Quản lý môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường giữa các doanh nghiệp thủy sản với công đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu - Pdf 26



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THU THẢO
QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TRÊN CƠ SỞ NHẬN DIỆN
XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG GIỮA CÁC
DOANH NGHIỆP THỦY SẢN VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Bạc Liêu, 2013

Bạc Liêu, 2013
3
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU 7
PHẦN MỞ ĐẦU 8
PHẦN MỞ ĐẦU 8
1. Lý do nghiên cứu 8
2. Lịch sử nghiên cứu 9
3. Mục tiêu của đề tài 12
4. Phạm vi nghiên cứu 12
5. Mẫu khảo sát 12
6. Câu hỏi nghiên cứu 12
7. Giả thuyết nghiên cứu 12
8. Phương pháp nghiên cứu 13
9. Kết cấu của luận văn 14
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ MÔI
TRƢỜNG VỚI XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG 15
1.1. Các khái niệm 15
1.1.1. Khái niệm về môi trường 15
1.1.2. Vấn đề môi trường 17
1.1.3. Ô nhiễm môi trường 19
1.1.4. Xung đột môi trường 20
1.1.5. Khái niệm về doanh nghiệp, doanh nghiệp thủy sản 26

sản 60
2.3.4. Xung đột giữa các doanh nghiệp thủy sản với chính quyền các cấp và
các cơ quan quản lý môi trường 62
2.3.5. Xung đột giữa các cơ quan quản lý môi trường 63
2.3.6. Các vấn đề môi trường thông qua nhận diện xung đột môi trường 64
2.4. Đánh giá ô nhiễm môi trường 66
* Kết luận Chƣơng 2 67
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TRÊN CƠ SỞ
NHẬN DIỆN XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG 69
3.1. Đặt vấn đề 69
3.2. Cách thức nhận diện xung đột môi trường 71
3.2.1. Quan sát xã hội 71
3.2.2. Nghiên cứu đơn thư khiếu tố 71
3.2.3. Phỏng vấn 72
3.3. Đánh giá vai trò cơ quan quản lý trong việc nhận diện xung đột môi
trường 72
3.3.1. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường tỉnh Bạc Liêu 72
3.3.2. Kinh nghiệm thực tiễn của tỉnh trong việc quản lý môi trường thông
qua nhận diện xung đột môi trường 76
3.3.3. Đề xuất biện pháp quản lý môi trường (từ tổng kết thực tiễn) 80
KẾT LUẬN 82
KHUYẾN NGHỊ 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
5

LỜI CẢM ƠN
  

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bạc Liêu (Đơn vị: Triệu đồng) 35
Bảng 2.2. Kết quả phân tích chất lượng nước thải CBTS tại Bạc Liêu 38
Bảng 2.3. Phân bố các doanh nghiệp CBTS trên địa bàn tỉnh 53
Bảng 2.4. Thống kê tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại về môi trường 54

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Bản đồ ranh giới tỉnh Bạc Liêu 34
Hình 2.2. GDP theo ngành kinh tế 36
Hình 2.3. Quy trình chế biến thủy sản tiêu biểu 43
Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức bảo vệ môi trường 74 8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Môi trường có vai trò quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và
sinh vật trên trái đất. Trong cuộc sống hàng ngày, con người đã không ngừng
tác động tới môi trường, tuy nhiên không phải ai cũng có ý thức giữ gìn và
bảo vệ môi trường. Những hoạt động vô ý thức của con người sẽ gây tác
động xấu đến môi trường, làm ô nhiễm môi trường, phá vỡ sự cân bằng sinh
thái vốn có của tự nhiên, đem đến những hậu quả mà sau đó chính con người
sẽ phải gánh chịu. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường hiện đang là một trong
những vấn đề quan tâm mang tính toàn cầu của nhân loại.
Tại Việt Nam, trong những năm qua đã có sự phát triển nhanh chóng về
kinh tế - xã hội. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng nâng cao, trong khi
các chủ trương chính sách để giải quyết các vấn đề môi trường chưa hoàn
thiện, do đó không đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới.
Nhìn chung vấn đề môi trường một số nơi ở nước ta đã trở nên bức xúc đến

