khóa luận tốt nghiệp thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bài học cho việt nam - Pdf 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
***

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP:
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Họ và tên sinh viên :
Mã sinh viên :
Lớp : Anh 10- Khối 4 KT
Khóa : 47
Người hướng dẫn khoa học :TS. Nguyễn Thị Việt Hoa Hà Nội, tháng 5 năm 2012

2.1.5. Luật pháp 24
2.2. Thực trạng thu hút FDI vào nông nghiệp của các nước ASEAN 26
2.2.1. Thực trạng chung 26
2.2.2. Tình hình thu hút FDI vào nông nghiệp của một số nước ASEAN 30
2.3. Đánh giá tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của các nước
ASEAN 34 2.3.1. Kết quả đạt được 34
2.3.2. Hạn chế 35
2.4. Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp
của các nước ASEAN 36
2.4.1. Kinh nghiệm chung của các nước ASEAN 36
2.4.2. Kinh nghiệm thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của một số nước
ASEAN ………………………………………………………………………39
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NÔNG NGHIỆP Ở
VIỆT NAM DỰA TRÊN BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NƯỚC ASEAN 44
3.1. Những nét tương đồng, khác biệt của Việt Nam so với các nước ASEAN
trong việc thu hút vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp 44
3.1.1. Những nét tương đồng 44
3.1.2. Điểm khác biệt 45
3.2. Tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-
2011 ……………………………………………………………………………46
3.2.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng 46
3.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư 48
3.3. Đánh giá FDI vào nông nghiệp Việt Nam 56
3.3.1. Thành tựu đạt được 56
3.3.2. Hạn chế- Nguyên nhân 59
3.4. Định hướng thu hút FDI vào nông nghiệp đến năm 2015 67
3.4.1. Yêu cầu chung 67

Build- Transfer Xây dựng- chuyển giao
BTO
Build- Transfer- Operate Xây dựng- chuyển giao-
kinh doanh
FDI
Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước
ngoài
IMF
International Monetary
Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
M&A
Mergers and Acquisitions Mua lại và sáp nhập
ODA
Official Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính
thức
OECD
Organization for
Economic Cooperation
and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát
triển kinh tế
R&D
Research & Development Nghiên cứu và Phát triển
UNCTAD
United Nations

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và
phụ thuộc chính vào nông nghiệp. Do vậy vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn,
nông dân luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng và là một trong những mục
tiêuhàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã đẩy nhanh quá
trình lưu chuyển dòng vốn trên thế giới, đặc biệt là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI). Ở nước ta, dòng vốn FDI đã góp phần tạo nên những chuyển biến quan
trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, có một thực tế là trong khi vốn FDI vào lĩnh vực
công nghiệp- dịch vụ ngày càng tăng, thì vốn FDI vàolĩnh vực nông, lâm, ngư
nghiệp lại có xu hướng giảm, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn FDI.
Hơn nữa, so với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các lĩnh vực
khác, hiệu quả thực hiện các dự án FDI trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn
rất hạn chế, chưa phát huy đầy đủ tiềm năng, thế mạnh của nước ta trong lĩnh vực
này.
Trong khi đó, một số nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia…mặc
dù có những nét tương đồng với Việt Nam, nhưng thực tế hiệu quả thu hút và sử dụng
vốn FDI trong nông nghiệp ở các quốc gia này thường cao hơn ở Việt Nam. Vậy
chúng ta có thể học tập được gì từ kinh nghiệm thu hút FDI trong lĩnh vực nông
nghiệp của các quốc gia này? Đó chính là lý do em chọn đề tài “Thu hút FDI vào
lĩnh vực nông nghiệp: Kinh nghiệm của một số nước ASEAN và bài học cho Việt
Nam” cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình thu hút FDI trong nông nghiệp của các nước ASEAN, qua
đó rút ra bài học kinh nghiệm giúp Việt Nam tăng cường thu hút vốn FDI vào lĩnh
vực nông nghiệp.

