Ảnh hưởng của chuẩn mực kế toán Việt nam đến kiểm toán báo cáo tài chính Doanh Nghiệp nhà nước - Pdf 32

Kế toán quản trị Chuyên đề 4: Cơ sở chi phí ra quyết định

1
PHẦN 1

GIỚI THIỆU
1. 1 LÝ DO NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ
Kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán được thiết kế để thỏa mãn nhu
cầu thông tin của các nhà quản lý và các cá nhân khác làm việc trong một tổ
chức, trong đó kế toán quản trị chi phí là một bộ phận, các nhà quản lý dựa vào
các thông tin kế toán quản trị chi phí để hoạch định, kiểm soát, tổ chức thực hiện
và quan trọng nhất chính là đưa ra các quyết định về chiế
n lược, tài chính quan
trọng cho đơn vị, tổ chức.
Thật vậy, trong quá trình quản lý, điều hành và phát triển doanh nghiệp,
tổ chức, các nhà quản lý phải thường xuyên đương đầu với những quyết định tuy
rất đơn giản nhưng lại rất khó trả lời như sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và
sản xuất bao nhiêu là đủ… Hiện nay, việc quản lý các chi phí phát sinh trong
doanh nghiệp sao cho có hiệ
u quả luôn là một quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi
nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí phát
sinh, chính vì vậy nắm rõ được các loại chi phí sẽ là điểm mấu chốt để nhà quản
trị có thế quản lý tốt và có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Để tìm hiểu rõ hơn các vấn đề trên chúng ta cần nghiên cứu chuyên
đề “Ra quyế
t định trên cơ sở chi phí”.
1.2 MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề này nhằm giới thiệu các loại chi phí có liên quan đến quá
trình ra quyết định. Nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản để phần nào giúp
hiểu được phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với từng mục
đích sử dụng, xác định được các loại chi phí làm cơ sở ra quyết định một cách

sản phẩm.
Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá và dịch vụ, của kinh tế thị
trường, phương pháp kế toán chi phí truyền thống với hai đặc điểm nêu trên đã tỏ
ra không còn phù hợp, làm giảm giá trị của thông tin kế toán đối với công tác
quản lý kinh doanh. Trong nền kinh tế còn kém phát triển, chi phí trực tiếp cấu
thành ph
ần lớn giá trị sản phẩm. Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế thị
trường, sự ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, các doanh
nghiệp đã chuyển sang áp dụng các phương pháp kế toán chi phí hiện đại như:
phương pháp chi phí mục tiêu(Target Cost),phương pháp chí phí dựa trên hoạt
động(ABC-Activity Based Costing), phương pháp chi phí định mức, phương
pháp chi phí chu kỳ sống(LLC- Life Cycle Cost), phương pháp chi phí chất
lượng(Cost of Quality), phương pháp chi phí Taguchi, phương pháp chi phí
Kaizen, phương pháp chi phí môi trường, chi phí t
ận dụng, chi phí hủy bỏ,…

2.1 PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC TIÊU (TARGET COST)
2.1.1 Khái niệm chi phí mục tiêu
Phương pháp chi phí mục tiêu là tổng thể các phương pháp, công cụ
quản trị cho phép đạt được mục tiêu chi phí và mục tiêu hoạt động ở giai đoạn
thiết kế và kế hoạch hóa sản phẩm mới. Phương pháp cũng cho phép cung cấp
một cơ sở kiểm soát ở giai đoạn sản xuất và bảo đảm các sả
n phẩm này đạt được
mục tiêu lợi nhuận đã được xác định phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm.
Hay nói cách khác, chi phí mục tiêu là phương pháp quản trị chi phí
được sử dụng nhằm đạt được lợi nhuận đã đặt ra. Với mỗi loại sản phẩm, để đạt
Kế toán quản trị Chuyên đề 4: Cơ sở chi phí ra quyết định

4
được mức lợi nhuận mong muốn họ phải tìm cách giảm chi phí đến mức mong

ức độ quan trọng
của nó đối với sản phẩm, từ đó xác định tỷ lệ chi phí của từng thành phần trong
tổng số chi phí của sản phẩm theo tỷ lệ thuận với mức độ quan trọng của nó.
Lấy ví dụ sản phẩm đồng hồ báo thức làm minh họa, nhà quản trị phải
xem xét tầm quan trọng bằng phương pháp cho điểm của mỗi mộ
t trong các ưu
tiên sau để quyết định phân bổ chi phí: tính chính xác, mẫu mã, hoạt động yên
Kế toán quản trị Chuyên đề 4: Cơ sở chi phí ra quyết định

5
lặng, chuông báo thức, chất lượng. Việc xác định chi phí mục tiêu cho từng thành
phần của sản phẩm, đòi hỏi phải có một hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật hợp
lý và phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại của doanh nghiệp.

