So sánh vai trò tạo lập nghĩa tình thái của các tiểu từ tình thái cuối câu trong tiếng Việt với các phương tiện tương đương trong tiếng Hán - Pdf 26



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THI TUYẾT MAI

SO SÁNH VAI TRÒ TẠO LẬP NGHĨA TÌNH
THÁI CỦA CÁC TIỂU TỪ TÌNH THÁI CUỐI
CÂU TRONG TIẾNG VIỆT VỚI CÁC
PHƯƠNG TIỆN TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG
TIẾNG HÁN

SO SÁNH VAI TRÒ TẠO LẬP NGHĨA TÌNH
THÁI CỦA CÁC TIỂU TỪ TÌNH THÁI CUỐI
CÂU TRONG TIẾNG VIỆT VỚI CÁC PHƯƠNG
TIỆN TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG HÁN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 602201 Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp
Hà Nội - 2010
1

MỤC LỤC

TRONG TIẾNG HÁN. 28
2.1. Về tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt 28
2.1.1. Thuật ngữ sử dụng 28
2.1.2. Đặc trưng ngữ pháp .31
2.1.3. Đặc trưng ngữ nghĩa .33
2.1.3.1. Tính có nghĩa hay không có nghĩa? .33
2.1.3.2. Đặc trưng ngữ nghĩa .37
2.1.4. Kết quả phân loại .42
2.1.4.1. Các nhóm tiểu từ tình thái cuối câu 42
2.1.4.2. Danh sách các tiểu từ tình thái cuối câu .43
2.2. Về ngữ khí từ tiếng Hán .47
2.3. Cơ chế biểu đạt nghĩa tình thái .65
2.4. Tiểu kết .68
Chƣơng 3: MIÊU TẢ ĐỐI CHIẾU MỘT SỐ TIỂU TỪ TÌNH THÁI
CUỐI CÂU TIÊU BIỂU VỚI NGỮ KHÍ TỪ TƢƠNG ỨNG
TRONG VAI TRÒ BIỂU ĐẠT NGHĨA TÌNH THÁI CHO
CÂU (PHÁT NGÔN). 70
3

3.1. Khung miêu tả 70
3.2. Nội dung đối chiếu 73
3.3. Một số cách dùng khác của ngữ khí từ tiếng Hán 103
Chƣơng 4: ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU VÀO
VIỆC DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI. 107
4.1. Thực trạng nắm bắt và sử dụng nhóm TTTTCC 107
4.1.1. Miêu tả đối tượng điều tra 108
4.1.2.Bố cục phiếu trắc nghiệm 108
4.1.3.Phân tích kết quả trắc nghiệm 109
4.1.4. Kết luận 113
4.2. Nguyên nhân của tình trạng yếu kém 113


5

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Chúng ta đều biết, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng của con ngƣời
và là phƣơng tiện diễn đạt tƣ duy. Trong giao tiếp hàng ngày, con ngƣời không đơn
thuần chỉ truyền cho nhau những thông tin miêu tả thế giới mà còn luôn gửi kèm
theo đó những thông điệp biểu thị thái độ, tình cảm của mình đối với tính chân thực
của điều nói ra và đối với cả ngƣời nghe. Thái độ, sự đánh giá của ngƣời nói lồng
vào phát ngôn chính là các yếu tố tình thái trong ngôn ngữ, nó đƣợc coi là linh hồn
của phát ngôn.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển nhanh chóng và
mạnh mẽ của ngữ nghĩa, ngữ dụng học, định hƣớng nghiên cứu giao tiếp lời nói đã
đƣợc đẩy mạnh. Theo đó, ngƣời ta bắt đầu quan tâm sâu sắc đến nhân tố con ngƣời
trong ngôn ngữ, xem giao tiếp ngôn ngữ là một dạng hoạt động của con ngƣời,
trong đó con ngƣời sử dụng ngôn ngữ nhƣ một chủ thể có ý thức để phục vụ cho lợi

