Phát biểu cảm nghĩ về bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới - Pdf 26

Phát biểu cảm nghĩ về bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới
Đề bài: Em hãy Phát biểu cảm nghĩ của em về bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới
Chiến thắng Điện Biên Phủ vang động cả thế giới khiến cho các dân tộc đang tiến hành cuộc
cách mạng giải phóng khỏi ách áp bức của chế độ thực dân và những người tiến bộ khắp năm
châu đều cảm phục và kính yêu nhân dân Việt Nam. Năm 1956, một số nghệ sĩ điện ảnh Ba Lan
dựng một cuốn phim về nước ta lấy tên là Cây tre Việt Nam, coi cây tre tiêu biểu cho những đức
tính tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, nhất là tinh thần chiến đấu bất khuất, bền bỉ, kiên cường.
Nhà văn Thép Mới viết lời thuyết minh cho bộ phim ấy. (Thuyết minh bắt buộc đi kèm hình ảnh
trên phim, làm phận sự đưa ra đôi lời ngắn gọn, có ý nghĩa, để giới thiệu và làm tăng khả năng
diễn đạt của hình ảnh). Bài văn này giàu chất thơ và giàu nhạc tính, hình ảnh đẹp có sức biểu
cảm cao, chắp cánh cho trí tưởng tượng của người đọc bay bổng. Có thể coi đây là một thiên tùy
bút xuất sắc, kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa nghệ thuật miêu tả với trữ tình và bình luận.
Sau 1954, khí thế của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn đang còn hừng hực nóng hổi như mới xảy
ra hôm qua. Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam mỗi sáng vẫn cử bài Giải phóng Điện Biên làm
nhạc hiệu. Nhân dân miền Bắc phấn khởi bắt tay vào khôi phục kinh tế, xây dựng xã hội chủ
nghĩa. Các nước bạn giúp đỡ nước ta rất nhiều về cả vật chất lẫn tinh thần. Bộ phim Cây tre Việt
Nam được hoàn thành và bài văn này được viết trong hoàn cảnh sôi động ấy.
Phim lấy cây tre làm biểu tượng, lời thuyết minh cũng phải theo ý đó. Các nhà làm phim miêu tả
một đôi nét tiêu biểu, coi tre là thứ cây gắn bó, chở che cho một nền văn hóa, là người bạn thân
thiết, gần gũi với người nông dân suốt cả một đời từ thuở nằm nôi cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay.
Tre là người bạn kề vai sát cánh trong cuộc sống lao động hằng ngày, đồng thời cũng là người
bạn son sắt, thủy chung trong cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp gian khổ, oanh liệt và
chiến thắng lẫy lừng. Người dựng phim cũng như người viết thuyết minh nhằm ca ngợi cuộc
sống giản dị, nên thơ, ca ngợi cuộc chiến đấu và chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam với
những đức tính tốt đẹp thể hiện nơi cây tre giản dị mà cao quý.
Bài văn chia làm bốn đoạn. Đoạn một là phần mở bài, nêu ý bao quát toàn bài và phác họa hình
ảnh cây tre với những phẩm chất nổi bật của nó. Đoạn hai và ba là phần thân bài, phát triển và
minh họa cho ý chính. Đoạn bốn là phần kết bài.
Nội dung ấy được mở rộng và minh họa bằng những chi tiết, hình ảnh sắp xếp theo trình tự hợp
lí như sau:
Tre (và những cây cùng họ) có mặt khắp nơi trên đất nước ta. Tre có vẻ đẹp giản dị và nhiều

