Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam. Thực trạng và giải pháp - Pdf 30

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời mở đầu
Với điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hoá ... đã tạo cho Việt Nam có
tiềm năng du lịch dồi dào: Tiềm năng du lịch biển, rừng, vùng núi cao, hang
động, kiến trúc cổ, lễ hội… Việt Nam nằm trong khu vực châu Á Thái Bình
Dương, là khu vực đang nổi lên như một điểm đến mới, hấp dẫn đối với
khách du lịch.
Việt Nam là đất nước của biển cả, chiều dài bờ biển 3.260 km, dài hơn
cả chiều dài đất nước, trên suốt chiều dài đó có tới 20 bãi tắm nổi tiếng, ở
miền Bắc có Trà Cổ, Hạ Long, Ðồ Sơn ... Vào mùa đông các vùng biển này
lạnh giá, còn các vùng biển phía nam vẫn ấm áp và chói chang ánh nắng mặt
trời như biển Ðà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên .v.v.. Tại đây, bạn có
thể tắm biển suốt bốn mùa. Ðặc biệt vùng biển Hạ Long không chỉ là bãi tắm
đẹp mà còn là một kỳ quan thiên nhiên. Trên một vùng biển rộng 1.553 km2,
có tới hàng ngàn đảo đá quần tụ, mỗi hòn một dáng vẻ, hòn thì giống con
rồng, hòn thì giống con cóc, con rùa, con gà chọi... Trong lòng các đảo đá còn
là những hang động kỳ thú. Là một đất nước nhiệt đới, nhưng Việt Nam có
nhiều điểm nghỉ mát vùng núi mang dáng dấp ôn đới như : Sa Pa, Tam Ðảo,
Bạch Mã, Ðà Lạt ... Các điểm nghỉ mát này thường ở độ cao trên 1000 m so
với mặt biển. Thành phố Ðà Lạt không chỉ là nơi nghỉ mát lư tưởng mà còn là
thành phố của rừng Thông, thác nước và hoa đẹp. Khách du lịch tới Ðà Lạt
còn bị quyến rũ bởi những âm hưởng trầm hùng, tha thiết của tiếng đàn Tơ
rưng và Cồng chiêng Tây Nguyên trong đêm văn nghệ.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 định hướng cho
du lịch Việt Nam là “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành mũi nhọn;
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều
kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử”. Theo đó, mục tiêu
tổng quát chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010 là
“Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu
vực, phấn đấu đến năm 2020 đưa du lịch Việt Nam vào nhóm nước có ngành
du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực”.

Đầu tư nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn
các nguồn lực đã bỏ ra để đạt các kết quả đó.
1.2. Phân loại đầu tư và đầu tư phát triển
1.2.1. Phân loại đầu tư :
Có nhiều cách để phân loại đầu tư theo các tiêu chí khác nhau: theo đối
tượng đầu tư, theo chủ thể đầu tư, theo nguồn vốn đầu tư …
Căn cứ vào các kết quả của hoạt động đầu tư, bản chất và lợi ích do đầu tư
đem lại chúng ta có thể chia đầu tư ra làm 3 loại: đầu tư tài chính, đầu tư
thương mại và đầu tư phát triển.
Đầu tư tài chính:
Đầu tư tài chính là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra cho vay hoặc
mua các giấy tờ có giá để hưởng lãi suất định trước, hay lãi suất tuỳ thuộc vào
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ quan phát hành, không tạo ra
tài sản mới cho nền kinh tế(nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực
này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của các tổ chức, cá nhân.
3
Đầu tư thương mại:
Đầu tư thương mại là hình thức đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra
mua hàng hóa và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận chênh lệch
do giá khi mua và khi bán, không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu
không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của nhà đầu
tư.
Đầu tư phát triển :
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn
trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra
những tài sản vật chất (nhà xưởng thiết bị,…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ
năng,…) gia tăng năng lực sản xuất tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát
triển.
1.2.2. Phân loại đầu tư phát triển

• Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước
5
• Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài
 Theo vùng, lãnh thổ
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư
Đầu tư chịu tác động của nhiều nhân tố như: Môi trường đầu tư, lãi suất,
sản lượng nền kinh tế.
 Môi trường đầu tư: Đầu tư luôn đòi hỏi một môi trường thích hợp, nhất
là trong điều kiện kinh tế thị trường, với xu thế cạnh tranh ngày càng
gay gắt. Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố, như thực trạng cơ sở
hạ tầng, những quy định của pháp luật đầu tư, nhất là những quy định
có liên quan đến lợi ích tài chính (chế độ thuế, giá nhân công….); chế
độ đất đai (quy chế thuê mướn chuyển nhượng, thế chấp, giá cả…), các
loại thủ tục hành chính, tình hình chính trị - xã hội…. Nếu những yếu
tố trên thuận lợi sẽ khuyến khích được các nhà đầu tư. Trong việc tạo
lập môi trường đầu tư chính phủ giữ một vai trò quan trọng, chính phủ
thường quan tâm đến những chính sách nhằm tăng được lòng tin trong
đầu tư và kinh doanh. Các quy định về thuế của chính phủ (đặc biệt là
thuế thu nhập doanh nghiệp) cũng ảnh hưởng lớn đến nhu cầu đầu tư,
quyết định quy mô vốn đầu tư. Nếu chính phủ đánh thuế cao sẽ làm
tăng chi phí đầu tư, làm cho thu nhập của các nhà đầu tư giảm, làm nản
lòng các nhà đầu tư. Mặt khác chính phủ cũng có thể khuyến khích đầu
tư bằng hình thức miễm giảm thuế với những khoản lợi nhuận dùng để
tái đầu tư, do đó đầu tư sẽ tăng.
 Lãi suất có ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư, quyết định
quy mô vốn đầu tư thông qua việc ổn định kinh tế vĩ mô. Đối với lãi
suất, về mặt lý thuyết lãi suất càng cao thì xu hướng tiết kiệm càng lớn
và dẫn tới đầu tư tăng. Bên cạnh đó, nếu mức lãi suất thị trường nội địa
6
mà cao hơn tương đối so với mức lãi suất quốc tế thì còn đồng nghĩa

- Tiếp cận trên góc độ của người kinh doanh du lịch:
Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm
thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người đi du lịch.
- Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương:
Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ
8
sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du khách. Du lịch là tổng hợp các hoạt động
kinh doanh đa dạng, được tổ chức nhằm giúp đỡ việc hành trình và lưu trú
tạm thời của cá thể.
2.1.2.Nội dung đầu tư trong ngành du lịch.
Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng,
mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá
cao. Do đó đầu tư trong lĩnh vực du lịch diễn ra rất sâu rộng, bao gồm nhiều
nội dung. Trong phạm vi của chuyên đề, em xin trình bày các nội dung chủ
yếu sau:
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngành du lịch
- Đầu tư phát triển các loại hình du lịch
- Đầu tư phát triển các loại hình vận chuyển khách du lịch
- Đầu tư nâng cấp và cải tạo trùng tu các di tích lịch sử
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch
- Đầu tư quảng bá, xúc tiến du lịch
2.1.3. Mối quan hệ giữa đầu tư và du lịch
2.1.3.1. Tác động của hoạt động du lịch đến hoạt động đầu tư.
- Du lịch góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới, từ đó
khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Du lịch đem lại tỷ suất lợi
nhuận cao, vì vốn đầu tư vào du lịch so với ngành công nghiệp nặng, giao
thông vận tải thì ít hơn mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không
phức tạp.
- Du lịch tạo ra sự phát triển giữa các vùng. Thông qua đầu tư trong du
lịch có sự phân phối vốn đầu tư giữa các vùng, tạo công ăn việc làm, tăng thu

