Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai - Pdf 28

GVHD: Ths. TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
SVTH: HỒ THỊ SAO VÀNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
i
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY
MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ
NGHỆ TẠI CÔNG TY HÀNG THỦ CÔNG
VIỆT NAM MAI
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học
Ngành Quản Trị Kinh Doanh
GVHD : Ths. Trịnh Đặng Khánh Toàn
SVTH : Hồ Thị Sao Vàng
MSSV : 106401376
Lớp : 06DQD
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2010
GVHD: Ths. TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em. Những kết quả và các số
liệu trong luận văn được thực hiện tại công ty TNHH Hàng thủ công Việt
Nam Mai, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Em hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2010
Tác giả

Hồ Thị Sao Vàng
SVTH: HỒ THỊ SAO VÀNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ii
GVHD: Ths. TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
LỜI CẢM ƠN

Nghệ Tp. HCM, các cô chú, anh, chị cán bộ nhân viên công ty Mai sức khỏe, may
mắn và sự thành công.
SVTH: HỒ THỊ SAO VÀNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
iii
GVHD: Ths. TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------
NHẬN XÉT THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên : Hồ Thị Sao Vàng
MSSV: : 106401376
Khóa: : 2006
1. Thời gian thực tập
.................................................................................................................
.................................................................................................................
2. Bộ phận thực tập
.................................................................................................................
.................................................................................................................
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
4. Kết quả thực tập theo đề tài
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
5. Nhận xét chung
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, Ngày tháng 9 năm 2010
GVHD: Ths. Trịnh Đặng Khánh Toàn
SVTH: HỒ THỊ SAO VÀNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
GVHD: Ths. TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
L/C : Letter of Credit (Tín dụng thư)
XNK : Xuất nhập khẩu
XK : Xuất khẩu
NK : Nhập khẩu
BH : Bảo hiểm
TCMN : Thủ công mỹ nghệ
DN : Doanh nghiệp
KNXK : Kim ngạch xuất khẩu
GTXK : Giá trị xuất khẩu
HĐXK : Hoạt động xuất khẩu
DTXK : Doanh thu xuất khẩu
SXKD : Sản xuất kinh doanh
GTGT : Giá trị gia tăng
MCC : Mennonite Central Committee
(Tổ chức phi chính phủ)
SVTH: HỒ THỊ SAO VÀNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
vi
GVHD: Ths. TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
WFTO : World Fair Trade Organization
(Hiệp Hội Thương Mại Công Bằng Thế Giới)

Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của công ty Mai
Sơ đồ 2.2 : Quy trình hoạt động kinh tế tại công ty Mai
Biểu đồ 2.1 : GTXK vào các thị trường của công ty Mai
Biểu đồ 2.2 : GTXK của Mai vào các thị trường trọng yếu
Biểu đồ 2.3 : GTXK của Mai vào thị trường Hà Lan
Biểu đồ 2.4 : GTXK của Mai vào thị trường Italia
Biểu đồ 2.5 : GTXK của Mai vào thị trường Mỹ
Biểu đồ 2.6 : GTXK theo nhóm hàng của công ty Mai năm 2007
Biểu đồ 2.7 : GTXK theo nhóm hàng của công ty Mai 2008
Biểu đồ 2.8 : GTXK theo nhóm hàng của công ty Mai 2009
Biểu đồ 2.9 : So sánh KNXK của công ty Mai với toàn ngành
SVTH: HỒ THỊ SAO VÀNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
viii
GVHD: Ths. TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
Hình 2.1 : Phân bố các nhóm sản xuất của Mai
Hình 2.2 : Phân bố thị trường xuất khẩu của công ty Mai
Hình 2.3 : Một cơ sở sản xuất của Mai tại Hà Tây
Hình 2.4 : Các sản phẩm làm từ Mây tre của công ty Mai
Hình 2.5 : Các sản phẩm Gốm sứ của công ty Mai
Hình 2.6 : Sản phẩm tranh sơn mài của công ty Mai
Hình 2.7 : Một số mặt hàng TCMN khác
Hình 2.8 : Tỷ giá giữa Đôla và Đồng Việt Nam
Hình 2.9 : B.Obama tuyên thệ nhậm chức mở ra một cơ hội kinh doanh mới
Hình 2.10 : Các sản phẩm TCMN tiêu biểu của Artexport
Hình 2.11 : Các sản phẩm TCMN của Mạnh Thuỷ
Hình 2.12 : Định vị công ty Mai và các đối thủ trên thị trường
Hình 2.13 : Một số sản phẩm từ các đối thủ canh tranh tiềm ẩn
Hình 2.14 : Kho hàng tại An Sương của công ty
Hình 3.1 : Ùn tắc giao thông tại Việt Nam
SVTH: HỒ THỊ SAO VÀNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đề tài này được thực hiện với mục tiêu thu được những kết quả, những đánh
giá trên cả 2 phương diện: Kiến thức và thực tiễn
1/ Về mặt kiến thức :
Qua các số liệu thu được từ công ty Mai, em muốn hệ thống lại một lần nữa
những kiến thức đã học và khả năng áp dụng của chúng trong thực tế.
2/ Về mặt thực tiễn:
Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty
một cách khách quan, các yếu tố gần, xa ảnh hưởng đến công ty và cách ứng phó với
các yếu tố đó mà công ty Mai đã, đang thực hiện, và sau cùng là đưa ra một vài kiến
nghị, giải pháp của riêng cá nhân em về những vấn đề của công ty cũng như của các
cơ quan Nhà nước, nhằm góp một chút công sức trong việc đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh xuất khẩu tại công ty Mai.
II/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1/ Đối tượng:
SVTH: HỒ THỊ SAO VÀNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1
GVHD: Ths. TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
Đề tài trên đi sâu vào phân tích các đối tượng thuộc về nhóm hàng xuất khẩu,
thị trường xuất khẩu của công ty Mai… và các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động
kinh doanh xuất khẩu trong một số năm gần đây.
2/ Phạm vi nghiên cứu:
-Phạm vi nội dung: nội dung của đề tài nhằm phân tích các số liệu phản ánh
một phần kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Mai và chú trọng
vào lĩnh vực xuất khẩu từ năm 2007 đến năm 2009.
-Phạm vi không gian: các số liệu, dẫn chứng được cung cấp bởi các bộ phận,
của công ty Mai, đó là bộ phận kinh doanh, bộ phận xuất nhập khẩu, bộ phận
nhân sự và bộ phận kế toán.
-Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 15/07/2010
đến 30/08/2010
III/ Phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH XUẤT KHẨU VÀ NGÀNH HÀNG
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM
1.1 Xuất khẩu hàng hóa và vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa
- Kể từ khi nền sản xuất hàng hóa ra đời, con người đã có nhu cầu trao đổi buôn
bán với nhau, và đó là tiền đề cho việc xuất khẩu. Theo điều 28, mục 1, chương 2
luật thương mại Việt Nam 2005: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa
ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt
Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
- Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương, đã xuất
hiện từ rất lâu đời và ngày càng phát triển. Tuy hình thức đầu tiên chỉ là hàng đổi
hàng, song ngày nay hình thức xuất khẩu đã được thể hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau.
- Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ
xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ
kỹ thuật cao… Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm đem lại lợi ích cho quốc
gia.
- Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi phạm vi rộng cả về không gian lẫn thời
gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và cũng có thể kéo dài hàng năm.
Đồng thời nó có thể được tiến hành trên phạm vi toàn lãnh thổ một quốc gia hay
nhiều quốc gia khác nhau.
1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.1.1 Đối với nền kinh tế quốc dân
Thứ nhất: Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để công nghiệp hoá đất nước trong thời gian ngắn chúng ta phải có nguồn vốn
đủ lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện đại và tiên tiến. Khai thác tốt
tiềm năng của từng quốc gia nhất là lĩnh vực có lợi thế so sánh.
Thứ hai: Xuất khẩu thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và đẩy mạnh