cộng đồng dân cư; đánh giá thực trạng xung đột và thực trạng các vấn đề môi
trường, từ đó nhận dạng các điểm yếu cần khắc phục trong công tác quản lý
môi trường tại các doanh nghiệp.
Ý nghĩa thực tế: Thông qua việc nhận dạng xung đột môi trường, chỉ ra
những vấn đề về môi trường từ đó cung cấp những luận cứ khoa học cho các
nhà quản lý và các cấp chính quyền trong việc hoạch định chính sách quản lý
môi trường, nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về xung đột môi trường là nội dung được nhiều nhà nghiên
cứu trên thế giới và trong nước quan tâm đến. Đã có nhiều nhà nghiên cứu
thuộc nhiều châu lục trên thế giới như quan tâm như Mỹ, Pháp, Thụy Điển,
Canada…Những nghiên cứu về lý thuyết cũng như thực nghiệm đã được thực
hiện trong những năm gần đây chứng tỏ vấn đề này đang rất được thế giới
quan tâm. Bên cạnh đó cũng đã hình thành các tổ chức tư vấn, giải quyết các
vấn đề về tranh chấp môi trường tại các nước trên thế giới như: Hội đồng chất
lượng môi trường, viện giải quyết các tranh chấp môi trường tại Hoa Kỳ, ở
Nhật Bản cũng có hiệp hội liên kết giải quyết tranh chấp môi trường… Các tổ 10
chức này đang góp phần giải quyết các vấn đề xung đột môi trường trên toàn
thế giới.
Tại Mỹ, vào năm 1978, tạp chí The Ammerican Sociologist Vol.13
(Tháng 2) đã giới thiệu bài báo nổi tiếng của William R.Catton và R.Riley
E.Dunlap có tên “Environment: A New Paradigm”. Đây là một bài báo nổi
tiếng trên thế giới, sự xuất hiện của bài báo đã vạch một mốc lịch sử, khẳng
định một phương hướng khoa học mới, xã hội học môi trường, với những
phạm trù rất riêng biệt: Tranh chấp môi trường, An ninh môi trường…, vạch
ranh giới của những nghiên cứu trước đó, mà đặc điểm chủ yếu là sử dụng các
phương pháp xã hội học để nghiên cứu môi trường.

trường thông qua việc nhận dạng và giải quyết xung đột môi trường giữa các
cộng đồng dân cư trong khu vực sông Nhuệ, sông Đáy (đoạn qua tỉnh Hà
Nam)”. Tác giả đã đưa ra những giải pháp chính sách giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, ngăn ngừa xung đột môi trường nhằm phục vụ phát triển kinh tế-
xã hội một cách bền vững.
Nguyễn Xuân Hoa (2010) “Nhận dạng vấn đề môi trường thông qua
nhận diện xung đột môi trường giữa các cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh
hải sản với cộng đồng dân cư sống xung quanh”. Đề tài đi sâu nghiên cứu các
xung đột giữa con người với môi trường tự nhiên, giữa các cơ sở sản xuất gây
ô nhiễm với cộng đồng dân cư, xem xét vấn đề trong mối quan hệ với các cơ
quan quản lý môi trường, chính quyền địa phương để đề xuất phương thức
quản lý môi trường.
Vũ Hải Trang (2010) ”Rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm
giữa nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong hoạt động quản lí xung đột
môi trường do tác động của rác thải công nghệ”. Nghiên cứu chỉ ra các rào
cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữa nhà nước, doanh nghiệp và
cộng đồng trong việc xử lý rác thải công nghệ (E-Waste)
Các nghiên cứu trên đã mô tả được thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường và chính sách quản lý môi trường thông qua việc giải quyết xung
đột môi trường ở một số tỉnh thành phố khác. Tuy nhiên đối với tỉnh Bạc
Liêu, vấn đề này chưa từng được quan tâm, tác giả muốn thực hiện nghiên
cứu này để phân tích rõ hơn về thực trạng những xung đột môi trường ở Bạc 12
Liêu, mối quan hệ giữa những xung đột môi trường và vấn đề môi trường để
có những đề xuất quản lý môi trường tốt hơn.
3. Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường giữa các doanh nghiệp thuỷ
sản với cộng đồng dân cư tại Bạc Liêu để phát hiện ra các vấn đề môi trường,