Tài nguyên du lịch là một yếu tố sẵn có thuận lợi cho đầu tư phát triển
du lịch Việt Nam mà không phải quốc gia nào cũng có được.
Tài nguyên du lịch tự nhiên: Sự đa dạng về cấu trúc địa hình biển và hải
đảo, đồng bằng, đồi núi, cao nguyên đã tạo cho lãnh thổ Việt Nam một hệ
thống tài nguyên du lịch tự nhiên hết sức phong phú và đặc sắc, đặc biệt là
các cảnh quan tự nhiên, hệ sinh thái biển - đảo, hệ sinh thái sông hồ, hệ sinh
thái rừng, hang động… thích hợp để phát triển nhiều loại hình du lịch hấp
dẫn.
Tài nguyên du lịch nhân văn: Với lịch sử phát triển lâu đời, có nền văn
hoá giàu bản sắc, Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn hết sức
phong phú. Tài nguyên du lịch nhân văn ở nước ta bao gồm tài nguyên vật thể
và tài nguyên phi vật thể.
Tài nguyên vật thể bao gồm các di tích (lịch sử văn hoá, lịch sử Cách
Mạng, kiến trúc nghệ thuật…), các di chỉ khảo cổ, làng nghề… ở Việt Nam
rất đa dạng được phát hiện đánh giá, cập nhật và bảo tồn tôn tạo. Hiện nay,
tổng số di tích xếp hạng quốc gia đã lên tới 2569. Hệ thống tài nguyên du lịch
nhân văn có giá trị văn hoá lịch sử được đánh giá cao. Trong thời gian qua, số
di sản văn hoá có giá trị quốc tế tăng từ 1 lên 4 di sản: ngoài Cố đô Huế, di
tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An tỉnh Quảng Nam đã được UNESCO công nhận
di sản văn hoá thế giới, nhã nhạc cung đình Huế được công nhận di sản văn
hoá phi vật thể của thế giới, tạo sức hấp dẫn và khả năng khai thác phục vụ du
lịch của tài nguyên du lịch nhân văn nước ta ngày càng lớn.
Cùng với các ban, ngành liên quan và nỗ lực tự thân của toàn ngành, du
lịch Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đang từng bước hội
nhập vào quá trình phát triển của du lịch thế giới. Vị thế du lịch Việt Nam
ngày càng được khẳng định và nâng cao. Thực hiện Chiến lược phát triển du
lịch và Chương trình hành động quốc gia về du lịch, chúng ta đã đầu tư hàng
11
nghìn tỷ đồng, riêng trong 5 năm 2001-2005 là 2.146 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ
tầng kỹ thuật ở các khu du lịch trọng điểm và thu hút được hơn 190 dự án đầu

với VĐT chung
Tỷ trọng VĐT du
lịch so với VĐT
vào dịch vụ
Tốc độ gia tăng VĐT
cho du lịch năm sau
so với năm trước
2001 20,64 43,00
2002 21,03 42,99 18,98
2003 21,61 43,00 19,55
2004 21,56 43,00 18,47
...
2010 21,44 42,94 18,15
Nguồn: Vụ tổng hợp kinh tế
Từ bảng 1.3 ta thấy, vốn đầu tư cho ngành dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng
cao nhất trong cơ cấu vốn đầu tư chung cho nền kinh tế, phù hợp với mục tiêu
công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta. Trong đó, vốn đầu tư cho du lịch
chiếm khoảng 21% vốn đầu tư chung và khoảng 43% vốn đầu tư của ngành
du lịch. Điều này chứng tỏ, đầu tư vào du lịch đang ngày càng được chú
trọng.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ và
sâu rộng, nước ta lại là nước đi lên từ nông nghiệp thì việc huy động vốn từ
nhiều nguồn khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng.
2.2.2.1. Nguồn vốn trong nước.
Vốn Ngân sách Nhà nước
Vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) chủ yếu là dành cho việc đầu tư vào
cơ sở hạ tầng du lịch. Đây là nguồn vốn quan trọng song chỉ là vốn ‘mồi’ để
thu hút các nguồn lực khác tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch cũng như
đầu tư vào các cơ sở kinh doanh du lịch. Nguồn hỗ trợ này được tập trung đầu
tư vào xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, như đường du lịch, cấp

Hầu hết các dự án du lịch lớn ở Việt Nam đều có mặt của nhà đầu tư
nước ngoài. Các khách sạn lớn như Deawoo, Hanoi Nikko, Melia, Hilton…
đều liên doanh với nước ngoài hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài. Từ năm
1998 đến nay, số dự án đầu tư nước ngoài vào du lịch là 235 dự án với tổng
vốn đầu tư 6,16 tỷ USD. Tổng cục Du lịch cho biết, năm 2010, đã có 127 dự
án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực du lịch với tổng số vốn hơn
3,2 tỷ USD.
2.2.3.Nội dung đầu tư phát triển ngành du lịch Việt Nam
2.2.3.1. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những nhân tố quan trọng đối với
quá trình sản xuất kinh doanh. Theo nghĩa rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật được huy động
tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện
các dịch vụ và hàng hoá thoả mãn nhu cầu của du khách trong các chuyến
hành trình của họ. Nó bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của chính ngành du
lịch như cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà hàng), cơ sở vui chơi giải trí và cơ sở
vật chất kỹ thuật của các ngành khác như hệ thống đường xá, cầu cống, điện
nước, thông tin liên lạc… Những yếu tố này gọi chung là các yếu tố thuộc cơ
sở hạ tầng.
 Tình hình thực hiện vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch.
Qua các năm, việc thực hiện vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đã đạt
được kết quả tích cực. Hàng năm, hầu hết nguồn vốn này đã được thực hiện
theo tiến độ, không để tình trạng bỏ vốn. Nhìn chung, các dự án chấp hành
đúng quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo chất lượng công
trình
15


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status