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động chủ yếu, cơ bản, là hình thức ban đầu của
kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu và quan hệ đối ngoại có tác động qua lại và phụ thuộc
lẫn nhau. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển
như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế… Ngược lại sự phát triển của các ngành này
cũng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu phát triển.
1.1.2 Đối với các doanh nghiệp
Vươn ra thị trường nước ngoài là một xu hướng chung của mỗi quốc gia, và
của các doanh nghiệp. Việc xuất khẩu hàng hoá dịch vụ mang lại cho doanh nghiệp
các lợi ích sau:
- Hoạt động xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
Với bản chất là hoạt động tiêu thụ đặc biệt do vậy việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng là
một vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Mở rộng thị trường, đẩy mạnh số lượng
tiêu thụ trên thị trường quốc tế làm tăng tốc độ quay vòng vốn, thu về một lượng giá
trị lớn hơn cho doanh nghiệp. Đây cũng chính là vai trò số một của hoạt động xuất
khẩu.
- Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước tham gia vào
cuộc cạnh tranh trên thị trường về giá cả và chất lượng, những yếu tố đó bắt buộc
doanh nghiệp phải hình thành cơ cấu xuất khẩu phù hợp với thị trường.
- Xuất khẩu là nhân tố tích cực thúc đẩy doanh nghiệp trong quá trình hoàn
thiện chất lượng sản phẩm và đề ra các giải pháp nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả
trong công tác sản xuất cũng như tiêu thụ.
- Doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh
doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở cùng có lợi.
SVTH: HỒ THỊ SAO VÀNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
4
GVHD: Ths. TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
- Sản xuất hàng xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động
tạo thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên lao động trong doanh nghiệp.
- Mặt khác thị trường quốc tế là một thị trường rộng lớn nó chứa đựng nhiều cơ
hội cũng như nhiều rủi ro. Những doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường này nếu

trong giao dịch như: giấy tờ, đi lại, nghiên cứu thị trường ….
1.2.2 Xuất khẩu ủy thác
- Khái niệm: Là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó doanh nghiệp ngoại
thương đứng ra với vai trò trung gian thực hiện xuất khẩu hàng hoá cho các đơn vị
uỷ thác. Xuất khẩu uỷ thác gồm 3 bên, bên uỷ thác xuất khẩu, bên nhận uỷ thác xuất
khẩu và bên nhập khẩu. Bên uỷ thác không được quyền thực hiện các điều kiện về
giao dịch mua bán hàng hoá, giá cả, phương thức thanh toán.... mà phải thông qua
bên thứ 3 - người nhận uỷ thác.
Xuất khẩu uỷ thác được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không được
phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp, vì
SVTH: HỒ THỊ SAO VÀNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
5
GVHD: Ths. TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
vậy uỷ thác cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu làm đơn vị xuất khẩu hàng hoá
cho mình, bên nhận ủy thác được nhận một khoản thù lao gọi là phí ủy thác.
- Ưu điểm:
+ Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm của mình.
+ Giúp cho hàng hoá của doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào một thị trường
mới mà mình chưa biết, tránh được rủi ro khi mình kinh doanh trên thị trường đó.
+ Tận dụng sự am tường hiểu biết của bên nhận ủy thác trong nghiệp vụ kinh
doanh xuất khẩu từ khâu đóng gói, vận chuyển, thuê tàu mua bảo hiểm… sẽ giúp doanh
nghiệp tiết kiệm được tiền của, thời gian đầu tư cho việc thực hiện xuất khẩu.
- Hạn chế:
+ Doanh nghiệp không thể liên hệ trực tiếp với thị trường buôn bán.
+ Kinh doanh phụ thuộc vào năng lực phẩm chất của người trung gian.
+ Lợi nhuận bị chia sẻ.
Hình thức xuất khẩu gián tiếp này áp dụng trong trường hợp một doanh nghiệp
có hàng hoá mới xuất khẩu mà doanh nghiệp không được phép xuất khẩu trực tiếp
hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp.
1.2.3 Buôn bán đối lưu