2


Chương 2: Kinh nghiệm thu hút FDI vào ngành nông nghiệp của một số
nước ASEAN
Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào nông nghiệp ở Việt Nam
dựa trên bài học kinh nghiệm từ một số nước ASEAN
Do hạn chế về thời gian và nguồn tài liệu nên khóa luận không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các
thầy cô, bạn đọc để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Việt Hoa đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ FDI VÀ NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1.1. Tổng quan về FDI
1.1.1. Khái niệm FDI
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các quốc gia
muốn phát triển thì không thể đóng cửa, chỉ dựa vào nguồn lực của đất nước mình
mà phải hội nhập vào nền kinh tế thị trường toàn cầu, tranh thủ tối đa nguồn lực bên
ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế. Nguồn vốn FDI là một trong những nguồn vốn
được các quốc gia rất quan tâm, kể cả nước phát triển và các nước đang phát triển.
Có nhiều khái niệm về FDI được đưa ra:
Khái niệm của tổ chức tiền tệ thế giới (IMF) :
“ FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích
lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác
nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực
sự doanhnghiệp ” (BPM5, fifth edition).
Khái niệm của tổ chức Thương Mại Thế Giới:
“ Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước
chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với
quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công

đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế
tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình”. Tài sản trong khái niệm
này bao gồm tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản,
các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị …), tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ,
bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái
phiếu, giấy ghi nợ…). Sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư
(pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lí đối
tượng đầu tư chính là hai đặc điểm cơ bản nhất của FDI, phân biệt với các hình thức
đầu tư nước ngoài hay dạng quan hệ kinh tế có yếu tố nước ngoài khác.
1.1.2. Đặc điểm của FDI
 Mục đích hàng đầu của FDI là tìm kiếm lợi nhuận: Do vậy, khi tiến
hành thu hút FDI, các nước nhận đầu tư, đặc biệt là các nước đang phát triển,
6

cần lưu ý đặc điểm này, phải xây dựng hành lang pháp lý đủ mạnh và các
chính sách thu hút FDI hợp lí để hướng FDI phục vụ cho các mục tiêu kinh
tế xã hội của nước mình, tránh để FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi
nhuận của các chủ đầu tư .
 Quyền kiểm soát hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp nhận đầu tư
của các chủ đầu tư nước ngoài được quyết định dựa trên tỷ lệ vốn đóng góp
tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của pháp
luật từng nước. Luật các nước thường quy định không giống nhau về vấn đề
này. Một số nước chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định và chỉ tham gia
liên doanh với số cổ phẩn nắm giữ tối đa là 49%.
Tỷ lệ đóng góp của mỗi bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ
quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, đồng thời rủi ro, lợi nhuận cũng
được phân chia theo tỷ lệ này.
 Thu nhập mà các nhà đầu tư nhận đượcmang tính chất thu nhập kinh
doanh chứ không phải lợi tức, phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh

giá rẻ…
FDI tìm kiếm thị trường -Market-seeking: Đầu tư nhằm thâm nhập thị trường
mới hoặc duy trì thị trường hiện có. Tiêu biểu của hình thức đầu tư này là các công
ty, tập đoàn đa quốc gia (TNCs).
FDI tìm kiếm hiệu quả - Effficiency-seeking: Đầu tư nhằm tăng cường hiệu
quả bằng việc tận dụng lợi thế của tính kinh tế theo quy mô hay phạm vi, hoặc cả
hai.
FDi tìm kiếm tài sản chiến lược - Strategic-Asset-Seeking:Đầu tư vào một
công ty, doanh nghiệp tại nước nhận đầu tư nhằm tận dụng các nguồn lực sẵn có về
cơ sở vật chất, thị phần, lao động…
1.1.3.2. Theo mục đích của nước nhận đầu tư
Theo mục đích của nước nhận đầu tư, FDI được chia thành hai hình thức là
đầu tư thay thế hàng nhập khẩu và đầu tư hướng tới xuất khẩu.
Đầu tư thay thế hàng nhập khẩu, mục đích chủ yếu của hình thức đầu tư này
là tập trung vào các sản phẩm, lĩnh vực mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản
xuất chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Ưu điểm của hình thức này là vừa tận
8

dụng được nguồn vốn của nước ngoài, vừa có thể phát triển được các ngành nghề
mà trong nước chưa phát triển hoặc chưa có điều kiện tập trung sản xuất.
Đầu tư hướng tới xuất khẩu, áp dụng khi nền sản xuất trong nước đã phát
triển, không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn tạo ra sản phẩm phục
vụ xuất khẩu. Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, thì đây là hình thức đầu tư
đang được cả nước nhận đầu tư và các chủ đầu tư hướng tới, nhằm tận dụng tối đa
lợi thế so sánh của các quốc gia.
1.1.3.3. Theo hình thức thâm nhập
Có hai hình thức chủ yếu là đầu tư mới- Greenfield Investment (GI) và mua lại
sáp nhập qua biên giới- Cross-border Merger and Acquisition (M&A)
Đầu tư mới –GI: là đầu tư vào một cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở
nước ngoài. Khi tiến hành đầu tư theo hình thức này, nhà đầu tư cần bỏ vốn đầu tư,

