Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy Bài 20 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (Lịch sử lớp 12), nhằm phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh - Pdf 27

I/ Đặt vấn đề
Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong
ngành giáo dục nước ta từ những năm 60 của thế kỉ XX. Trong cuộc cải cách giáo
dục lần 2, năm 1980, phát huy tính tích cực đã là một trong các phương hướng cải
cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa VIII tại Đại
hội lần thứ IX (2001) chỉ rõ:''Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi
mới nội dung, phương pháp dạy học.'' Tại Đại hội lần thứ XI( 2011) nêu rõ “ Đổi
mới căn bản và toàn diện nề giáo dục Việt Nam”
Trên cơ sở mục tiêu cấp học, quan điểm, đường lối của Đảng về sử học và
giáo dục lịch sử, căn cứ nội dung, đặc trưng của nhận thức lịch sử, Đảng ta xác
định: ''Bộ môn Lịch sử ở trường THPT có vai trò vô cùng quan trọng, nó hình
thành cho học sinh kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển hợp qui luật của dân tộc
và xã hội loài người''. Trên cơ sở đó, giáo dục lòng yêu nước,, tự hào dân tộc, lí
tưởng độc lập dân tộc, và CNXH , rèn luyện năng lực tư duy và thực hành, thực
hiện một cách nghiêm chỉnh các nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng và phát triển.
Mặc dù phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng đã được
chú trọng đổi mới, cải tiến nhiều, tuy nhiên nhìn chung phương pháp dạy học lịch
sử vẫn chưa theo kịp các cải tiến về nội dung, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo. Có thể
nói phương pháp dạy học lịch sử còn có phần bảo thủ, thực dụng. Sự lạc hậu về
phương pháp dạy học là một trong những trở ngại của việc nâng cao chất lượng
giáo dục bộ môn. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do giáo viên chưa nhận
thức đúng đắn, sâu sắc vai trò, vị trí của phương pháp dạy học, chưa tiếp nhận
những cơ sở khoa học, lí luận về phương pháp dạy học mà còn tiến hành giảng dạy
theo kinh nghiệm chủ nghĩa, đặc biệt chưa chú trọng phát huy tính tích cực của học
sinh.
Yêu cầu thực tiễn đặt ra là cần phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử
1
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả dạy học bộ môn.
Việc nhận thức lịch sử vừa phải tuân thủ quy luật nhận thức nói chung,

với việc sử dụng thường xuyên các thiết bị đồ dùng dạy học trực quan
như bản
đồ ,lược đồ, tranh ảnh…
vào giảng dạy là vô cùng cần thiết, để
tạo ra những hình
ảnh cụ thể sinh động, chính xác, g
iúp học sinh dễ hình thành khái niệm lịch sử,
hứng thú học tập, nhớ lâu, nhớ kĩ nội dung bài học.
Chính vì điều đó trong quá trình giảng dạy môn lịch sử lớp 12, tôi xin trao
đổi một vài kinh nghiệm về vấn đề “Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan khi
dạy Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (Lịch sử
lớp 12), nhằm phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh”
II. Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận.
Nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy
học, nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ
sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật.
Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu
tượng cho học sinh cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch
sử của học sinh.
Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, là
phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng nhất,
giúp cho học sinh nắm vững các quy luật phát triển của xã hội.
Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu
sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững
chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan.
Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử đồ
dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn
ngữ của học sinh. Nhìn vào bất cứ loại đồ dùng trực quan nào, học sinh cũng thích
nhận xét, phán đoán, hình dung, quá khứ lịch sử được phản ảnh, minh họa như thế