mặt hàng không phù hợp với năng lực kinh doanh của mình cho các công ty khác có
điều kiện hơn. Như vậy, các công ty xuất khẩu sẽ dễ dàng tách hoạt động bán hàng
với hoạt động mua hàng để thâm nhập thị trường nước ngoài. Và hiệu quả kinh
doanh sẽ tốt hơn khi trách nhiệm mua hàng từ khách hàng nước ngoài của công ty
xuất khẩu được chuyển nhượng cho các công ty khác có năng lực kinh doanh mặt
hàng đó tốt hơn.
+ Mua lại: Là hình thức mua bán đối lưu trong đó công ty xuất khẩu bán một dây
chuyền hay thiết bị máy móc cho khách hàng ở thị trường nước ngoài và nhận mua
lại sản phẩm được sản xuất từ dây chuyền máy móc đó. Hình thức này được sử
dụng phổ biến trong các nghành công nghiệp chế biến.
1.2.4 Gia công quốc tế
- Khái niệm: Gia công quốc tế là một phương thức khá phổ biến trong buôn bán
ngoại thương của nhiều nước trên thế giới. Gia công quốc tế có thể được quan niệm
theo nhiều cách khác nhau nhưng theo cách hiểu chung nhất thì đó là hoạt động
kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu
nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế
biến thành dạng hoàn chỉnh hơn rồi giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao
(gọi là phí gia công). Như vậy trong hoạt động gia công quốc tế, hoạt động xuất
nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.
- Đặc điểm:
Trong gia công quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.
+ Mối quan hệ giữa bên đặt gia công với bên nhận gia công được xác định
trong hợp đồng gia công. Trong quan hệ hợp đồng gia công, bên nhận gia công chịu
mọi chi phí và rủi ro của quá trình sản xuất gia công.
+ Trong quan hệ gia công bên nhận gia công sẽ thu được một khoản tiền gọi là
phí gia công còn bên đặt gia công sẽ mua lại toàn bộ thành phẩm được sản xuất ra
trong quá trình gia công.
+ Trong hợp đồng gia công người ta quy định cụ thể các điều kiện thương mại
như về thành phẩm, về nguyên liệu, về giá cả gia công, về nghiệm thu, về thanh
toán, về việc giao hàng.

giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng, cho đến khi hàng
hoá đến cảng, chuyển giao quyền sở hữu cho người mua và hoàn thành các thủ tục
thanh toán. Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ này phải được thực hiện nghiên cứu đầy đủ kỹ
lưỡng và đặt trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt được những lợi thế đảm
bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.
1.3.1 Công tác nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng
1.3.1.1 Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu
Việc lựa chọn sản phẩm đem ra xuất khẩu là việc làm hết sức quan trọng vì
trước khi xuất khẩu một mặt hàng nào đó các doanh nghiệp hoặc nhà nước đòi hỏi
phải xem xét kỹ thị trường tiêu thụ, sản phẩm đó đang cần ở thị trường nào và khả
năng cung ứng ra sao, liệu có thể đem lợi nhuận cho doanh nghiệp, cho quốc gia hay
không khi sản phẩm đó đem ra xuất khẩu.
Bên cạnh đó sản phẩm đem xuất khẩu phải đảm bảo về mặt chất lượng, hình
dáng, phẩm chất và mẫu mã, cần phải lựa chọn thật kỹ để khi xuất khẩu sẽ tạo ra uy
tín cho bạn hàng cũng như thuận lợi hơn khi mang ra thị trường khác tiêu thụ. Phải
lựa chọn những sản phẩm đang cần trên thị trường nhằm kinh doanh phù hợp với
các thị trường đó.
1.3.1.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu
Sau khi đã lựa chọn được mặt hàng xuất khẩu, doanh nghiệp cần phải tiến
hành lựa chọn thị trường xuất khẩu mặt hàng đó. Việc lựa chọn thị trường đòi hỏi
doanh nghiệp phải phân tích tổng hợp nhiều yếu tố bao gồm cả những yếu tố vi mô
cũng như yếu tố vĩ mô và khả năng của doanh nghiệp. Đây là một quá trình đòi hỏi
nhiều thời gian và chi phí.
1.3.1.3 Lựa chọn khách hàng mục tiêu
Việc lựa chọn khách hàng mục tiêu được xem như quyết định đến khâu tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi làm công việc này, cần phải căn
cứ khả năng tài chính, thanh toán của khách hàng. Việc lựa chọn khách hàng mục
tiêu luôn theo nguyên tắc bán được hàng, thu lợi nhuận và đôi bên cùng có lợi.
Thông thường khi lựa chọn khách hàng, các doanh nghiệp thường trước hết lưu tâm
đến những mối quan hệ cũ của mình. Sau đó, những khách hàng của các doanh

