Thực trạng và các yếu tố tác động đến công tác giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007-2009 - Pdf 25


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


công tác giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007-2009 ” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên
cứu trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào
khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trƣờng Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong
suốt thời gian học tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS.PHẠM THUỲ LINH đã tận tình hướng
dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Tác giả luận văn Vũ Thị Thu

MỤC LỤC

Trang
Danh mục chữ viết tắt………………………………………………….….i
Danh mục các bảng………………………………………………….….…ii
MỞ ĐẦU…………………………………… ……………………… ….1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC LÀM VÀ CÔNG TÁC
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM…………………………… ….… 8


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở TỈNH
BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2007-2009……………… …… 27
2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang………………….…… …27
2.1.1
Đặc điểm tự nhiên và dân số………………………………… 27
2.1.2
Đặc điểm kinh tế - xã hội…………………………………… 27
2.2 Đặc điểm nguồn lao động tỉnh Bắc Giang……………………… 31
2.2.1
Quy mô nguồn nhân lực……………………………………….31
2.2.2
Chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bắc Giang………………… 32
2.3 Thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang…………….…….33
2.3.1
Đào tạo lao động………………………………………………33
2.3.2
Chính sách lao động, việc làm……………………………… 34
2.3.3
Giải quyết việc làm trong các ngành kinh tế………………… 37
2.3.4
Thực trạng hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh
Bắc Giang…………………………………………………… 42
2.3.5
Thực trạng xuất khẩu lao động (XKLĐ) ở tỉnh Bắc Giang……43
2.4 Những nhân tố ảnh hƣởng đến giải quyết việc làm tỉnh Bắc Giang…….44
2.4.1
Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động…………….… 46
2.4.2
Mức gia tăng dân số………………………………………… 47

Tiến hành hợp tác lao động quốc tế………………………… 71
3.2.8
Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về tạo việc làm ở tỉnh
Bắc Giang…………………………………………………… 73
KẾT LUẬN…………………………… ……………………………… 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………….…………………………… 79
PHỤ LỤC

i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT
Từ viết tắt
Nguyên nghĩa
1
CNH – HĐH
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
2
KHCN
Khoa học công nghệ



29
2
Bảng 2.2:
Cơ cấu công nghiệp năm 2009
30
3
Bảng 2.3:
Giá trị sản xuất và cơ cấu các phân ngành của
ngành Nông-Lâm-Thuỷ sản Bắc Giang thời kỳ
2007-2009

31
4
Bảng 2.4:
Lao động và đóng góp trong tổng sản phẩm xã hội
của một số ngành dịch vụ

32
5
Bảng 2.5:
Quy mô nguồn lao động của tỉnh Bắc Giang
33
6
Bảng 2.6:
Lao động công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
39
7
Bảng 2.7:
Lao động làm việc trong ngành thương mại,

54
13
Bảng 2.13:
Bảng thống kê kết quả điều tra về xuất khẩu lao
động của tỉnh Bắc Giang

57
1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong
các quyết sách phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia để hướng tới sự
phát triển bền vững. Có việc làm vừa giúp bản thân người lao động có thu
nhập, vừa tạo điều kiện để phát triển nhân cách và lành mạnh hoá các quan hệ
xã hội.
Năm 2009, tỉnh Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.827km
2
, dân số
1.555.720 người, mật độ dân số 407 người/km
2
. Chất lượng lao động thấp, tỷ
lệ lao động có trình độ văn hoá phổ thông trở lên năm 2008 là 9,19%, năm
2009 là 12,47%; số lao động được đào tạo nghề sơ cấp và công nhân kỹ thuật là

