhà nước
sử dụng và nâng lên thành pháp luật. Khi xây dựng và ban hành pháp
luật, nhà nước không thể không tính tới các quy tắc của chuẩn mực đạo
đức. Vì vậy giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức có mối
quan hệ khăng khít với nhau.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp thì ranh giới điều chỉnh
giữa chuẩn mực đạo đức và pháp luật chưa phù hợp hay sự pháp luật
hóa các quy tắc, quan niệm đạo đức không cụ thể dấn đến khó ứng
dụng trong thực tế. Chẳng hạn như, Bộ luật dân sự qui định, các giao
dịch dân sự không được trái với đạo đức xã hội. Trên thực tế, đánh giá
hành vi nào đó là trái hay không trái với đạo đức xã hội không phải là
vấn đề đơn giản, cùng một hành vi nhưng có thể có các đánh giá khác
nhau, thậm chí đối lập nhau.
Trong xã hội nhiều quan niệm, tư tưởng đạo đức cổ hủ, lạc hậu
vẫn còn tồn tại mà chưa bị ngăn chặn đúng mức cần thiết. Thí dụ như
tư tưởng gia trưởng, thói các nhân chủ nghĩa, tư tưởng địa vị, đẳng cấp,
trọng nam khinh nữ… vẫn có ảnh hưởng không nhỏ trong đại bộ phận
dân cư. Và hệ thống pháp luật hiện hành còn nhiều quy định cần thiết,
đáng có.
Cuối cùng, đạo đức trong xã hội xuống cấp là nguyên nhân
chính làm gia tăng các vi phạm pháp luật cả về số lượng và mức độ
nghiêm trọng.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Qua phân tích ở trên ta thấy mối quan hệ giữa pháp luật và đạo
đức rất quan trọng. Chúng có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau,
cả hai đều có vai trò trọng sự điều chỉnh hành vi của con người, hướng
tới chân- thiện - mỹ. Đồng thời góp phần vào sự ổn định và đảm bảo
cho sự pháp triển của xã hội và của cộng đồng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ts. Ngọ Văn Nhân, Giáo trình xã hội học pháp luật, Nxb Tư
pháp, tr. 181-202
2. Other - Mối liên hệ giữa pháp luật với đạo đức , liên hệ với
thực tế ở Việt Nam, www.wattpad.com/1425393
3.Bàn về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức ,
tailieuhay.com


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status