“giàu” lên cùng quá trình sản xuất. Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội loài
người, của quá trình đô thị hóa, diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp trên thế
giới ngày càng bị thu hẹp, chưa kể đến độ màu mỡ của đất đai đang ngày càng đi
xuống, không thể canh tác được. Do vậy, để phát triển nông nghiệp, vấn đề bảo tồn,
sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi.
Nông nghiệp là ngành có sự gắn bó chặt chẽ với môi trường tự nhiên. Đối
tượng của sản xuất nông nghiệp là các loại cây, con, các loại sinh vật. Đặc trưng về
đối tượng sản xuất khiến cho nông nghiệp trở thành ngành sản xuất phụ thuộc nhiều
vào điều kiện tự nhiên so với các ngành kinh tế khác.
Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và thường có chu kỳ sản xuất kéo dài.
Khác với các ngành sản xuất khác, chu kỳ sản xuất trong nông nghiệp thường kéo
dài tùy thuộc vào đặc điểm sinh lý của đối tượng cây trồng, vật nuôi. Chu kỳ sản
xuất của ngành nông nghiệp thường kéo dài 3-4 tháng, 1 năm, 5 năm hoặc thậm chí
lâu hơn như đối với các loại cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm. Ngoài ra, mỗi
sản phẩm nông nghiệp thường chỉ phù hợp sản xuất trong một mùa nhất định, trong
10

điều kiện thời tiết, khí hậu nhất định. Đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến quá trình
đầu tư do liên quan đến việc thu hồi vốn, tái sản xuất của các dự án.
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Đối tượng sản xuất chủ yếu là cây trồng, vật nuôi, do vậy sản xuất nông
nghiệp gần như phụ thuộc vào vào các yếu tố tự nhiên từ đất đai, khí hậu, nguồn
nước…Ngày nay, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã hạn chế một phần
sự phụ thuộc của nông nghiệp vào điều kiện tự nhiên, tuy nhiên đây vẫn là yếu tố
chính tác động đến hiệu quả và kết quả kinh doanh của ngành, từ đó ảnh hưởng đến
việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này.
Khả năng sinh lợi của ngành không cao. Yếu tố này được quyết định bởi tính
chất của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chu kỳ sản xuất kéo dài, giá trị sản phẩm

trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, sự khác biệt về khí hậu giữa các vùng miền
cũng tạo nên các vùng chuyên canh với các loại cây trồng, vật nuôi đặc trưng của
từng vùng. Sự phân mùa của khí hậu quy định tính mùa vụ trong sản xuất, đồng thời
ảnh hưởng gián tiếp đến tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra, phải kể đến các hiện tượng thời tiết như hạn hán, lũ lụt, giông bão
hay các loại dịch bênh do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết xảy ra hàng năm, gây thiệt
hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp. Chính sự phụ thuộc lớn vào yếu tố thời
tiết, khí hậu này làm cho nông nghiệp trở thành ngành sản xuất bấp bênh, không ổn
định, rủi ro cao.
Sinh vật
Ảnh hưởng tích cực: các loài cây con, đồng cỏ tạo nên nguồn thức ăn tự nhiên
nhiên cho gia súc, phục vụ cho chăn nuôi. Các loại vi sinh vật giúp tăng độ phị
nhiêu của đất, tiêu diệt các loại thiên địch (rắn bắt chuột…)
Ảnh hưởng tiêu cực: các loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng, vật nuôi.
1.2.3.2. Các nhân tố kinh tế- xã hội
Bên cạnh các nhân tố tự nhiên, các nhân tố kinh tế - xã hội cũng có ảnh hưởng
quan trọng tới phát triển và phân bố nông nghiệp.

12

Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp ở hai mặt:
vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp vừa là thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nông
nghiệp. Các cây trồng và vật nuôi cần nhiều công chăm sóc đều phải phân bố ở
những nơi đông dân, có nhiều lao động. Truyền thống sản xuất, tập quán ăn uống
của các dân tộc có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phân bố cây trồng vật nuôi.
Các quan hệ sở hữu ruộng đất
Các quan hệ sở hữu ruộng đất có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển và các
hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Việc thay đổi quan hệ sở hữu ruộng đất ở
mỗi quốc gia thường gây ra những tác động rất lớn tới phát triển nông nghiệp.

mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp và giá cả nông sản. Bên cạnh đó, đặc trưng của
sản phẩm nông nghiệp là phục vụ nhu cầu của một bộ phận người tiêu dùng lớn, do
đó yếu tố thị trường còn có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển các
vùng chuyên môn hoá nông nghiệp, chẳng hạn hình thành vành đai nông nghiệp
ngoại thành với hướng chuyên môn hoá sản xuất rau, thịt, sữa, trứng, cung cấp cho
nhu cầu của dân cư xung quanh các thành phố, các trung tâm công nghiệp lớn.
1.2.3.5. Chính sách, pháp luật
Đường lối chính sách phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nói
riêng cũng có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Một số quốc gia có chính
sách ưu tiên cho phát triển nông nghiệp, trong khi ở một số quốc gia khác, phát triển
nông nghiệp không được coi trọng trong chính sách phát triển kinh tế quốc gia.
1.2.4. Vai trò của nông nghiệp với nền kinh tế
1.2.4.1. Cung cấp lương thực thực phẩm
Đây là vai trò cơ bản, quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp. Đảm bảo an
ninh lương thực là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu ở tất cả các quốc
gia, là tiền đề tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển kinh tế. Nếu như
việc nhập khẩu các yếu tố sản xuất đầu vào như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu
làm tăng vốn sản xuất thì việc nhập khẩu lương thực, thực phẩm tiêu dùng không
14

làm tăng vốn sản xuất cho nền kinh tế. Do vậy mà không chỉ các nước đang phát
triển với ngành nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, mà cả các nước công nghiệp phát
triền đều coi trọng sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nhu cầu lương thực trong
nước.
1.2.4.2. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, việc đảm bảo nguyên liệu
đầu vào cho sản xuất là một “bài toán khó” ở nhiều nước đang phát triển. Sản xuất
nông nghiệp góp phần cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến
nông sản, tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngành này.
1.2.4.3. Cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế thông qua xuất khẩu nông sản

Để phát triển bất kì lĩnh vực kinh tế nào, nguồn vốn luôn là yếu tố giữ vai trò
quyết định. Đặc biệt tại các nước đang phát triển, nền nông nghiệp còn lạc hậu, do
vậy để phát triển nông nghiệp đòi hỏi cần phải có một nguồn vốn đầu tư lớn. Tuy
nhiên thực tế là nguồn vốn đầu tư trong nước dành cho lĩnh vực thường khá hạn
chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho ngành. Vì vậy việc thu hút các nguồn vốn
đầu tư từ nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp,trong đó có nguồn vốn FDI càng trở
nên quan trọng và được các nước chú trọng hơn bao giờ hết, thể hiện qua các chính
sách ưu đãi đầu tư mà hầu hết các quốc gia dành cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp.
1.3.1.2. Góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
Dòng vốn FDI không những bổ sung nguồn vốn cho nông nghiệp mà còn góp
phần vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên cả ba lĩnh vực:
Đối tượng của nông nghiệp: các dự án FDI góp phần đa dạng hóa đối tượng
sản xuất như cây trồng, vật nuôi, như tạo ra các giống cây, con mới, cho năng suất,
chất lượng sản phẩm cao; hoặc các giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện
hoàn cảnh riêng của từng quốc gia…
Loại sản phẩm: các dự án FDI không chỉ tập trung vào khâu sản xuất, đầu tư
vào các khu nguyên liệu, và còn tập trung vào khâu chế biến, tạo thêm giá trị gia
tăng cho sản phẩm.
16

Quy mô sản xuất: Vốn FDI vào nông nghiệp góp phần mở rộng quy mô sản
xuất, đặc biệt tại các nước nông nghiệp lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu tập
trung.
1.3.1.3. Thúc đẩy chuyển giao công nghệ cho ngành
Cùng với vốn đầu tư, công nghệ là yếu tố quan trọng để xây dựng một nền
nông nghiệp tiên tiến, hiện đại. Các quốc gia muốn có công nghệ phải đầu tư cho
nghiên cứu và phát triển hoặc nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài. Đây là khó khăn
lớn đối với các nước đang và kém phát triển. Do vậy FDI chính là nguồn cung cấp
công nghệ hiện đại cho nền kinh tế và ngành nông nghiệp thông qua chuyển giao