thôn Hà Nội đến năm 2010; 2015 là 32% và 39%.
2) “Các giải pháp giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn
suy thoái Kinh tế hiện nay”, Luận văn Th.S Vũ Mai Anh, Đại học Kinh tế
quốc dân, năm 2009 [2]. Tác giả đề cập đến vấn đề cần thiết phải tăng cường
giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Ninh và đưa ra những giải pháp giải quyết việc
làm ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay.
3) “Giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình - Thực trạng và giải pháp”,
Luận văn Th.S Bùi Xuân An, Học viện hành chính Quốc gia Hà Nội, năm
2008 [1]. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Thái
Bình, đồng thời tác giả cũng đưa ra những phương hướng cơ bản và những
giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình. Một số giải pháp
chủ yếu được tác giả đưa ra nhằm giải quyết việc làm như đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông 3
thôn trên cơ sở đó tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, xây dựng và phát
triển kinh tế mũi nhọn gắn với giải quyết việc làm cho người lao động…
4) Tạp chí Cộng sản số 23 (143) năm 2007, Bộ trưởng Bộ Lao động
thương binh và xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân bàn luận về vấn đề “Giải quyết
việc làm trong thời kỳ hội nhập”. Tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bản và
cấp thiết như: hoàn thiện thể chế thị trường lao động theo định hướng xã hội
chủ nghĩa; nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản, cơ chế, chính
sách theo hướng tiếp cận với chuẩn mực chung của quốc tế về lao động,
việc làm và thị trường lao động, phù hợp các thông lệ và cam kết quốc tế
của Việt Nam trong hội nhập; đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng
minh bạch, công khai và đơn giản; tăng cường phân cấp, nâng cao trách
nhiệm của chính quyền địa phương nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt
động trong lĩnh vực lao động - việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lao
động cả về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng tay

học nào nghiên cứu sâu về vấn đề giải quyết việc làm ở Bắc Giang. Như vậy,
việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng và các yếu tố tác động đến hoạt động
giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007-2009 ” là cần thiết, có
ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của Luận văn là nhằm nghiên cứu, đánh giá công tác giải
quyết việc tại tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2007-2009.
Mục đích chính này được thể hiện bằng những nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể sau:
- Hệ thống hóa lại những vấn đề lý luận cơ bản về lao động, việc làm và
giải quyết việc làm. 5
- Phân tích đặc điểm và thực trạng về việc làm ở tỉnh Bắc Giang.
- Xác định những nhân tố tác động đến giải quyết việc làm ở tỉnh
Bắc Giang.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết có hiệu quả vấn đề việc
làm, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về việc làm và công tác giải quyết việc làm ở tỉnh
Bắc Giang.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về giải quyết việc làm tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2007-2009. Tác giả chọn giai đoạn 2007-2009 để nghiên cứu về thực trạng và
các yếu tố tác động đến hoạt động giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang vì tác
giả muốn lấy những số liệu thực tế gần nhất để phục vụ cho nghiên cứu đề tài
luận văn của mình được tốt hơn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

. Trong lĩnh vực Công nghiệp: 2 phiếu.
. Trong lĩnh vực dịch vụ và thương mại: 2 phiếu.
. Trong lĩnh vực Nông nghiệp và Lâm nghiệp: 2 phiếu.
+ Cơ quan hành chính sự nghiệp: 2 cơ quan.
. Hành chính: 2 phiếu.
. Sự nghiệp: 2 phiếu.
- Người lao động:
. Trong lĩnh vực Công nghiệp: 2 phiếu.
. Trong lĩnh vực dịch vụ và thương mại: 2 phiếu.
. Trong lĩnh vực Nông nghiệp và Lâm nghiệp: 2 phiếu. 7
. Hành chính: 4 phiếu.
. Sự nghiệp: 3 phiếu.
- 01 Trung tâm giới thiệu việc làm.
. Người quản lý: 2 phiếu.
. Người lao động: 5 phiếu.
6. Những đóng góp của luận văn
+ Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về việc làm và giải quyết
việc làm.
+ Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2007 - 2009.
+ Phân tích những nhân tố tác động đến giải quyết việc làm ở tỉnh
Bắc Giang.
+ Đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm giải quyết
có hiệu quả vấn đề việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
được chia thành 3 chương:

Nguồn lao động xét về mặt chất lượng, cơ bản được đánh giá ở trình độ
chuyên môn, tay nghề, (trí lực) và sức khỏe (thể lực) của người lao động. 9
1.1.2 Lực lượng lao động
Trong kinh tế học những người trong lực lượng lao động là những người
cung cấp lao động. Thông thường, lực lượng lao động bao gồm tất cả những
người đang ở trong độ tuổi lao động - thường là lớn hơn một độ tuổi nhất định
(trong khoảng từ 14 đến 16 tuổi) và chưa đến tuổi nghỉ hưu (thường trong
khoảng 65 tuổi) đang tham gia lao động. Những người không được tính vào
lực lượng lao động là những sinh viên, người nghỉ hưu, những cha mẹ ở nhà,
những người trong tù, những người không có ý định tìm kiếm việc làm. Ở
Hoa Kỳ, lực lượng lao động được xác định là những người từ 16 tuổi trở lên,
đã có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm. Các Luật lao động trẻ em ở Hoa
Kỳ cấm việc thuê người dưới 18 tuổi trong các nghề nguy hiểm [17].
Một phần nhỏ trong lực lượng lao động đang tìm kiếm việc làm nhưng
không thể tìm được việc làm tạo thành đội quân thất nghiệp.
1.2 Việc làm
1.2.1. Định nghĩa việc làm
Tại Điều 13, chương 2 (việc làm) Bộ Luật lao động của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu
nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” [4].
Khái niệm này được vận dụng trong các cuộc điều tra về thực trạng lao
động và việc làm hàng năm của Việt Nam và được cụ thể hoá thành ba dạng
hoạt động sau:
- Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương dưới dạng bằng tiền
hoặc bằng hiện vật.
- Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân bao gồm: sản xuất
nông nghiệp trên đất do chính thành viên được quyền sử dụng; hoặc

