Thu hút FDI vào lĩnh vực GDĐH ở một số nước thuộc châu Á và kinh nghiệm cho Việt Nam - Pdf 27

Trờng đại học kinh tế quốc dân

O VN VINH
THU HúT FDI VàO LĩNH VựC GIáO DụC ĐạI HọC ở MộT Số
NƯớC CHÂU á Và KINH NGHIệM CHO VIệT NAM
Chuyên ngành: quản trị kinh doanh QUốC Tế
NGI HNG DN KHOA HC: PGS. TS. NGUYN TH HNG
Hà Nội - 2012
LỜI CẢM ƠN
Tác giả bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến người hướng dẫn khoa học, PGS.TS.
Nguyễn Thị Hường đã giúp tác giả thực hiện luận văn. Trong quá trình nghiên cứu,
thực hiện luận văn của mình, dưới sự hướng dẫn tận tình, nghiêm túc và khoa học của
PGS. TS. Nguyễn Thị Hường, tác giả đã được trang bị thêm những kiến thức cũng như
phương pháp nghiên cứu khoa học bổ ích và hoàn thiện được luận văn của mình.
Tác giả cũng xin được gửi lời cám ơn đến gia đình, đặc biệt là người vợ của
mình, cùng bạn bè đã tận tình giúp đỡ, động viên, góp ý, tạo điều kiện thuận lợi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn nghiên cứu.
Tác giả luận văn
Đào Văn Vinh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả được nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng,
không trùng lặp hay sao chép bất cứ công trình khoa học nào đã công bố.
Tác giả luận văn
Đào Văn Vinh
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐH : Đại học
GATS : Hiệp định chung về Thương mại và Dịch vụ
GDĐH : Giáo dục đại học
GDĐHVN : Giáo dục đại học Việt Nam

6
Trờng đại học kinh tế quốc dân

O VN VINH
THU HúT FDI VàO LĩNH VựC GIáO DụC ĐạI HọC ở MộT Số
NƯớC CHÂU á Và KINH NGHIệM CHO VIệT NAM
Chuyên ngành: quản trị kinh doanh QUốC Tế
Hà Nội - 2012
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC
GDĐH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA THU HÚT FDI VÀO
GDĐH VIỆT NAM
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT FDI VÀO GIÁO DỤC ĐẠI
HỌC
Các định nghĩa thế nào là Thu hút FDI vào lĩnh vực GDĐH và thế nào là
Trường đại học FDI.
Có 2 loại trường đại học FDI theo mức độ góp vốn bao gồm trường đại
học 100% vốn FDI và trường đại học FDI có một phần vốn FDI.
Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào GDĐH bao gồm: thứ nhất là nhóm
các nhân tố xuất phát từ nước tiếp nhận đầu tư tạo ra tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư
nước ngoài (nhóm nhân tố kéo), và thứ 2 là nhóm các nhân tố bên ngoài nước sở tại
tạo ra động lực thôi thúc nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào GDĐH của nước sở tại đó
(nhóm nhân tố đẩy).
Các nội dung thu hút FDI vào GDĐH bao gồm: xác định mục tiêu thu hút FDI
vào GDĐH, xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư vào GDĐH, xác định nhà
đầu tư mục tiêu cho GDĐH, xúc tiến thu hút FDI vào GDĐH, thúc đẩy nhanh quy
trình cấp phép cho dự án FDI vào GDĐH
Các tiêu chí cơ bản đo lường hoạt động thu hút FDI vào GDĐH trong một giai
đoạn: số lượng dự án FDI đầu tư vào GDĐH, tổng vốn FDI đầu tư vào GDĐH, quy
mô bình quân 1 dự án FDI vào GDĐH, cơ cấu FDI vào GDĐH và năng lực đáp ứng

