CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM - Pdf 27

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
------***------
TIỂU LUẬN
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN
CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM

1
PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia nhiều dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc
lại có những giá trị văn hoá riêng và cũng hết sức độc đáo, góp phần vào những
giá trị văn hoá của Việt Nam. Người Thái ở Việt Nam có hơn 1,3 triệu người
(theo điều tra dân số năm 2001) của Tổng cục thống kê, họ cư trú tập trung ở các
tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh hoá,
Nghệ An, Lâm Đồng. Người Thái ở Việt Nam phân chia thành hai nhóm chính :
Ngành Thái Đen (trước đây phụ nữ ưa mặc áo đen), ngành Thái Trắng (trước
đây phụ nữ ưa mặc áo trắng). Nhiều học giả Việt Nam qua các công trình nghiên
cứu của mình đã cho rằng tổ tiên của người thái đã sinh cơ lập nghiệp tại một
vùng nào đó ở chính ngay trong phạm vi họ đang cư trú hiện nay. Cho đến cuối
thế kỷ XIII, người Thái ở Việt Nam đã ổn định cư trú ở Tây Bắc Việt Nam.
Trong một ngàn năm lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển, người Thái đã có
những đóng góp to lớn trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước
trước đây cũng như hiện nay: đồng thời họ cũng đã tạo cho mình được một bản
sắc văn hoá riêng độc đáo.
Tiểu luận: “Các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của người Thái ở
Việt Nam” muốn tìm hiểu những văn hoá vật chất và tinh thần mà dân tộc Thái
đã sáng tạo ra. Qua đó có cái nhìn toàn cảnh về văn hoá của họ và cũng để biết
và hiểu sâu sắc hơn về văn hoá của một dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
Trong tiểu luận này, chúng tôi trên cơ sở các bài luận, các bài viết của nhiều nhà
nghiên cứu, chúng tôi đi vào tìm hiểu một cách khái quát. Tiểu luận cũng không

biến ở vùng Tây Bắc giống như miền Tây Thanh Hoá, Nghệ An.
1.2. Nhà ở
Nằm ở vùng nhiệt đới, độ ẩm cao, mưa nhiều, côn trùng, thú dữ lắm,
người Thái sống ở nhà sàn. Nhà sàn của người thái là một thành tố văn hoá tiêu
biểu. Nhìn vào cấu trúc mái nhà người ta có thể phân biệt được nhà ở của các
nhóm địa phương. Nhà của người Thái đen có kết cấu dạng mai rùa và thường
trang trí ở hai đầu hồi của nóc nhà đôi khau cút (sừng cụt). Nhà của người Thái
trắng lại là nhà kiểu 4 mái. Ngôi nhà sàn là không gian cho một “cộng đồng
3
nhà” với chức năng là tế bào của xã hội. Trong một ngôi nhà có thể sinh sống
một gia đình nhỏ gồm vặp vợ chồng và mấy đứa con, hoặc một gia đình lớn gồm
4 - 5 thế hệ hoặc cùng một thế hệ anh em trai đã có vợ con vẫn ở chung.
Nói đến nhà người Thái người ta thường nghĩ ngay đến kiểu liên kết khớp
bằng mộng và buộc các hệ thống kết cấu chịu lực: khung cột, hệ thống dầm, sàn,
bao che… mà không cần dùng đến kim loại (đinh, ốc vít,…). Mái nhà thường
được lợp bằng cỏ gianh đan thành phên, tuỳ theo thói quen từng vùng, cũng như
phù hợp với từng kiểu nhà của từng ngành Thái mà họ có các kiểu đan thành các
loại phên gianh lợp mái khác nhau.
Những ngôi nhà sàn của người Thái không có phòng riêng cho từng thành
viên mà chỉ chia ngăn ô. Hiện tượng này nói lên tính cổ xưa, giống như nhà của
các dân tộc Tây Nguyên. Ngày nay nhiều vùng người Thái đã tách bếp ra khỏi
nhà ở. Nhà sàn bếp thương mở cửa đối diện với cửa hong chan, gọi là sàn kép.
Người Thái còn có hẳn một bản trường ca gọi là “Khá Khén bướn” gắn với ngôi
nhà. Từ việc sửa soạn bộ dụng cụ làm nhà, lên rừng lấy gỗ, tìm gianh để lợp,
pha chế gỗ, dỡ nhà cũ, dựng nhà mới.
Những ngôi nhà sàn Thái được xây cất tựa lưng vào núi, quay mặt ra cánh
đồng chạy dọc theo lòng thung lũng hoặc men theo các sườn núi sườn đồi.
Trước kia, nhà được làm bằng các nguyên liệu sẵn có, gồm có một khối lượng
lớn gỗ, tre nứa và lá lợp. Bây giờ cũng là ngôi nhà sàn nhưng đã làm theo kỹ
thuật của người Kinh và rất nhiều mái đã được lợp bằng ngói đỏ. Cũng do quan

chồng thì búi tóc chổng ngược đỉnh đầu, sau đó đầu đội chiếc khăn piêu. Piêu là
tấm vài bông nhuộm chàm, hai đầu thêu nhiều hoa văn, chỉ màu phối hợp sặc sỡ.
Việc thêu piêu đòi hỏi nhiều công sức, tài nghệ của người phụ nữ Thái, thể hiện
ở trang trí hình rồng, hình cành lá, hình hoa ban. Khăn piêu là vật trang sức quan
trọng trong lúc đi chơi hay trong lễ hội. Ngoài ra, phụ nữ Thái còn có nón (cúp),
Xà cạp (pe păn kha) đồ trang sức.
2. CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TINH THẦN
Văn hoá tinh thần bao hàm trong nó rất nhiều giá trị, ở đây chúng tôi chỉ
đề cập đến một số giá trị mà chúng tôi thấy tiêu biểu.
2.1. Ngôn ngữ và văn học, nghệ thuật
5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status