cứu dƣới hình thức đối chiếu hai ngôn ngữ với nhau, nhƣ đối chiếu tiểu từ tình thái
tiếng Nga và tiếng Đức của Walter Arndt, đối chiếu trạng ngữ tình thái tiếng Anh và
tiếng Tây ban nha của Leo Hoye v.v, thì trƣớc năm 1980 trong các sách viết về
ngữ pháp tiếng Việt của các tác giả nƣớc ngoài cũng nhƣ các tác giả Việt Nam hầu
nhƣ không thể tìm thấy thuật ngữ tình thái theo đúng ý nghĩa đầy đủ của khái niệm
này. Chỉ từ thập kỷ 80 về sau, nhiều nhà nghiên cứu Việt ngữ học đã chú ý hơn đến
vấn đề này, nhƣ Nguyễn Đức Dân [1976, 1985, 1987, 1998], Hoàng Phê [1984],
Phan Mạnh Hùng [1982, 1985], Hoàng Tuệ [1988], Lê Đông [1995], Phạm Hùng
Việt [1996, 2002], Nguyễn Văn Hiệp [1998, 2001, 2002], Huỳnh Văn Thông [1996,
2000], trong đó có những tác giả đã miêu tả khá chi tiết một số phƣơng tiện diễn đạt
ý nghĩa tình thái của tiếng Việt. Tuy vậy, những công trình nghiên cứu đối chiếu
trong lĩnh vực này còn hết sức ít ỏi (2003 có luận án tiến sĩ ngữ văn của Phạm Thị
Ly tiến hành đối chiếu phƣơng tiện diễn đạt ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt và
tiếng Anh). Bởi hai lý do này mà trong quá trình giảng dạy, giáo viên thƣờng chỉ
đƣa ra những cách giải thích hết sức cảm tính, chủ quan, áp đặt, đơn giản hoá vai trò
7

và chức năng của các TTTT chuyên dụng của tiếng Việt. Hậu quả là ngƣời học chỉ
cảm nhận đƣợc một cách mơ hồ ý nghĩa của chúng và hầu nhƣ không thể nắm bắt
đƣợc những sắc thái nghĩa tinh tế, uyển chuyển, cái thần thái mà chúng có thể đem
đến cho phát ngôn trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp hiện thực.
Điều đó đã khuyến khích chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu các TTTTCC
tiếng Việt, đối chiếu với phƣơng tiện diễn đạt tƣơng đƣơng là ngữ khí từ trong
tiếng Hán. Việc phân tích so sánh TTTTCC tiếng Việt với ngữ khí từ cuối câu
trong tiếng Hán sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn nét đặc thù của nhóm TTTTCC tiếng
Việt. Luận văn sở dĩ lựa chọn tiếng Hán làm ngôn ngữ đối chiếu vì tiếng Hán có
ảnh hƣởng lâu dài và sâu sắc trong văn hóa Việt nói chung và tiếng Việt nói riêng.
Hiện nay, bên cạnh tiếng Anh- ngôn ngữ có tính chất phổ biến toàn cầu và có tầm
ảnh hƣởng lớn đối với quá trình hội nhập của nƣớc ta hiện nay- thì tiếng Hán cũng
đang ngày càng khẳng định vị thế cũng nhƣ tầm ảnh hƣởng của mình trên thế giới.

Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu và so sánh của luận văn có thể
là những cứ liệu và sự kiện gợi ý cho các nhà lý luận ngôn ngữ tiếp tục tìm tòi, đào
sâu, cũng nhƣ cung cấp tƣ liệu cần thiết cho những ngƣời làm công tác biên soạn,
xây dựng sách giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài để có thể cho ra
những cuốn giáo trình thực sự hữu dụng và chất lƣợng cao. Quan trọng hơn thế nữa
là nó giúp ích một cách đắc lực công tác dạy tiếng của giáo viên cũng nhƣ việc học
tiếng Việt chuẩn của học viên nƣớc ngoài (bất kể là ngƣời bản ngữ nào). Ngoài ra
đối với những ngƣời học tiếng Hán, những ngƣời làm công tác dịch thuật hay những
ngƣời quan tâm đến khía cạnh tiếp xúc ngôn ngữ và giao lƣu văn hóa (liên ngữ giao
văn hóa) cũng hoàn toàn có thể tìm thấy những kiến thức bổ ích hay những vấn đề
đáng suy nghĩ ở đề tài này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và tƣ liệu.
Tiếng Việt và tiếng Hán đều là những ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập,
không có hình thái nên để thực hiện nội dung nghiên cứu nêu trên, luận văn đã chọn
cách tiếp cận dƣới quan điểm của ngữ pháp chức năng. Tức là chúng tôi tập trung
vào mối quan hệ giữa nội dung (nội dung đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm chức
9