University Rankings.
Căn cứ trên những kết quả thu hút, luận văn đánh giá tình hình thu hút FDI vào
GDĐH châu Á giai đoạn 2000 – 2011 thông qua những ưu điểm về sự tăng trưởng
mạnh mẽ về số lượng trường đại học FDI ở khu vực này, đồng thời chất lượng các
dự án FDI đầu tư vào GDĐH cũng rất ấn tượng. Ngoài ra vẫn còn những tồn tại về
thu hút FDI vào GDĐH châu Á như sự tập trung quá nhiều các dự án vào một số
quốc gia như UAE, Singapore, Trung Quốc; và có tổng số 12 trường đại học FDI
châu Á phải đóng cửa giai đoạn 2004 – 2011 do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Từ đó, luận văn phân tích nguyên nhân của những hạn chế về thu hút FDI vào
GDĐH ở Châu Á giai đoạn 2000 – 2011: bao gồm các nguyên nhân khách quan và
iii
nguyên nhân chủ quan.
2.2. KINH NGHIỆM THU HÚT FDI VÀO GDĐH Ở MỘT SỐ NƯỚC
CHÂU Á
2.2.1. Kinh nghiệm thu hút FDI vào GDĐH ở một số nước châu Á nói
chung
- Về các biện pháp quản lý chất lượng
- Về cơ chế, chính sách áp dụng cho các trường đại học FDI
- Sơ lược kinh nghiệm của Trung Quốc, Hong Kong, Singapore, Malaysia,
UAE, Qatar,
2.2.2. Trường hợp Malaysia
Cơ chế, chính sách bao gồm các luật áp dụng cho các trường đại học FDI, hoạt
động kiểm soát và quản lý của nhà nước, các yêu cầu về thiết lập chi nhánh trường
đại học.
Quản lý chất lượng các trường ĐH FDI thông qua các Luật và Khung thẩm định.
Kết quả thu hút của Malaysia cho thấy tính đến năm 2011 nước này đã có 7
trường ĐH FDI. Úc và Anh là những quốc gia chính cung cấp dịch vụ GDĐH
xuyên biên giới cho Malaysia kể từ năm 1990.
Về mặt hạn chế, giai đoạn 2001 – 2008 không có bất cứ trường ĐH FDI nào
được thành lập tại Malaysia. Quy mô các dự án nhỏ và xuất hiện trường hợp thất bại

Từ đó luận văn rút ra những kinh nghiệm từ trường hợp của Singapore có thể áp
dụng được cho Việt Nam.
v
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO GDĐH VIỆT NAMGIAI
ĐOẠN 2000 - 2011
3.1. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011
3.1.1. Nội dung hoạt động thu hút FDI vào GDĐHVN giai đoạn 2000 -
2011
- Xác định mục tiêu thu hút FDI vào GDĐH
- Xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư vào GDĐH
- Xác định nhà đầu tư mục tiêu cho GDĐH
- Xúc tiến thu hút FDI vào GDĐH
- Quy trình cấp phép cho dự án FDI vào GDĐH
3.1.1. Kết quả thu hút FDI vào GDĐHVN giai đoạn 2000 - 2011
- Số lượng dự án FDI đầu tư vào GDĐHVN: 4 trường đại học FDI.
- Tổng vốn FDI đầu tư vào GDĐH: 67,9 triệu USD
- Quy mô trung bình của 1 dự án FDI vào GDĐH: 17 triệu USD.
- Cơ cấu FDI vào GDĐH: theo lĩnh vực đào tạo, đối tác đầu tư, hình thức đầu
tư và địa bàn đầu tư.
- Năng lực đáp ứng nhu cầu về GDĐH: Số lượng sinh viên theo học tại các
trường đại học FDI vào khoảng 6.700 sinh viên với khóa học 4 năm.
3.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO GDĐH VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011
vi
3.2.1. Những ưu điểm trong thu hút FDI vào GDĐHVN giai
đoạn 2000 - 2011
- Kết quả thu hút thời gian đầu của giai đoạn 2000 – 2011 từ năm 2000 – 2003
cho thấy có liên tiếp 3 trường ĐH FDI được thành lập tại Việt Nam.