những điều đó nhưng trong âm hưởng của nó chứa đựng nội dung như vậy. Nói chuyện tre mà là
nói chuyện tâm tình đất nước, tâm tình con người Việt Nam ta đó.
Sau khi giới thiệu chung, bây giờ ống kính lia cận cảnh, miêu tả một sô đặc điểm, đồng thời là
đức tính của tre. Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong bài văn này là phép nhân hóa được tác giả sử
dụng rất có hiệu quả để thể hiện những phẩm chất của cây tre. Một mầm măng nhú lên. Lời
thuyết minh khái quát: tre có nhiều loại nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Nói về tre
nhưng thấp thoáng đã gợi chuyện người. Cái mầm non ấy sau này sẽ trở thành biểu tượng trong
phù hiệu của tuổi thơ Việt Nam, đương còn là măng nhưng đã hiên ngang, thẳng tắp.
Tiếp theo là những đức tính đáng quý của tre. Tre không đòi hỏi gì nhiều: Vào đâu tre cũng sống,
ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Kham khổ, thiếu thốn,
vậy mà tre vẫn cứng cáp, dẻo dai, vững chắc… Đó là đức tính của tre và phần nào cũng là đức
tính của nông dân ta. Đến lời bình luận: Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người… thì
đích thực phẩm chất của tre đã là phẩm chất của người. Tre và người đã hòa với nhau làm một.
Bây giờ nói đến vai trò của tre trong nền văn hóa lâu đời của đất nước Việt Nam. Ông kính chiếu
vào những vòm tre rợp bóng vươn cao, nghiêng mình ôm ấp những xóm làng, như ôm ấp cuộc
đời của cả một dân tộc.
Câu Bóng tre trùm mát rượi đẹp như một câu thơ và cả đoạn văn này lấy chữ trùm làm nốt nhạc
chủ đạo: Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp
thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.
Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời… Trên màn ảnh hiện ra nào làng, bản,
xóm thôn, nào mái chùa cổ kính, nào mái đình rêu phong… tiêu biểu cho một nền văn hóa lâu
đời và bên cạnh đó là cảnh sống của người dân cày với hình ảnh cây tre luôn ở bên cạnh, trở
thành người nhà, cùng chung sống, giúp đỡ nhau đời đời, kiếp kiếp… Tre như cánh tay của
người nông dân lao động vất vả quanh năm không hề ngơi nghỉ. Hai câu thơ sánh đôi như hai
người bạn chí cốt: Cánh đồng ta năm đôi ba vụ, Tre với người vất vả quanh năm, góp phần
khẳng định thêm quan hệ khăng khít đó.
Ở trên còn là nói chung chung, đến đây tác giả nêu cụ thể sự gắn bó giữa tre với người từ lúc còn
thơ cho tới lúc tuổi già. Tre tỏa bóng mát chở che cho buổi ban đầu hò hẹn nỉ non: Tre làm lạt
gói bánh chưng xanh, thắt chặt mối lương duyên cho trai gái thành vợ thành chồng. Tre là nguồn
vui duy nhất của trẻ em thôn quê qua những que chuyền đánh chắt. Tre đem lại giây phút khoan

tre cũng xứng đáng là anh hùng.
Suốt chín năm trường kháng chiến chống Pháp, tre đã đứng lên, thật sự chiến đấu như người.
Không còn là nghệ thuật nhân hóa thông thường mà đã là một sự hóa thân kì diệu. Tre biến thành
người trong cuộc chiến đấu và chiên thắng thần kì: Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ
làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người… Yêu anh
bộ đội, tre đi vào cuộc trường chinh… Tre phá đồn giặc, tre đi xung kích… Tre đã dự trận Điện
Biên Phủ… Tre vui với anh bộ đội. Tre hòa tiếng hát khải hoàn… Đoạn văn hừng hực lửa chiến
đấu, cao vút khí thế anh hùng ca, giống như bài sử thi ca ngợi cuộc kháng chiến thần thánh của
dân tộc.
Tác giả không chỉ ca ngợi cây tre trong chiến đấu ở mặt anh hùng, bất khuất, dũng cảm, kiên
trinh… mà còn ca ngợi cây tre ở mặt tình cảm, tâm hồn. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác…
là vì tre có tấm lòng thương yêu vô hạn con người, làng xóm, mái tranh, đồng lúa… Tre muốn
che chở, giữ gìn tất cả những gì thân thuộc nhất trên đất nước này.
Anh bộ đội cùng tre đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng, vinh quang tột đỉnh. Giặc
tan, non sông thái bình, trong tiếng hát khải hoàn của con người còn có tiếng nói của tre qua
tiếng sáo trúc réo rắt vang ngân.
Mừng hòa bình, tre trỗi dậy điệu nhạc của đồng quê mênh mông, bát ngát. Đó là tiếng nhạc véo
von của cây sáo trúc. Tiếng sáo cùng chiếc diều vút bay theo gió. Gió càng mạnh, diều càng cao,
tiếng sáo lại càng du dương, trầm bổng. Mấy câu cuối bài văn đẹp như một bài thơ trữ tình chứa
chan, dạt dào cảm xúc:
Diều bay, diều lá tre bay lưng trời…
Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời…
Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.
Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông, hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của
tre…
Đó là tiếng hát của tương lai. Tương lai thuộc về các em thiếu nhi của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Các em lớn lên như măng mọc thẳng và cũng sẽ mang chất tre cứng cáp, dẻo dai, bất
khuất như thế hệ cha anh.
Ngày mai, trong cuộc sống sẽ có nhiều sắt thép nhưng tre vẫn còn rủ bóng trên đường các em đi
học và tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình trong điệu sáo trúc, vẫn tươi vui noi cổng chào thắng lợi,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status