năng mà phƣơng tiện thực hiện trong giao tiếp) và hình thức đƣợc thể hiện trong các
TTTTCC tiếng Việt và ngữ khí từ cuối câu của tiếng Hán.
Những ý nghĩa tình thái biến hóa hết sức tinh tế của câu nói/ phát ngôn có
đƣợc nhờ vào sự có mặt của các TTTTCC tiếng Việt sẽ đƣợc xem xét và làm sáng
tỏ thông qua việc so sánh đối chiếu với phƣơng tiện biểu đạt tình thái tƣơng đƣơng
là ngữ khí từ tiếng Hán với các thủ pháp nghiên cứu chính nhƣ sau:
- Phƣơng pháp thống kê.
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu.
- Phƣơng pháp trắc nghiệm.
- Thủ pháp phân tích ngữ cảnh.
- Thủ pháp phân tích cú pháp và ngữ dụng.
Tƣ liệu đƣợc sử dụng trong luận văn đƣợc lấy từ các nguồn sau:

có tính chất là nền tảng cho sự đối chiếu. Những tƣơng đồng và dị biệt đƣợc xác
định ở đây cũng có ý nghĩa quan trọng.
Chương 3: Luận văn xác lập khung miêu tả ngữ nghĩa các TTTTCC tiếng
Việt và tiến hành miêu tả chi tiết 18 TTTT có tần số xuất hiện nhiều nhất trong hội
thoại tiếng Việt. Đây không chỉ là sự miêu tả đơn thuần có tính chất từ điển mà là
sự miêu tả trong so sánh đối chiếu với các ngữ khí từ tiếng Hán để tìm ra nét chung
cũng nhƣ nét đặc thù của tiểu từ tiếng Việt.
Chương 4: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý thuyết kết hợp với điều tra thực
tế trình độ nắm bắt và mức độ sử dụng TTTTCC tiếng Việt của học viên nƣớc ngoài,
ở chƣơng này chúng tôi sẽ nêu lên thực trạng của việc học và dạy tiếng Việt, cụ thể
là học và dạy về TTTTCC ở Việt nam. Chƣơng này cũng nêu một cách khái quát
những bất cập, khiếm khuyết của giáo trình cũng nhƣ trong phƣơng pháp giảng dạy
của giáo viên để làm cơ sở đƣa ra một vài kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất
lƣợng dạy và học.

11

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. 1. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ và nguyên tắc lịch sự
Xem xét ngôn ngữ trong hoạt động và hành chức, trong mối tƣơng quan giữa
ngƣời nói- ngƣời nghe - ngữ cảnh nói chung và nghĩa tình thái của câu nói riêng thì
sẽ là thiếu thấu đáo nếu không nói đến lí thuyết hành vi ngôn ngữ. Vì vậy trƣớc khi
trình bày về chức năng tạo lập nghĩa tình thái của TTTTCC tiếng Việt (trong sự đối
chiếu với phƣơng tiện diễn đạt tƣơng ứng của tiếng Hán- ngữ khí từ) luận văn xin
đƣợc nêu khái quát vài nét cơ bản về lý thuyết hành vi ngôn ngữ và nguyên tắc lịch
sự.