Bảng 1: Chỉ tiêu cho việc phân bổ chi phí
STT Chỉ tiêu Tầm quan trọng Thứ tự ưu tiên
1 Tính chính xác 5 4
2 Mẫu mã 3 3
3 Chất lượng 5 4
4 Hoạt động yên lặng 2 2
5 Chuông báo thức 3 2
Cách cho điểm tầm quan trọng sẽ được xếp theo thứ tự, điểm cao nhất là
5 và điểm thấp nhất là 0. Thứ tự ưu tiên tương ứng với điểm 5 là ưu tiên 1 và sẽ
tăng dần đến 5
Bước 2: Tổ chức thực hiện các mục tiêu chi phí đã xác định.
Trong quá trình thực hiện sản xuất, cần phải phát hiện những thành phần
của sả

- Chi phí thực tế đạt đến chi phí mục tiêu: Khi tình huống này xảy ra, nhà
quản trị cần xem xét lại cả giai đoạn một và giai đoạn hai. Phải xem xét kỹ quá
trình thiết kế sả
n phẩm đã hợp lý chưa hoặc xem xét lại các bước của giai đoạn
sản xuất để giảm chi phí. Các phương pháp có thể được vận dụng ở giai đoạn
thiết kế sản phẩm và giai đoạn sản xuất nhằm cắt giảm chi phí như:
+ Kế hoạch hóa tốt hơn quá trình chế tạo sản phẩm;
+ Cải tiến phương pháp sản xuất, lựa ch
ọn đầu tư hợp lý, lựa chọn công
nghệ phù hợp mang lại hiệu suất cao, vận dụng hệ thống sản suất “kịp thời”
(Just-in time) để loại trừ các chi phí phát sinh do thời gian chờ các yếu tố sản
xuất, chờ đợi một giai đoạn nào đó hoặc do dự trữ quá cao;
+ Áp dụng hệ thống quản trị chất lượng tổng thể (TQS) để tránh lãng phí
làm gia tăng chi phí.
2.1.4 Khả năng vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu tại Viêt Nam
Phương pháp này phù hợp với lĩnh vực sản xuất cơ khí hóa và tự động
hóa cao, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ô tô, điện tử. Đối với các doanh
nghiệp ở nước ta, phương pháp này dường như còn mới, vì quản trị chi phí nói
chung và kế toán quản trị nói riêng chưa được coi trọng đúng mức và đang ở giai
đoạn đầu của quá trình
định hình. Mặc dù, tổ chức sản xuất và quản lý ở nước ta
có sự cách biệt lớn so với các nước phát triển, khả năng vận dụng phương pháp
này ở các công ty có áp dụng qui trình công nghệ hiện đại và tổ chức sản xuất
tiên tiến là hoàn toàn có thể. Thật vậy, phân tích nội dung quản trị chi phí theo
mục tiêu cho thấy, phương pháp này có vài điểm giống phương pháp quản trị chi
Kế toán quản trị Chuyên đề 4: Cơ sở chi phí ra quyết định

7
phí theo định mức và kế hoạch - một phương pháp đã được vận dụng từ rất lâu ở
các doanh nghiệp nước ta. Sự khác biệt lớn ở đây liên quan đến kiểm soát chi phí

Bảng 2 : Tỷ lệ các lĩnh vực áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu
Lĩnh vực công nghiệp
% công ty áp dụng phương pháp
Công nghiệp ô tô 100
Công nghiệp điện tử 88,5
Sản xuất máy công cụ 82,5
Thiết bị chính xác 75
Sản phẩm hóa học, dược phẩm 31,3
Thực phẩm 28,6
Luyện gang thép 23,2
Công nghiệp giấy 0

1
Nguồn: Les méthodes nouvelles de comptabilité de gestion, trong
“Comptabilités de gestion”, Marqués, 1998

2.2 PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DỰA TRÊN HOẠT ĐỘNG (ABC-Activity
Based Costing)
Một phương pháp tính chi phí mới được thiết kế nhằm khắc phục các
nhược điểm của những hệ thống tính giá thành truyền thống, đó là hệ thống tính
chi phí theo hoạt động (ABC – Activities Based Costing). Robin Cooper, Robert
Kaplan và H. Thomas Johnson là những người đầu tiên đưa ra phương pháp
ABC. Đây là một phương pháp kế toán quản trị và kế toán tài chính.
Khác với phương pháp truyền thống, phương pháp ABC tập hợ
p toàn bộ
chi phí trong quá trình sản xuất được tập hợp trên các tài khoản chi phí của kế
toán tài chính, sau đó phân bổ các chi phí theo hoạt động này vào từng sản phẩm,
dịch vụ tạo ra hoạt động đó theo các tiêu thức phân bổ thích hợp như: số giờ máy
hoạt dộng, số giờ công lao động trực tiếp,… Các khoản chi phí gián tiếp được
phân bổ vào giá thành sản xuất cùng với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi

sản phẩm.