Mặt khác, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI còn có tác động tới
các doanh nghiệp trong nước như thúc đẩy trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và
thị trường, làm cho họ ý thức hơn về khả năng xuất khẩu nông sản, tăng cường hiểu
biết hoạt động Marketing, đẩy mạnh tham gia vào hệ thống phân phối toàn cầu.
Xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp nội địa phần nào cũng được đẩy mạnh
nhờ các tác động ngoại ứng này.
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào nông nghiệp
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là ngành phụ thuộc nhiều vào điều kiện
tự nhiên, các yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu, nguồn nước là một trong những
nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp. Đối với nhà đầu tư, mục
tiêu hàng đầu là lợi nhuận, do vậy, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp là một trong những nhân tố hàng đầu ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu
tư khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Trong tổng nguồn vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển, khu vực châu Á-
Thái Bình Dương chiếm 77% tổng vốn FDI(UNCTAD Database). Một trong những
nguyên nhân khiến FDI tập trung chủ yếu vào khu vực này là do đây là khu vực có
điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Ngược lại, khu vực châu
Phi, điều kiện tự nhiên không thuận lợi là một trong những rào cản khiến khu vực
này chỉ thu hút được 7% trong tổng lượng vốn FDI vào nông nghiệp các nước đang
phát triển
1.3.2.2. Dân cư và nguồn lao động
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều lao động, đặc biệt tại các nước đang phát
triển khi mà mức độ công nghiệp hóa trong nông nghiệp còn thấp. Do vậy, yếu tố
18

lao động cũng là một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thu hút FDI vào
lĩnh vực nông nghiệp. Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng không chỉ bởi đây là
nguồn lao động trực tiếp, mà còn là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.
Theo báo cáo của UNCTAD về 20 nước có dòng vốn FDI trung bình vào nông

1.3.2.5. Luật pháp, chính sách
Đây là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thu hút FDI
nói chung, thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Nhân tố này bao gồm:
 Đặc điểm môi trường pháp lý, thủ tục cấp giấy phép, triển khai, quản lý dự
án đầu tư. Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí
cho nhà đầu tư, tạo điều kiện tăng thu hút FDI; ngược lại thủ tục rườm rà,
phức tạp là một nguyên nhân làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.
 Các chính sách liên quan đến đầu tư, bao gồm các quy định về hình thức đầu
tư, lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư…; các chính sách ưu đãi đầu tư như ưu đãi
về thuế, tín dụng…; các biện pháp bảo đảm đầu tư; các chính sách về hạn
chế đầu tư.
1.3.2.6. Các nhân tố khác
Ngoài các nhân tố trên, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp còn chịu ảnh
hưởng của một số nhân tố khác như môi trường quốc tế, xu hướng dòng vốn FDI
trên thế giới, tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới …Điển hình là cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới 2008 đã tác động lớn đến dòng vốn FDI trên thế giới, trong
đó có vốn FDI vào nông nghiệp.
1.4. Xu thế FDI trong lĩnh vực nông nghiệp trên thế giới
1.4.1. Xu thế chung trên thế giới
Trong năm 2011, mặc dù kinh tế thế giới còn nhiều biến động, nhưng dòng
vốn FDI toàn cầu vẫn tăng lên 1.509 tỷ USD so với 1.290 tỷ USD năm 2010, cao
hơn mức FDI trung bình thời kì trước khủng hoảng là 1472 tỷ USD. Các nền kinh tế
đang phát triển và chuyển đổi đạt kỷ lục 755 tỷ USD, chiếm hơn một nửa dòng vốn
FDI của thế giới (Global Investment Trends Monitor, 1/2012)
Trong lĩnh vực nông nghiệp,vốn FDI tăng từ 2 tỷ USD năm 2001 lên 5 tỷ USD
năm 2008. Không những thế, nếu như trước đây các nhà đầu tư thường chỉ tham gia
vàocác giai đoạn như chế biến và phân phối, thì hiện nay còn trực tiếp tham gia vào
khâu sản xuất, ký kết hợp đồng tiêu thụ trực tiếp với nông dân, góp phần làm tăng
quy mô cũng như hiệu quả của các dự án FDI.
Theo dự báo của UNCTAD, xu thế này sẽ được duy trì trong tương lai vì một

điều đó cho thấy đa phần các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn vẫn tập trung tại
các nước phát triển.
Về cơ cấu vốn, nguồn vốn FDI vào nông nghiệp tại các vùng kinh tế đang phát
triển tập trung chủ yếu ở các khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, Mỹ Latin và
Caribe, Châu Phi.

Trích đoạn Dân cư và nguồn lao động Hạn chế Nguyên nhân Định hướngthu hútFDI Xây dựng chiến lược thu hút và nâng cao hiệu quả quản lý FDI Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status