- Từ các nguyên nhân của xung đột ta có thể nhận diện được vấn đề
môi trường và đề xuất các biện pháp quản lý môi trường một cách hiệu quả
hơn.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng trong quá trình thu
thập, tìm kiếm các cơ sở lý luận; tổng hợp và phân tích các nguồn tư liệu, số
liệu sẵn có về thực trạng xung đột môi tường ở Bạc Liêu, ngoài ra, tác giả còn
sử dụng những thông tin thu được từ sách, báo, các văn kiện, tài liệu của địa
phương và các tư liệu khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Tác giả trực tiếp đọc và phân tích các đơn thư khiếu kiện của người dân
gửi đến cơ quan chức năng. thông qua nội dung đơn thư, có thể đánh giá mức
độ căng thẳng trong xung đột giữa công đồng dân cư đối với doanh nghiệp.
Nghiên cứu các số liệu trong các đợt khảo sát của sở TN&MT để nắm
được các thông số về nồng độ các chất gây ô nhiễm có trong nước thải của
từng doanh nghiệp thủy sản vượt quá tiêu chuẩn quốc gia quy định, qua đó
đánh giá mức độ xung đột chức năng của môi trường.
- Phương pháp nghiên cứu hiện trường: là các phương pháp sử dụng
trong quá trình khảo sát hiện trường. Trong phương pháp này, tác giả đã tiến
hành khảo sát và quan sát thực tế tình hình ô nhiễm môi trường tại địa bàn
nghiên cứu. Dựa trên những thông tin thu thập được ban đầu về các cơ sở sản
xuất gây ô nhiễm môi trường, tác giả đã trực tiếp đến tiếp xúc với người dân
nơi xảy ra ô nhiễm để nắm được mức độ ô nhiễm và nguyên nhân dẫn tới
xung đột.
- Phương pháp phỏng vấn : trong phương pháp này sẽ tiến hành phỏng
vấn trực tiếp một số đối tượng về những vấn đề liên quan. 14
- Các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp: được sử dụng trong
quá trình tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin liên quan tới đối tượng nghiên cứu

nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài
nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã
hội. Theo nghĩa hẹp thì môi trường sống của con người chỉ bao gồm các yếu
tố tự nhiên và các yếu tố xã hội liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống
của con người. Như vậy, có thể xem môi trường sống của con người bao gồm
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Môi trường tự nhiên: bao gồm các thành phần của tự nhiên như địa
hình, địa chất, đất đai, khí hậu, nước, sinh vật…
Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con
người, định hướng hoạt động của con người theo khuôn khổ nhất định, tạo
thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các
sinh vật khác. Môi trường xã hội được thể hiện cụ thể bằng các luật lệ, thể
chế, quy định. 16
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo bao
gồm tất cả các yếu tố do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con người
như: nhà ở, đường xá, các phương tiện đi lại, công viên…
Các loại môi trường trên luôn tồn tại cùng nhau và có mối quan hệ tương
tác chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng lớn đối với sự tồn tại và phát triển của
con người.
1