11
tiếp” cho người tham gia hoạt động - như công việc nội trợ của người phụ
nữ… lại không được coi là việc làm. Nhờ phụ nữ làm công việc nội trợ đã
góp phần làm giảm chi tiêu của gia đình, tạo điều kiện cho chồng, con yên
tâm hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời góp phần tăng thêm lượng vốn
đầu tư vào sản xuất, phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho cả gia đình. Như
vậy, thực chất của vấn đề công việc nội trợ của người phụ nữ cũng đã góp
phần làm tăng thu nhập của cả gia đình.
Với ý nghĩa đó, luận văn sẽ định nghĩa việc làm là một dạng hoạt động
có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, có thu nhập hoặc tạo điều kiện tăng
thêm thu nhập cho người thân, gia đình hoặc cộng đồng.
Việc làm là hình thức biểu hiện của lao động trong thực tế. Lao động là
hoạt động của xã hội nói chung, phản ánh bản chất xã hội của con người nói
chung còn việc làm là hoạt động cụ thể của mỗi người lao động khi tham gia
vào quá trình lao động nói chung đó.
Việc làm một mặt phản ánh mối quan hệ giữa những người lao động với
tự nhiên bởi vì để làm việc người lao động phải sử dụng sức lao động của
mình kết hợp với công cụ lao động, tác động lên đối tượng lao động để tạo ra
sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Chính vì vậy việc làm chịu sự tác
động của quy luật và điều kiện tự nhiên. Mặt khác, việc làm là kết quả của
quá trình phân công lao động xã hội hình thành những ngành nghề khác nhau,
mỗi người lao động tham gia quá trình lao động sản xuất với một việc làm cụ
thể dựa vào kỹ năng chuyên môn của mình. Do đó, việc làm biểu hiện mối
quan hệ giữa những người lao động với nhau, với xã hội. Vì vậy, việc làm
cũng chịu tác động của các quy luật kinh tế - xã hội.
Như vậy, việc làm là cái vỏ xã hội, là cái khung pháp lý trong đó
hoạt động lao động diễn ra. Lao động là phạm trù vĩnh viễn của xã hội loài 12

hành nó sử dụng hết quĩ thời gian lao động, mang lại thu nhập cho họ thấp
dưới mức lương tối thiểu và người tiến hành việc làm không đầy đủ là
người thiếu việc làm .
Theo tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization - ILO) thì
khái niệm thiếu việc làm được biểu hiện dưới hai dạng sau .
- Thiếu việc làm vô hình: Là những người có đủ việc làm làm đủ thời
gian, thậm chí còn quá thời gian qui định nhưng thu nhập thấp do tay nghề, kỹ
năng lao động thấp, điều kiện lao động xấu, tổ chức lao động kém, cho năng
suất lao động thấp thường có mong muốn tìm công việc khác có mức thu
nhập cao hơn .
Thước đo của thiếu việc làm vô hình là :
Thu nhập thực tế
K
VH
= x 100%
Mức lương tối thiểu hiện hành

- Thiếu việc làm hữu hình: Là hiện tượng người lao động làm việc với
thời gian ít hơn quỹ thời gian qui định, không đủ việc làm và đang có mong
muốn kiếm thêm việc làm và luôn sẵn sàng để làm việc.
Thước đo của thiếu việc làm hữu hình là:
Số giờ làm việc thực tế
K
HH
= x 100%
Số giờ làm việc theo quy định
* Phân loại việc làm theo vị trí lao động của người lao động:
+ Việc làm chính: Là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thời
gian nhất và đòi hỏi yêu cầu của công việc cần trình độ chuyên môn kỹ thuật.