nghe). Không hiểu điều này, ngƣời nƣớc ngoài rất dễ hiểu lầm là ngƣời Việt hay tò
mò, nhòm ngó việc riêng của ngƣời khác.
Austin còn cho rằng khi nói ra một câu đồng nghĩa với việc ta thực hiện ba
loại hành vi ngôn ngữ: hành vi tạo lời, hành vi tại lời và hành vi mƣợn lời.
- Hành vi tạo lời: là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ nhƣ: ngữ âm,
từ, các tổ hợp từ và các kiểu kết hợp từ thành câu…để tạo ra một phát ngôn thành
phẩm với một dạng thức cụ thể và một ý nghĩa ít nhiều xác định.
- Hành vi tại lời: là hành vi ngƣời nói thực hiện ngay khi nói năng nhằm gây
ra một phản ứng ngôn ngữ tƣơng ứng ở ngƣời nghe, nhƣ: ra lệnh, hứa hẹn…
- Hành vi mượn lời: là hành vi mƣợn phƣơng tiện ngôn ngữ tạo ra một hiệu
quả ngoài ngôn ngữ mà ngƣời nói chủ ý muốn gây ra ở ngƣời nghe. Chẳng hạn một
lời hứa hẹn sẽ làm ngƣời nghe thấy phấn chấn, mừng rỡ…
Mỗi hành vi này lại đƣợc chia thành các nhóm khác nhau dựa vào hƣớng
khớp ghép với hiện thực và điều kiện thuận ngôn. Searle – môn đệ Searle của
Austin là ngƣời đã nêu ra một cách chi tiết các điều kiện thuận ngôn (felicitous
conditions) cho việc thực hiện một hành vi ngôn ngữ nào đó. Theo ông, để một
hành vi ngôn ngữ nào đó đƣợc thực hiện, nó cần thỏa mãn 4 điều kiện thuận ngôn
sau đây:
a. Điều kiện mệnh đề (propositional condition).
13

Chẳng hạn, đối với hành vi xác quyết, thì điều kiện mệnh đề sẽ là: “cái mệnh
đề đƣợc biểu thị sẽ tất yếu không phải hiển nhiên đúng đối với cả ngƣời nói và
ngƣời nghe trong ngữ cảnh phát ngôn” (The expressed proposition must not be
obviously true to both the speaker and the hearer in the context of utterance.)
b. Điều kiện chuẩn bị (preparative condition).
Chẳng hạn, đối với hành vi xác quyết thì “ngƣời nói tất nhiên phải đƣa ra đƣợc
bằng chứng và lí do để đảm bảo cho tính đúng đắn của cái mệnh đề đƣợc nói ra” (the
speaker must be in a position to provide evidence or reasons for the truth of the
expressed proposition).

Lấy ví dụ trong tiếng Anh và tiếng Hán, khi yêu cầu ai đó làm gì, để giảm nhẹ
mức độ áp đặt, ngƣời Anh sẽ sử dụng chiến lƣợc là tránh dùng thời hiện tại, thay vào
đó bằng một thức quá khứ nhƣ “Would you…”. Ngƣời Trung Quốc cùng một mục
đích cuối cùng nhƣ vậy, ngƣời ta sẽ thêm động từ năng nguyện ở sau chủ ngữ: “
你能
不能
?/
您可以

吗?
” v.v. Đôi khi chỉ cần lựa chọn những ngữ khí từ tình thái
khác nhau để kết thúc câu, cũng giúp cho ngƣời Trung Quốc đạt đƣợc mục đích giao
tiếp khác nhau xét trên khía cạnh lịch sự. Bởi mỗi ngữ khí từ tiếng Hán tự thân nó đã
bao hàm mức độ lịch sự khác nhau.
Theo Xu Jing Ning,话语情态研究, 220 页, 语气助词与礼貌原则 (Nghiên
cứu tình thái ngôn ngữ, trang 220, ngữ khí từ và nguyên tắc lịch sự) thì có thể khái
quát mức độ thể hiện tính lịch sự của một số ngữ khí từ nhƣ sau:
“嘛, 啊,呗” thuộc lớp từ [-lịch sự], thƣờng đƣợc sử dụng giữa những ngƣời
có mối quan hệ gần gũi, thân thiết, giao tiếp xuồng xã không cần lịch sự, khách sáo.
Nếu xét cụ thể hơn về mức độ [-lịch sự], thì ta có thứ tự nhƣ sau: 呗> 啊>嘛 (呗 kém
lịch sự nhất rồi đến 啊 và sau cùng là 嘛).
呗 bei:ngƣời nói có thái độ trách móc, chỉ trích ngƣời nghe.

Trích đoạn Cơ chế biểu đạt nghĩa tình thái Khung miêu tả Nội dung đối chiếu Miêu tả đối tượng điều tra Một vài bất cập của giáo trình dạy tiếng Việt
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status