GDĐHVN giai đoạn 2000 - 2011
- Nguyên nhân khách quan: Việt Nam chậm chân hơn một số nước khác trong
khu vực, quy mô thị trường GDĐH nhỏ, quan điểm thu hút chưa thống nhất, năng
lực giảng dạy của giảng viên tham gia liên kết còn yếu, quan niệm du học nước
ngoài chất lượng hơn.
- Nguyên nhân chủ quan: chưa có mục tiêu cụ thể về thu hút FDI vào GDĐH,
thiếu hành lang pháp lý cho việc thành lập cá mô hình giáo dục mới, không có quy
định riêng cho khối GDĐH FDI, sự can thiệp của Chính phủ Việt Nam vào chương
trình giảng dạy và hoạt động, thời gian thẩm định dự án bị kéo dài, thủ tục hành
chính rườm rà, quản lý nhà nước về hoạt động giáo dục còn rất yếu kém, các chi phí
không chính thức khi gia nhập và hoạt động đối với nhà đầu tư nước ngoài, hạn chế
trong việc thu hút nhà đầu tư mục tiêu, chưa chú trọng vào công tác vận động xúc
tiến đầu tư.
viii
CHƯƠNG 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT
CÓ HIỆU QUẢ FDI VÀO PHÁT TRIỂN GDĐH VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020
So với các quốc gia ASEAN khác, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào hệ
thống giáo dục của Việt Nam gần như dậm chân tại chỗ. Điều gì hạn chế sự tăng
trưởng các trường đại học nước ngoài ở Việt Nam trong khi chính phủ vẫn kêu gọi
các nước, đặc biệt là Mỹ đầu tư vào GDĐH tại Việt Nam?
Nội dung chương 4 sẽ kế thừa một cách có chọn lọc những kinh nghiệm thu hút
FDI vào GDĐH của Singapore – quốc gia rất thành công trong thu hút và Malaysia
– quốc gia có những chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách các biện pháp thu hút và
đạt được những thành công nhất định, kết hợp với các điều kiện thực tế ở Việt Nam,
từ đó sẽ đề xuất định hướng phát triển chung cho GDĐHVN đến năm 2020, cũng
như một số giải pháp cụ thể nhằm tăng tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài
vào hệ thống GDĐHVN – thị trường được coi là tiềm năng, góp phần đưa nền giáo
dục nước nhà lên một tầm cao mới.

với những nước đang phát triển khác, đặc biệt là các nước láng giềng châu Á.
- Giai đoạn đến năm 2020, Việt Nam sẽ phải đối mặt với bất lợi về lực hút
nguồn sinh viên quốc tế cũng như sinh viên Việt Nam của các nước trong khu vực
x
như Trung Quốc, Singapore, Malaysia.
- Nguồn vốn FDI vào GDĐH Việt Nam sẽ không chỉ tạo cơ hội phát triển mà
còn ẩn chứa nhiều rủi ro.
Những nhân tố trong nước
- Về sự chậm chạm trong việc ban hành và điều chỉnh các văn bản pháp quy.
- Xu hướng lĩnh vực đầu tư vào các trường đại học FDI không nằm trong các
lĩnh vực đào tạo mà Việt Nam ưu tiên thu hút.
- Việt Nam cần phải phát triển nhanh đội ngũ giảng viên trong nước, nhằm
đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho các hoạt động
giảng dạy tại các trường đại học FDI.
- Khi Việt Nam thực hiện những cam kết về GATS trong lĩnh vực GDĐH,
Việt Nam cần chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt giữa các trường đại họ.
- Khó có thể tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các trường đại học
trong nước và các trường đại học FDI.
4.2. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN GDĐH VIỆT
NAM ĐẾN NĂM 2020
Mở rộng hợp lý quy mô hệ thống trường đại học FDI, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế xã hội Việt Nam.
Phát triển mạng lưới các trường đại học FDI phải phù hợp với chiến lược phát
triển và điều kiện kinh tế - xã hội, tiềm lực khoa học công nghệ của đất nước.
Kết hợp hài hòa giữa việc khai thác các mặt tích cực của FDI vào GDĐH với
việc nâng cao chất lượng hệ thống trường đại học trong nước.
Thống nhất quản lý nhà nước về chính sách, quy hoạch, chất lượng đào tạo,
chuẩn giảng viên, và các yêu cầu về hợp tác, quản lý tài chính đối với các trường
đại học FDI.
Tăng cường quản lý các cấp ở tất cả các giai đoạn đầu tư bao gồm từ giai đoạn

xii
về xúc tiến đầu tư thu hút FDI vào GDĐHVN, xây dựng tài liệu cung cấp thông tin
về tiềm năng và cơ hội đầu tư vào GDĐHVN đối với nhà đầu tư nước ngoài, thực
hiện việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về môi trường đầu tư vào GDĐHVN và
vận động thu hút đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư trong việc giới thiệu địa điểm đầu tư và
cung cấp các thông tin liên quan đến dự án đầu tư cho nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào GDĐH và nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm xúc tiến đầu tư.
xiii
Trờng đại học kinh tế quốc dân

