GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NGOẠI THƯƠNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 6 - Pdf 26

Chương 3: Một Số Giải Pháp Kiến Nghị
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ
NGOẠI THƯƠNG TẠI NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 6
3.1. Một số kiến nghị đối với các cấp quản lý Nhà nước.....................................58
3.1.1. Đẩy mạnh các Chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp
hội nhập..................................................................................................................58
3.1.2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động
XNK và hoạt động tài trợ XNK...............................................................................60
3.1.3. Đưa vào hoạt động Quỹ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và chương trình trợ
giúp của Chính Phủ................................................................................................61
3.1.4. Hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam, nâng cao hiệu quả hoạt động
của thị trường..........................................................................................................62
3.2. Một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK.......62
3.2.1. Đẩy mạnh năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu.....................................62
3.2.2. Xây dựng thương hiệu vững mạnh
ở thị trường trong nước lẫn nước ngoài.....................................................63
3.2.3. Sử dụng những dịch vụ ngân hàng trong hoạt động kinh doanh..................64
3.3. Đối với Ngân hàng Công thương CN6...........................................................65
3.3.1. Thực hiện tốt những biện pháp
phòng ngừa rủi ro trong tài trợ ngoại thương.............................................65
3.3.2. Chủ động tiếp cận các doanh nghiệp vừa và nhỏ.........................................68
3.3.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc lành mạnh hóa tài chính.......70
3.3.4. Một số biện pháp hỗ trợ..............................................................................71
3.3.4.1. Vấn đề nhân sự.....................................................................................71
3.3.4.2. Xây dựng chiến lược Marketing ngân hàng...........................................71
3.3.4.3. Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái và lãi suất..................72
SVTH: Bùi Vũ An Trang 57
Chương 3: Một Số Giải Pháp Kiến Nghị
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ GÓP

đề thiết yếu, vì vậy cần tiến hành bình chọn những doanh nghiệp nào được đại diện
cho Việt Nam. Công việc này nên có sự phối hợp giữa Sở thương mại, các cơ quan
báo chí, đài phát thanh, truyền hình và người tiêu dùng nhằm chọn ra những gương
mặt doanh nghiệp tiêu biểu, gầy dựng danh tiếng từng bước ban đầu cho Việt Nam.
- Khi đã ký kết Hiệp định thương mại song phương với nhau thì các quốc gia
thường dành cho nhau nhiều ưu đãi trong lưu thông hàng hóa, đặc biệt là các rào cản
thuế quan có thể giảm đi rất nhiều, thậm chí sẽ biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên vấn đề
là các cơ quan chức năng phải tiến hành xem xét, đàm phán như thế nào để các doanh
nghiệp Việt Nam có đủ thời gian chuẩn bị cho sự cạnh tranh sắp tới và không dễ dàng
bị đánh bại ngay khi vừa chạm trán với đối thủ nước ngoài.
- Hiện tại Việt nam đã ký kết được nhiều Hiệp định/thoả thuận thương mại
quan trọng như: Hiệp định tiếp cận thị trường với EU, Hiệp định mậu dịch tự do
ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Ấn Độ, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Australia-New
Zealand; Hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại với Hungari, Cộng Hòa Séc,
Bulgari, Slovenia; Hiệp định thương mại và hợp tác song phương Việt Nam-Hoa Kỳ,
Việt Nam-EU và với trên 60 nước. Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành
thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới, gọi tắt là WTO – một sân chơi
rộng mở, thông thoáng và bình đẳng.
- Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển nên nhu cầu nhập khẩu máy móc
thiết bị là rất lớn. Để giúp các doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới công nghệ, tăng
sức cạnh tranh trong thương mại, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về thuế nhập
khẩu đối với các mặt hàng này. Bên cạnh đó cũng cần giảm thuế nhập nguyên nhiên
vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu để giúp các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, dễ
dàng thâm nhập thị trường nước ngoài. Có thể thấy, thực hiện hợp lý việc thu thuế
nhập khẩu sẽ tác động tích cực đến hoạt động ngoại thương, bởi xét cho cùng nhập
khẩu cũng chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu.
SVTH: Bùi Vũ An Trang 59
Chương 3: Một Số Giải Pháp Kiến Nghị
3.1.2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt
động xuất nhập khẩu và hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu

ro. Bằng việc đưa vào hoạt động Quỹ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, Nhà nước có thể
giúp các NH giảm thiểu bớt rủi ro khi tài trợ xuất khẩu. Theo kinh nghiệm của nhiều
nước như Mỹ, Anh, Nhật… việc hỗ trợ của Chính Phủ bằng hình thức này sẽ góp
phần đẩy mạnh hoạt động tài trợ ngoại thương của các NH, từ đó thúc đẩy xuất khẩu
phát triển.
- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là việc người bảo hiểm bảo hiểm cho các khoản
tín dụng do nhà xuất khẩu cung cấp cho nhà nhập khẩu (bằng hàng hóa hoặc bằng
dịch vụ) hoặc NH phục vụ nhà nhập khẩu. Trong trường hợp nhà nhập khẩu hoặc NH
phục vụ nhà nhập khẩu không thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ đã được cung
cấp do các rủi ro về chính trị hoặc rủi ro thương mại (các rủi ro đã được bảo hiểm),
nhà xuất khẩu hoặc NH phục vụ nhà xuất khẩu sẽ được bồi thường thiệt hại. Các
chương trình bảo hiểm của Chính phủ giúp cho các NH giảm bớt rủi ro khi tài trợ
ngoại thương, hỗ trợ các doanh nghiệp thâm nhập thị trường có nhiều rủi ro.
- Hiện Việt Nam đã có một số các tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại và
xúc tiến xuất khẩu ở cả cấp quốc gia lẫn cấp tỉnh, như Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI), Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (VIETRADE), và
một số hiệp hội Thương mại và Kinh doanh mới hình thành cũng như các Trung tâm
Xúc tiến Thương mại cấp tỉnh. Hầu hết các tổ chức xúc tiến thương mại này (TPO)
vẫn còn rất mới, kể cả VIETRADE và còn thiếu các nguồn lực cũng như đội ngũ cán
bộ có năng lực để có thể cung cấp những dịch vụ có chất lượng cao cho các nhà xuất
khẩu hiện tại và tiềm năng. Mặc dù giữa các TPO cũng có sự cạnh tranh nhất định
nhưng các tổ chức này chưa được phối hợp và kết nối với nhau một cách đúng đắn
cũng như còn thiếu tính hợp tác để có thể hỗ trợ các nhà xuất khẩu có hiệu quả.
Chính Phủ cần tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động hiệu quả hơn.
- Đồng thời, Chính phủ cần xây dựng một Trung tâm về WTO. Bước ra đấu
trường WTO với luật chơi chung của thị trường thế giới, các doanh nghiệp cần có đủ
SVTH: Bùi Vũ An Trang 61
Chương 3: Một Số Giải Pháp Kiến Nghị
sức chơi và phải hiểu luật chơi. Cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị ngoài việc hỗ trợ
nâng cao năng lực cạnh tranh, Chính phủ cần có chương trình hỗ trợ pháp lý cho các


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status