Thất nghiệp được chia thành nhiều loại:
- Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do sự di chuyển của người lao động
giữa các vùng, giữa các công việc hoặc giữa những giai đoạn khác nhau
của cuộc sống, bao gồm những người lao động đang trong thời gian tìm
kiếm công việc tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng, những người mới bước
vào lực lượng lao động đang tìm kiếm việc làm, phụ nữ quay lại lực lượng
lao động sau khi có con. Thất nghiệp tạm thời ở mức độ nào đó là sự cần
thiết trong một nền kinh tế luôn có sự thay thổi. Vì nhiều nguyên nhân khác
nhau, chẳng hạn các loại hàng hoá thị trường yêu cầu luôn thay đổi theo
thời gian, khi nhu cầu về hàng hoá đó thay đổi thì nhu cầu về lao động để
sản xuất ra những hàng hoá đó cũng thay đổi theo. Ngoài ra các doanh
nghiệp có thể bất ngờ bị phá sản hoặc không chấp nhận hiệu quả làm việc
thấp của người lao động khiến người lao động mất việc [14].
- Thất nghiệp có tính cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung
và cầu về các loại lao động, các ngành nghề chuyên môn… Sự mất cân
đối này xảy ra vì mức cầu đối với loại lao động này thì tăng còn mức cầu
đối với loại lao động khác thì lại giảm đi, trong khi mức cung lại không
được điều chỉnh một cách kịp thời. Trong trường hợp này, nếu mức lương
thật sự linh hoạt thì sự mất cân đối trên thị trường lao động sẽ mất đi khi
tiền lương hạ xuống trong những khu vực có mức cung ứng cao và tăng
lên trong những khu vực có mức cầu lao động cao. Khi mức tiền lương
không linh hoạt, sự mất cân đối trong cung cầu lao động tất yếu sẽ dẫn tới
tình trạng thất nghiệp cơ cấu [14].
- Thất nghiệp chu kỳ: Xảy ra khi mức cầu chung về lao động thấp, nguồn
gốc gây ra thất nghiệp theo chu kỳ là tổng cầu giảm, nền kinh tế đi vào giai
đoạn suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Sự phân biệt giữa thất nghiệp theo chu 16
kỳ và các loại thất nghiệp khác là then chốt để phán đoán về tình hình chung

động không có việc làm và dẫn đến tình trạng thất nghiệp.
Ngoài ra còn một số các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc làm ở tầm
vĩ mô như các chính sách kinh tế của nhà nước, vì khi các chính sách kinh tế
phù hợp sẽ tạo điều kiện khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển làm
cho cầu lao động tăng đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều chỗ làm mới.
Dân số và lao động là hai vấn đề có quan hệ rất chặt chẽ với nhau, quy
mô dân số càng lớn thì nguồn lao động càng nhiều và ngược lại khi nguồn lao
động càng lớn lại là sức ép đối với công tác tạo việc làm cho người lao động
bởi vì: khi cung về lao động lớn sẽ tạo ra một lượng lao động dư thừa cần giải
quyết việc làm. Ngược lại khi cầu lao động lớn hơn cung lao động sẽ dẫn đến
tình trạng thiếu hụt lao động tham gia vào các ngành kinh tế. Vì vậy tỷ lệ tăng
dân số và nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến vấn đề lao động và tạo việc làm
cho người lao động.
Tạo việc làm được phân loại thành [6]:
+ Tạo việc làm ổn định: Công việc được tạo ra cho người lao động mà
tại chỗ làm việc đó họ có thu nhập lớn hơn mức thu nhập tối thiểu hiện hành
và ổn định theo thời gian từ 3 năm trở lên: Việc làm ổn định luôn tạo cho
người lao động một tâm lý yên tâm trong công việc để lao động hiệu quả hơn.
+ Tạo việc làm không ổn định: Được hiểu theo 2 nghĩa, đó là:
Công việc làm ổn định nhưng người thực hiện phải liên tục năng động
theo không gian, thường xuyên thay đổi vị trí làm việc những vẫn thực hiện
cùng một công việc. 18
Công việc làm không ổn định mà người lao động phải thay đổi công việc
của mình trong thời gian ngắn.
1.3 Ý nghĩa của việc giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm cho người lao động có ý nghĩa kinh tế, chính trị - xã
hội rất quan trọng trong từng đơn vị kinh tế ở cơ sở cũng như trên phạm vi


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status