Đối với từng cá thể con người cũng như toàn thể nhân loại, môi trường
có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi những chức năng đặc biệt của nó. Xét một
cách khái quát, nói đến chức năng, tính hữu ích của môi trường, có thể kể đến
ba chức năng chính sau đây:
+ Môi trường là không gian sinh tồn của con người. Giống như mọi sinh
vật khác, để tồn tại và phát triển về mặt sinh lý, tâm lý và tinh thần con người

mất cân bằng về môi trường, chất lượng môi trường không đảm bảo, tài
nguyên có thể tái tạo ít hơn lượng tài nguyên đã sử dụng, tài nguyên khai thác
lớn hơn lượng thay thế, chất thải ra môi trường lớn hơn lượng chất thải tái sử
dụng hoặc phân hủy tự nhiên thì sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường và xung đột
môi trường xảy ra.
1.1.2. Vấn đề môi trường
Vấn đề môi trường là những vấn đề liên quan đến môi trường cần được
nghiên cứu giải quyết để bảo vệ môi trường, đưa môi trường trở về trạng thái
vốn có của nó, có ích cho cuộc sống con người.
Cùng với sự phát triển kinh tế -xã hội, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
và với sự gia tăng dân số là một trong những lý do gây tác động đến môi
trường tự nhiên. Khi công tác bảo vệ môi trường chưa đáp ứng với sự phát
triển kinh tế - xã hội, thì sẽ gây mất cân bằng và ảnh hưởng không tốt đến
mội trường, không đảm bảo cho phát triển bền vững.
Hiện tại, về môi trường rừng ở Việt nam chưa được cải thiện: Rừng
nghèo, rừng tái sinh chiếm 55% tổng diện tích rừng và tình trạng khai thác
tràn lan chưa ngăn chặn triệt để, gần đây, các hoạt động trồng rừng được coi
trọng, diện tích rừng có tăng lên nhưng chất lượng rừng vẫn tiếp tục giảm sút,
cháy rừng và thiên tai cũng ảnh hưởng lớn đến tài nguyên này;
Về đất đai: diện tích đất bình quân đầu người thuộc loại thấp nhất, bằng
khoảng 1/6 mức bình quân của thế giới, đất đai bị thoái hóa, chất lượng đất
không ngừng giảm do xói mòn, rửa trôi, ô nhiễm đất do sử dụng phân hóa
học, chất độc do hoạt động sản xuất của con người; 18
Về môi trường nước: do hoạt động kinh tế gia tăng và do công tác quản
lý chưa tốt khiến tài nguyên nước ở Việt nam đang bị sử dụng quá mức và ô
nhiễm;
Về không khí: ở miền núi và vùng nông thôn nhìn chung chưa bị ô

con người Việt Nam.
- Việc gia tăng quá nhanh dân số cả nước, sự phân bố không đồng đều
và không hợp lý lực lượng lao động giữa các vùng và các ngành khai thác tài
nguyên là những vấn đề phức tạp nhất trong quan hệ dân số và môi trường.
- Thiếu nhiều cơ sở vật chất - kỹ thuật, cán bộ, luật pháp để giải quyết
các vấn đề môi trường, trong khi nhu cầu sử dụng hợp lý tài nguyên không
ngừng tăng lên, yêu cầu về cải thiện môi trường và chống ô nhiễm môi trường
ngày một lớn và phức tạp.
2

1.1.3. Ô nhiễm môi trường
Một trong những vấn đề môi trường đang được quan tâm hiện nay đó
chính là vấn đề ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời
các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị biến đổi, gây tác hại
tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
Luật bảo vệ môi trường năm 2005 của nước ta định nghĩa: “Ô nhiễm
môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”.[12; Điều
3.6]
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) thì: “Ô nhiễm môi trường là việc
chuyển các chất thải hoặc các nguyên liệu vào môi trường đến mức có khả
năng gây hại cho sức khỏe của con người và sự phát triển của sinh vật hoặc
làm giảm chất lượng môi trường sống”.
3

Ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng nguồn nước nguồn nước bị
nhiễm các chất lạ ở thể lỏng, rắn, làm thay đổi tính chất vật lý-hoá học-sinh
học của nước theo hướng xấu đi và trở nên độc hại với con người và sinh vật.