O VN VINH
THU HúT FDI VàO LĩNH VựC GIáO DụC ĐạI HọC ở MộT Số
NƯớC CHÂU á Và KINH NGHIệM CHO VIệT NAM
Chuyên ngành: quản trị kinh doanh QUốC Tế
NGI HNG DN KHOA HC: PGS. TS. NGUYN TH HNG
Hà Nội - 2012
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, ngày nay nước ta đang phải đối mặt với sự thiếu
hụt đội ngũ nhân lực có nghiệp vụ, tay nghề cao và đang dư thừa đội ngũ những
người có trình độ nghiệp vụ, tay nghề thấp, không phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của
tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, tác động của xu thế toàn cầu hóa
giáo dục, sự phát triển của nền kinh tế tri thức, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên
mọi lĩnh vực và tính cạnh tranh sẽ ngày càng tăng.
Để đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của nền kinh tế, GDĐH bắt buộc phải gia
tăng quy mô, trong khi đó nguồn lực lại hạn hẹp khiến cho chất lượng GDĐH bị đe
dọa. Một trong những phương hướng và giải pháp là đa dạng hóa các hình thức đào
tạo đại học kết hợp với đa phương hóa cũng như tăng cường nguồn tài chính cho
đào tạo đại học. Sự đóng góp của nguồn vốn FDI vào GDĐH ngày càng trở nên
quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa giáo dục hiện nay.

vào GDĐH tại Việt Nam.
 Nhiệm vụ nghiên cứu
• Cơ sở lý luận về thu hút FDI vào GDĐH và làm rõ tầm quan trọng
của việc tăng cường thu hút FDI vào GDĐHVN.
• Những kinh nghiệm thu hút FDI vào GDĐH của một số nước châu Á.
Nghiên cứu trường hợp của Malaysia và Singapore: đánh giá ưu điểm
và những tồn tại, bất cập trong thu hút FDI vào GDĐH của Malaysia
và Singapore; nguyên nhân của những tồn tại, bất cập đó và rút ra bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam.
• Phân tích thực trạng thu hút FDI vào GDĐH tại Việt Nam giai đoạn
2000 - 2011; rút ra ưu điểm, những tồn tại, bất cập trong thu hút FDI
vào GDĐHVN và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, bất cập đó.
2
• Đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả nguồn
vốn FDI vào GDĐHVN đến năm 2020
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thu hút FDI vào GDĐHVN trên giác độ
vĩ mô.
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các nội dung liên quan đến biện pháp thu
hút FDI vào GDĐH của các nước châu Á, trường hợp Malaysia và
Singapore giai đoạn 2000 - 2011, bài học nghiên cứu về thu hút FDI của
các quốc gia này, đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm tăng
cường thu hút FDI vào GDĐHVN đến năm 2020.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cở bản như duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử; kết hợp với các phương pháp nghiên cứu đặc thù như: phân tích và
tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn.
Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp sẵn có từ các cuộc điều tra đã được
khảo sát, công bố từ báo chí, internet của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và
chính phủ tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Các nguồn dữ liệu này được trích

- Chương 3:Thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vực GDĐHVN giai đoạn 2000 -
2011.
- Chương 4: Định hướng và một số giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả FDI
vào phát triển GDĐHVN đến năm 2020.
4

Trích đoạn Xỳc tiến thu hỳt FDI vào GDĐH Quy trỡnh cấp phộp cho dự ỏn FDI vào GDĐH Những ưu điểm trong thu hỳt FDI vào GDĐHVN giai đoạn 2000 Những tồn tại, bất cập trong thu hỳt FDI vào GDĐHVN giai đoạn 2000 Nguyờn nhõn của những tồn tại, bất cập về thu hỳt FDI vào GDĐHVN giai đoạn 2000
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status