khẩu mở thư tín dụng (L/C), nhà xuất khẩu phải kiểm tra lại cẩn thận, tỉ mỉ và chi
tiết trong L/C có phù hợp với các điều kiện trong hợp đồng không. Nếu không phù
hợp hoặc sai sót thì thông báo cho nhà nhập khẩu để sửa chữa kịp thời. Bởi vì khi
nhà nhập khẩu mở L/C thì nó đã trở thành một trái vụ và các bên sẽ thực hiện theo
các điều kiện ghi trong L/C.
SVTH: HỒ THỊ SAO VÀNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ký hợp đồng
xuất khẩu
Yêu cầu và
kiểm tra L/C
Xin giấy phép
XK
Chuẩn bị
hàng hoá XK
Kiểm tra
hàng hoá XK
Thuê phương
tiện vận chuyển
Mua bảo hiểm
hàng hoá
Làm thủ tục
hải quan
Giao hàng
lên tàu
Giải quyết khiếu
nại (nếu có)
Làm thủ tục
thanh toán
(Nguồn: Giáo trình Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu)
9

 Điều kiện vận tải.
Mua bảo hiểm hàng hoá
Hàng hoá trong mua bán quốc tế thông thường phải vận chuyển bằng đường
biển vì việc vận chuyển này rủi ro khá cao do đó rất cần thiết mua bảo hiểm cho
hàng hoá. Việc mua BH có thể là do bên xuất khẩu hoặc nhập khẩu mua tùy vào
điều kiện thương mại được quy định trong Incoterms được ký trong hợp đồng ngoại
thương trước đó.
1.3.3.3 Nhóm bước làm thủ tục thông quan và giao hàng cho người
vận tải
1.3.3.3.1 Làm thủ tục Hải Quan
Hàng hoá khi vượt qua biên giới quốc gia để xuất khẩu đều phải làm thủ tục
Hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm 3 bước:
- Khai báo hải quan: Doanh nghiệp khai báo tất cả các đặc điểm của hàng hoá xuất
khẩu: số lượng, chất lượng, giá trị, tên, phương tiện vận chuyển, nước nhập khẩu.
(Các chứng từ kèm theo: như giấy phép xuất khẩu, bảng chi tiết, chứng nhận xuất
xứ…)
SVTH: HỒ THỊ SAO VÀNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
10
GVHD: Ths. TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
- Xuất trình hàng hoá để kiểm tra và tính thuế.
- Thực hiện các quyết định của hải quan.
Giao hàng lên tàu
Trong khâu này doanh nghiệp phải đăng ký với người vận tải và nhận hồ sơ
xếp hàng, sau đó gặp gỡ các cơ quan điều động của cảng để nhận lịch xếp hàng, bố
trí các phương tiện vận tải đưa hàng hoá vào cảng, xếp hàng lên tàu và sau đó lấy
vận đơn.
1.3.3.4 Nhóm bước làm thủ tục thanh toán và giải quyết khiếu nại
Thanh toán
Thanh toán là bước cuối cùng thực hiện một hợp đồng xuất khẩu nếu như
không có sự tranh chấp và khiếu nại. Đó là thước đo, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp

Trong thanh toán quốc tế, người ta thường sử dụng những đồng tiền của các
nước khác nhau, do vậy tỷ suất ngoại tệ so với đồng tiền trong nước có ảnh hưởng
SVTH: HỒ THỊ SAO VÀNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
11
GVHD: Ths. TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
rất lớn đến hoạt động xuất khẩu: nếu tỷ giá hối đoái tăng thì hoạt động xuất khẩu có
lợi, vì vậy thúc đẩy xuất khẩu phát triển và ngược lại. Chính vì thế mà tỷ giá hối
đoái trở thành một công cụ điều tiết của Nhà nước.
1.4.1.2.3 Cung cầu thị trường
Cung cầu thị trường được xem là vấn đề quan trọng nhất trong xuất khẩu
hàng hóa. Khi thị trường có nhu cầu lớn về một loại hàng hóa nào đó, đó sẽ là cơ hội
cho các nhà xuất khẩu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm đó. Vấn đề đặt ra là
các nhà sản xuất có đủ năng lực để đáp ứng hay không. Chính vì vậy, nắm bắt được
tình hình cung cầu trên thị trường thế giới một cách chắc chắn và đầy đủ, đồng thời
có các biện pháp đối phó, thích nghi một cách phù hợp sẽ là chìa khóa mở ra thành
công cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Sơ đồ 1.2: Cung cầu thị trường
(Nguồn: Giáo trình kinh tế học Vi mô)
1.4.1.3 Yếu tố văn hóa
Yếu tố văn hoá hình thành nên những loại hình khác nhau của nhu cầu thị
trường, tác động đến thị hiếu của người tiêu dùng. Doanh nghiệp chỉ có thể thành
công trên thị trường quốc tế khi có sự hiểu biết nhất định về phong tục tập quán, lối
sống...mà điều này lại khác biệt ở mỗi quốc gia. Vì vậy, hiểu biết được môi trường
văn hoá sẽ giúp cho doanh nghiệp thích ứng với thị trường để từ đó có chiến lược
đúng đắn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu của mình.
1.4.1.4 Yếu tố kỹ thuật - công nghệ
Trong điều kiện hiện nay, khi mà giao lưu thương mại mang tính toàn cầu hoá
thì việc ứng dụng khoa học công nghệ mới có ý nghĩa quyết định, có tác động trực
tiếp tới sự đảm bảo và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Vì vậy, những
doanh nghiệp nào nhận thức sớm được vấn đề, triển khai dây chuyền máy móc thiết

Căn cứ vào tính chất của các đối thủ cạnh tranh, ngày nay, người ta chia đối
thủ cạnh tranh làm 3 loại:
- Cạnh tranh trực tiếp
- Cạnh tranh tiềm ẩn
- Cạnh tranh bằng sản phẩm thay thế
1.4.2.3 Nhà cung ứng
Các doanh nghiệp cần phải quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn hàng
khác nhau như vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ... Các tổ chức cung
cấp này có thể gây khó khăn bằng cách tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm hoặc
giảm dịch vụ đi kèm... vì thế chúng ta nên chọn lựa các nhà cung cấp có uy tín, chất
luợng phải luôn đảm bảo, tạo và giữ mối quan hệ tốt đẹp dựa trên nguyên tắc bình
đẳng cùng có lợi để có thể hợp tác lâu dài. Yếu tố nhà cung ứng cũng tuơng tự như
khách hàng cả hai đều có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của doanh nghiệp và
doanh nghiệp là nhịp cầu ở giữa luôn chịu sự chi phối của hai bên.
Việc lựa chọn người cung cấp dựa trên số liệu phân tích về người bán. Cần
phân tích mỗi tổ chức cung ứng theo các yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi
doanh nghiệp. Các hồ sơ về người bán trong quá khứ rất có giá trị trong tìm kiếm
nguồn hàng, vì đây là những nhà cung cấp đã từng hợp tác với doanh nghiệp ít nhiều
hiểu biết về nhau hơn là những nhà cung cấp chưa bhiết gì về họ, bên cạnh đó việc
nghiên cứu tìm kiếm những nhà cung ứng với chất luợng tốt giá cả hợp lý cũng là
điều rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
1.4.2.4 Ngân hàng
Việc các doanh nghiệp hợp tác với ngân hàng trong thời đại ngày nay là một
điều bắt buộc, bởi các doanh nghiệp không thể tự mình trực tiếp làm tất cả các công
việc liên quan đến mua bán, trao đổi, thanh toán và trả lương cho người lao động.
Vấn đề là lựa chọn những ngân hàng có thể đáp ứng được các yêu cầu của mình,
SVTH: HỒ THỊ SAO VÀNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
13
GVHD: Ths. TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
đảm bảo uy tín trên thị trường và có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai. Bên