hội, nhưng trước hết là chiếm hữu hay không chiễm hữu các phương tiện sản
xuất như nguyên liệu, máy móc hay đất đai. Nó trở thành lý do cho sự quan
tâm khác nhau và đối kháng tới việc nên giữ hay phải thay đổi những dạng
thống trị và sở hữu đang tồn tại, nhưng quyền lợi đối kháng này có thể và sẽ
thể hiện thành các cuộc đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp thống trị và sỡ
hữu với giai cấp những người lao động bị loại ra khỏi quyền lực và sỡ hữu.
Trên nền tảng lý thuyết của Weber, xung đột xã hội có ý nghĩa khác
nhau tùy theo chúng dựa trên quyền lợi giai cấp do thị trường môi giới, nhu
cầu cách biệt các cộng đồng xã hội hay quyền lợi, quyền lực của các đảng

4
Nguyễn Thị Thanh Thanh, (2012) Xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội ở làng trống Đọi Tam, Đọi
Sơn, Duy Tiên, Hà Nam, trang 23.
21
phái. Weber cho rằng nguồn gốc dẫn đến xung đột xã hội là do bất bình đẳng
về cơ hội xã hội. Trong xã hội có nhóm người có uy tín xã hội cao hơn so với
nhóm khác, vì thế họ giành được những ưu thế do địa vị xã hội mang lại.Bất
bình đẳng về chính trị cụ thể những người giữ quyền hành cao trong thang
bậc quản lý xã hội, đảng phái chính trị, cầm quyền chiếm được ưu thế so với
đảng phải khác.
Tác giả Simmel cho rằng xung đột không chỉ là kết quả của các cấu trúc
xã hội hay những động cơ thiết yếu đối với lịch sử mà nó là một thành tố
trung tâm của quá trình xã hội hay nó chính là đối tượng độc lập của việc
phân tích xã hội học. Theo tác giả này, thực tại xã hội được hình thành bởi các
quá trình kết hợp và phân ly giữa các tập thể, cộng đồng, nghề nghiệp, tôn
giáo, quê hương.Các quá trình đoàn kết của cộng đồng có xu hướng hợp nhất,
còn các quá trình phân ly có bản chất đối kháng. Quá trình thống nhất và phân

Thanh Bình trong nghiên cứu của mình đã dẫn ra ba cách hiểu xung đột môi
trường của viện Khoa học Công nghệ Châu Á – AIT như sau:
- Xung đột môi trường là xung đột quyền lợi của cộng đồng, vị trí nghề
nghiệp và ưu tiên chính trị; là mâu thuẫn giữa hiện tại và tương lai; giữa bảo
tồn và phát triển, kết quả của xung đột môi trường có thể là xây dựng hoặc
phá hủy phụ thuộc vào quản lý xung đột.
- Xung đột môi trường là kết quả của việc sử dụng tài nguyên do một
nhóm người gây bất lợi cho nhóm khác.
- Xung đột môi trường là kết quả của việc triển khai quá mức hoặc lạm
dụng tài nguyên thiên nhiên. [15;Tr.24]
- Một số nhà xã hội học môi trường lại cho rằng: “ Xung đột môi trường
là xung đột (mâu thuẫn) về quyền lợi giữa các nhóm hội khác nhau trong việc
khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên môi trường. Nhóm này muốn được
tước đoạt lợi thế của nhóm khác trong việc đấu tranh giữa các nhóm để phân
phối lại lợi thế về tài nguyên” (Wertheim, 1999, Vũ Cao Đàm, 2000). [15; tr
24]
- “Xung đột môi trường là xung đột chức năng môi trường”. Khi xét
các chức năng hữu ích của môi trường đối với đời sống con người thì “Xung
đột môi trường xuất hiện khi các chức năng môi trường lấn át lẫn nhau”.
Khi một chức năng bị chiếm dụng quá mức, nó sẽ lấn át chức năng khác, dẫn
đến “Xung đột chức năng của môi trường ”.
6

Xung đột môi trường xuất hiện khi các bên liên quan có sự khác biệt
không thể hòa giải hoặc không tương thích lợi ích, giá trị, quyền lực, nhận

6
Phạm Thị Bích Hà . Xung đột chức năng môi trường Trong Vũ Cao Đàm (chủ biên), Nghiên cứu xã hôi về
môi trường, NXB KH&KT 2010-Trang 102.


diễn ra trong một cộn đồng xã hội nhất định, và vì vậy nó luôn có thể là mối
quan tâm của toàn thể cộng đồng.