thống nhất, mỗi người sử dụng một cách. Tình trạng sử dụng các phương tiện dạy
học còn mang tính hình thức chưa phát huy được những ưu thế của các đồ dùng
4
trực quan trong dạy học lịch sử. Trong nội dung bài này tôi không trình bày lại
phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan quan trọng trong dạy học lịch sử nói
chung mà chủ yếu đề xuất một số biện pháp sử dụng nhằm phát huy tính tích cực
hoạt động độc lập của học sinh.
Trước tiên khẳng định hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trực quan
trong dạy học lịch sử do nhiều yếu tố quyết định: như chất lượng đồ dùng trực
quan, hiện vật, bản đồ , tranh ảnh lịch sử … Phương pháp sử dụng, kỹ năng, năng
lực sư phạm của giáo viên và đặc biệt là trình độ nhận thức của học sinh. Đồ dùng
trực quan được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan sẽ
kết hợp được hai hệ thống tín hiệu trong quá trình nhận thức: “ Tai nghe – Mắt
thấy.” Tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu ,nhớ lâu, gây được mối quan hệ thần kinh
tạm thời khá phong phú, phát huy ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, hứng thú đặc
biệt là tính tích cực hoạt động độc lập. Ngược lại nếu không sử dụng đúng mức mà
bị lạm dụng thì dễ làm cho học sinh phân tán xử lý, không tập trung vào các dấu
hiệu cơ bản chủ yếu, thậm chí hạn chế phát triển năng lực tư duy trừu tượng của
học sinh.
Thực tế giảng dạy ở trường phổ thông đã cho thấy: Không ít giáo viên đã coi
nhẹ việc sử dụng đồ dùng trực quan. Nếu có chăng phải sử dụng thì chủ yếu là
minh hoạ một cách tẻ nhạt, cho học sinh xem qua loa mang tính hình thức, chứ
không dùng trong khi giảng dạy. Lý luận dạy học chỉ ra cho chúng ta thấy cần phải
tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy và học tập. Để đáp ứng yêu
cầu này cũng như khắc phục tình trạng trước đây chúng ta cần phải biết kết hợp hài
hoà giữa lời dạy và hình ảnh cụ thể qua đồ dùng trực quan. Tuy nhiên đối với mỗi
loại chúng ta có những phương pháp sử dụng riêng phù hợp với nội dung từng loại
bài.
3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử có nhiều loại, mỗi loại có cách sử

Hướng tiến
công của
quân ta
Thị xã
Lai Châu
Trung Lào Thượng Lào Bắc Tây Nguyên
6
Nơi địch
phân tán và
tập trung
binh lực
ĐiệnBiên
Phủ( Trở
thành nơi tập
trung binh
lực thứ 2 của
Pháp sau
đồng bằng
Bắc Bộ)
Xê-nô ( Trở thành
nơi tập trung binh
lực thứ 3 của Pháp
Luôngphabang và
Mường Sài (Trở
thành nơi tập trung
binh lực thứ 4 của
Pháp)
Plâyku( Trở thành
nơi tập trung binh
lực thứ 5 của Pháp)

tăng, trọng pháo, súng cối,
máy vô tuyến điện,
Súng liên thanh, đạn dược
các loại.
Tổng giá trị viện trợ:
200 triệu USD .
Tổng cộng hàng năm Mĩ bỏ ra gần 1
tỉ USD (65% toàn bộ tổn phí về chiến
tranh ở Đông Dương).
Người Hàng năm:
Cung cấp 200 kĩ thuật viên.
Đầu năm 1954: Cung cấp thêm 400 kĩ
thuật viên.
* Ý nghĩa bảng tóm tắt:
- Ý nghĩa giáo dưỡng:
Qua bảng tóm tắt giúp học sinh nắm được âm mưu cấu kết giữa Pháp và Mĩ
trong cuộc chiến ở Đông Dương, Mĩ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương để chuẩn
bị thay thế Pháp. Học sinh thấy được tương quan so sánh về phương tiện chiến đấu
giữa ta và Pháp.
- Ý nghĩa giáo dục:
Giúp học sinh có thái độ căm ghét đố với các mưu đồ, thủ đoạn của bọn thực
dân xâm lược, đồng thời học sinh nhận thức được về tinh thần sáng tạo, dũng cảm
của quân đội và nhân dân ta trong chiến đấu chống lại những loại hình phương tiện
chiến tranh hiện đại của Pháp, Mĩ.
- Ý nghĩa phát triển: Rèn luyện kĩ năng lập bảng tóm tắt, ghi nhớ, phân tích các sự
kiện, rút ra kết luận.
Đến phần kết quả của chiến thắng Điện Biên Phủ , kết hợp với những thông
tin quân và dân ta giành được thắng lợi ở trận Điện Biên Phủ , tôi sử dụng bảng
8
thống kê về thành tích chiến đấu của quân dân ta trong 9 năm(1945-1954) kháng