Đa số các sản phẩm TCMN được sản xuất tại các làng nghề, số còn lại tập trung vào
các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ.
- Làng nghề: là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay
một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập. Thu
nhập của các nghề đó phải chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn
làng.
- Hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm các nhóm hàng chính sau đây:
+ Nhóm sản phẩm từ gỗ (gỗ mỹ nghệ).
+ Nhóm hàng mây, tre đan.
+ Nhóm sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ.
+ Nhóm hàng thêu.
+ ……….
SVTH: HỒ THỊ SAO VÀNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
14
GVHD: Ths. TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
1.5.2 Đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ
1.5.2.1 Tính văn hóa
Khác với sản xuất công nghiệp, trong sản xuất thủ công, lao động chủ yếu
dựa vào đôi bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo của người nghệ nhân. Sản phẩm
làm ra vừa có giá trị sử dụng nhưng lại vừa mang dấu ấn bàn tay tài hoa của người
thợ và phong vị độc đáo của một miền quê nào đó. Cũng chính vì vậy mà hàm lượng
văn hoá ở các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được đánh giá cao hơn nhiều so với hàng
công nghiệp sản xuất hàng loạt.
1.5.2.2 Tính mỹ thuật
Sản phẩm TCMN mang tính mỹ thuật cao, mỗi sản phẩm là một tác phẩm
nghệ thuật, vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ. Nhiều loại sản phẩm vừa
là phục vụ tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa, nơi công sở…các sản
phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo và sự sáng tạo nghệ
thuật độc đáo. Khác với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt bằng
máy móc, hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị cao ở sự khéo léo, tính thẫm mỹ và sự

15
GVHD: Ths. TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
Có thể cảm nhận ngay tính thủ công qua tên gọi của sản phẩm thủ công mỹ
nghệ. Tất cả các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo và
sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Chính đặc tính này tạo nên sự khác biệt giữa sản
phẩm TCMN và những sản phẩm công nghiệp hiện đại được sản xuất bằng máy
móc. Ngày nay, dù không sánh kịp tính ích dụng của các sản phẩm công nghiệp tiến
bộ nhưng sản phẩm TCMN luôn tạo được sự yêu thích cho người tiêu dùng.
1.5.3 Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Xuất khẩu hàng TCMN ngoài những vai trò chung của xuất khẩu hàng hóa đối
với nền kinh tế và đối với các doanh nghiệp, còn có một số vai trò sau:
- Tạo việc làm và nâng cao đời sống của người nghệ nhân:
Tác động của xuất khẩu TCMN đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước
hết, ngành hàng này đã thu hút được hàng triệu lao động, giải quyết được công ăn
việc làm, tăng thu nhập của người thợ tại các làng nghề từ đó chất lượng cuộc sống
tại nông thôn ngày được nâng cao, giảm bớt cách biết giữa nông thôn và thành thị.
- Góp phần giữ gìn các giá trị văn hoá và ngành nghề truyền thống của dân
tộc:
Lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống luôn gắn liền với lịch sử phát
triển văn hoá của dân tộc, nó là nhân tố tạo nên nền văn hoá đó đồng thời là sự biểu
hiện tập trung nhất bản sắc của dân tộc.
Sản phẩm TCMN là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, nó
được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và trí óc sáng tạo của người thợ thủ công. Vì vậy
mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng nét đặc sắc của dân tộc, đồng
thời thể hiện những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗi làng nghề và mang mỗi
dấu ấn của mỗi thời kỳ. Tìm hiểu lịch sử của mỗi làng nghề ta thấy kỹ thuật chế tác
ra các sản phẩm có từ rất xa xưa và được bảo tồn đến ngày nay
SVTH: HỒ THỊ SAO VÀNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
16


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status