7
Xem thêm Vũ Cao Đàm (chủ biên), Nghiên cứu xã hôi về môi trường, Nxb KH&KT 2010, Trang 95. 24
Thứ ba, xung đột là một quá trình, có bước chuẩn bị, có bước khởi đầu
và các giai đoạn tiến triển, vì vậy mà chúng ta có thể quản lý xung đột, nhưng
cần có thời gian và nguồn lực.
Cuối cùng, xung đột là tín hiệu cho phép nhận biết những bất ổn xã hội,
để từ đó tìm kiếm các giải pháp xử lý các bất ổn xã hội. Chẳng hạn, xung đột
môi trường giúp các nhà quản lý nhận ra những vấn đề môi trường, từ đó tìm
kiếm được biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường.
Sự không có xung đột không phải lúc nào cũng tốt, vì nó có thể chỉ ra sự
thờ ơ, sự không hiểu biết hoặc sự kém năng lực của một bộ phận trong cộng
đồng. Trong mỗi một điều kiện như vậy đều có thể tạo ra cản trở đối với sự
bền vững môi trường lớn hơn so với nếu có xung đột nhưng được quản lý tốt.
Sự chuyển đổi từ những nguyên tắc môi trường cũ sang những nguyên tắc
mới là nguyên nhân xung đột. Những giá trị xã hội biến đổi đã mang lại sự
đối lập giữa những nhóm người và giữa bảo tồn và đổi mới. Những hạn chế
về nguồn tài nguyên và công nghệ có nghĩa là cần phải có sự lựa chọn. Xung
đột chính là một phần của mọi quá trình giải quyết sự khác biệt, phân hóa
(Valerie Brown, 1995)
8

Xung đột môi trường là một trường hợp của xung đột xã hội trong quản
lý sử dụng tài nguyên và môi trường. Bất kỳ một xung đột môi trường nào
cũng xuất phát từ vấn đề quyền lợi và sự xuất hiện các đương sự chống đối

Ngoài ra nếu phân loại xung đột, tranh chấp môi trường dựa trên quy mô
của các tranh chấp có thể phân chia như sau:
- Tranh chấp, xung đột trên quy mô nhỏ giữa các cá nhân, các hộ gia
đình: như tranh chấp không gian phơi quần áo giữa các hộ gia đình trong các
khu tập thể, khu chung cư.
- Tranh chấp, xung đột trên quy mô nhóm/ tổ chức: Tranh chấp, xung
đột giữa các nhóm những hộ gây ô nhiễm môi trường trong làng nghề với
nhóm những hộ không gây ô nhiễm môi trường.
- Tranh chấp, xung đột trên quy mô giữa các địa phương: Tranh chấp,
xung đột nguồn nước, tranh chấp tài nguyên giữa hai địa phương.
- Tranh chấp, xung đột giữa các quốc gia (tranh chấp, xung đột xuyên
biên giới –Transboundary Environmental Disputes). Đây là dạng tranh chấp,
xung đột rất nguy hiểm vì nó rất khó có thể giải quyết triệt để và hoàn toàn có
thể leo thang thành các xung đột vũ trang, đối đầu giữa giữa các quốc gia. Ví

Trích đoạn Khái niệm về doanh nghiệp, doanh nghiệp thủy sản Khái niệm quản lýmôi trường Điều kiện tự nhiê n Kinh tế Xã hội tỉnh Bạc Liêu Kinh nghiệm thực tiễn của tỉnh trong việc quản lýmôitrường thông xuất biện pháp quản lýmôitrường (từ tổng kết thực tiễn)
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status