Những nội dung cơ bản của hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, lập lại
hòa bình ở Đông Dương là văn bản pháp lí chính thức chấm dứt cuộc chiến trang
xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương gần một thế kỉ. Làm thất bại âm mưu
10
Hiệp định Giơnevơ
Các nước
tham dự
hội
nghị cam
kết tôn
trọng các
quyền dân
tộc cơ bản
của ba
nước
Đông
Dương
cam kết
không can
thiệp vào
công việc
nội bộ của
ba nước.
Các
bên
tham
chiến
ngừng
bắn,
lập lại

nước ngoài
vào Đông
Dương, các
nước Đông
Dương
không
tham gia
bất cứ liên
minh quân
sự nào
Việt
Nam
tiến tới
thống
nhất
bằng
cuộc
tổng
tuyển
cử tự do
trong cả
nước
được tổ
chức
vào
tháng 7-
1956 …
Trách
nhiệm
thi

thấy: “ Đây là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, một pháo đài không
thể công phá. Có 3 phân khu: phân khu Bắc gồm – phân khu Trung Tâm– phân khu
Nam, có 49 cứ điểm, Các cứ điểm quan trọng đó là các đồi A1, C1, E1, D1
Những bài nào cần tranh ảnh, chân dung lịch sử minh họa, giáo viên và học
sinh có thể tự sưu tầm để đưa vào nội dung của bài nhằm tăng tính hình ảnh sự hấp
dẫn đối với bài học. Ví dụ: Khi dạy về “ chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 ” ở
bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn Quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953-1954”
Giáo viên và học sinh có thể sưu tâm bức tranh Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo;
Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong điều kiện những bức ảnh
như vậy khó tìm, giáo viên, học sinh có thể sưu tầm chân dung của họ đưa vào bài
giảng. Những bức ảnh minh họa này có giá trị lịch sử to lớn giúp học sinh hiểu sự
kiện một cách cụ thể, sinh động và gợi lên cảm xúc lịch sử của các em.
11
Tóm lại sử dụng hình vẽ , tranh ảnh trong sách giáo khoa, cũng như sử dụng
các đồ dùng trực quan do giáo viên và học sinh tự sưu tầm, tự làm, bổ sung cho
sách giáo khoa là một điều hết sức cần thiết có tác dụng lớn lao trong dạy học lịch
sử, đây là phương tiện quan trọng tạo nên hình ảnh lịch sử. Song khi sử dụng giáo
viên cần chú ý đến các yêu cầu của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học
lịch sử
3. 4. Sử dụng phim tư liệu lịch sử:
Ngày nay công nghệ thông tin đã đạt được những bước tiến vượt bậc và có
tác động lớn đến giáo dục đặc biệt là môn lịch sử. Các nhà làm phim tái hiện lại
hình ảnh lịch sử một thời trong quá khứ. Những nhân vật lịch sử, những sự vật hiện
tượng, những sự kiện đã qua nhằm giúp học sinh nắm bắt lịch sử một cách chính
xác dễ nhận biết, dễ nhớ làm tăng hiệu quả học tập, lôi cuốn học sinh tham gia tích
cực vào bài giảng.
Cần coi trong việc sử dụng phim tài liệu vào quá trình dạy học nhằm tận
dụng mọi cơ hội lịch sử một cách cụ thể giàu cảm xúc, được trực tiếp quan sát các
sự vật hiện tượng được tiếp xúc các nhân vật lịch sử. Điều này giúp cho học sinh
dường như đang “ Trực quan sinh động ”, quá khứ có thật mà hiện tại không có.

lượng
2006- 2007
(Không có
sơ đồ )
2007-2008
(Không có
sơ đồ )
2008-2009
(Có sơ đồ )
2009-2010
( Có sơ đồ)
2010-2011
( Có sơ đồ)
2011-12
(có sơ đồ)
Khá, tốt
57% 65% 81%
86% 89%
92%
TB Trở
lên
82% 84 % 88% 90% 92 %
94%
Qua kết quả trên cho chúng ta thấy được tính khả thi của việc áp dụng đồ
dùng trực quan trong dạy học lịch sử đã phát huy tính tích cực hoạt động độc lập
của học sinh ( có thể với khối 10, 11), phần nào có hiệu quả. Chất lượng học sinh
13
đạt khá giỏi tương đối cao, trung bình trở lên chiếm trên 90%, số lượng học sinh
yếu giảm.
III/ Kết luận

linh hoạt, mềm dẻo, tuỳ mục đích của bài và khả năng nhận thức của các em.
Trong quá trình giảng dạy tôi rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn như đã
trình bày ở trên, với đề tài này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và hạn chế rất
mong sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo, của quý thầy cô giáo, các đồng nghiệp cũng
như sự chỉ đạo về chuyên môn của trường để bản thân được học hỏi thêm, mỗi
ngày phát huy tốt hơn giờ dạy Lịch sử ở trường phổ thông.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2913
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác
Người viết
Trịnh Văn Long
15
16


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status