Hình 1: Tiến trình thực hiện phương pháp ABC
Như vậy, về cơ bản phương pháp ABC khác với phương pháp truyền
thống ở hai điểm. Thứ nhất, giá thành sản phẩm theo ABC bao gồm toàn bộ các
Tổng chi phí
phát sinh
Hoạt động 1 Hoạt động 2 Hoạt động 3
Sản phẩm 2 Sản phẩm 1
Bước 1
Bước 2
Kế toán quản trị Chuyên đề 4: Cơ sở chi phí ra quyết định

10
chi phí phát sinh trong kỳ, kể cả các chi phí giá tiếp như chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp. Thứ hai, phương pháp ABC phân bổ chi phí phát sinh vào
giá thành mỗi sản phẩm dựa trên mức chi phí thực tế cho mỗi hoạt động và mức
độ đóng góp của mỗi hoạt động vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nói
cách khác, phương pháp ABC phân bổ chi phí vào giá thành sản phẩm dựa trên
mối quan hệ nhân quả giữa chi phí - hoạt động - sản phẩm. Kết quả là giá thành
sả


11
Với những ưu, nhược điểm như vậy, mô hình ABC có thể được vận dụng
thích hợp trong các doanh nghiệp có các điều kiện như sau:
- Sản phẩm được sản xuất có sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, phức tạp
về kỹ thuật. Quy trình chế tạo sản phẩm đòi hỏi phải có sự kết hợp nhiều giai
đoạn công ngh
ệ, nhiều hoạt động,
- Chi phí sản xuất chung chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí
sản xuất và ngày càng có xu hướng tăng lên.
- Tính không chính xác của mô hình mà doanh nghiệp đang áp dụng khá
lớn làm cho thông tin được cung cấp ít có tác dụng đối với các nhà quản trị trong
việc ra quyết định.
2.2.1.5 Ví dụ minh hoạ cho phương pháp ABC trong việc phân bổ
CPSXC
Một công ty X sản xuất 2 loại sản phẩm L và M sử dụng chung các thiết
bị và qui trình công ngh
ệ. Dữ liệu sản xuất trong kỳ như sau:
Sản phẩm
Tiêu chí
L M
Số lượng sản phẩm 5.000 7.000
Số giờ lao động 1 sản phẩm 1 2
Số giờ máy hoạt động cho 1 sản phẩm 3 1
Số lần chuẩn bị sản xuất 10 40
Số đơn hàng(bốc dỡ hàng) 15 60
Chi phí sản xuất chung theo các hoạt động(triệu đồng)
Vận hành máy móc 4.400
Chuẩn bị sản xuất 400
Bốc dỡ(đơn đặt hàng) 900

Tổng CPSXC
(triệu)
CPSXC/sp
(triệu)
Hoạt động
L M L(5.000sp) M(7.000sp)
Vận hành máy 3.000 1.400 0,6 0,2
Chuẩn bị sản xuất 80 320 0,016 0,0457
Bốc dỡ 180 720 0,036 0,1028
Tổng 3.260 2.440
0,652 0,3485

Sản phẩmHTCP truyền thống ABC
L 0,3 0,652
M 0,6 0,3485

Qua kết quả tính toán ở trên cho thấy, nếu công ty X phân bổ chi phí sản
xuất chung theo phương pháp truyền thống thì chi phí sản xuất chung phân bổ
cho một đơn vị sản phẩm L là 0,3 và M là 0,6 triệu đồng, trong khi đó lẽ ra phải
phân bổ cho sản phẩm L là 0,652 triệu đồng và cho sản phẩm M là 0,3485 đồng.
Vậy, theo cách chọn chi phí nhân công trực tiếp (số giờ công lao động trực tiếp)
làm tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung cho 2 sản phẩm trên
đã làm cho chi
phí sản xuất của sản phẩm M tăng thêm và làm cho chi phí sản xuất sản phẩm L
giảm xuống. Kết quả là làm cho chi phí đơn vị sản phẩm thiếu chính xác.
Khi định giá bán, công ty sẽ bị lỗ ở sản phẩm L mà không biết (vì chi phí
đơn vị sản phẩm L bị tính thấp đi). Vì vậy, bằng cách phân bổ chi phí sản xuất
chung dựa trên hoạt làm căn cứ chúng ta sẽ có thể xác định chi phí sản xuấ
t
chung cho từng loại sản phẩm và do vậy các số liệu chi phí đơn vị sẽ chính xác

thiểu về bảo trì. Từ đó hình thành khái niệm chi phí chu kỳ sống, bao gồm giá
mua cộng vớ
i các chi phí phát sinh gắn liền suốt thời gian tồn tại của thiết bị.[5,
tr. 61]
e- Vận hành: đây là giai đoạn của người sử dụng. Thiết bị được sử dụng
và bảo trì cho đến hết tuổi thọ của nó. Tuổi thọ có thể là tuổi thọ kỹ thuật hay là
tuổi thọ kinh tế. Khi hết thời hạn sử dụng về mặt kỹ thuật thì thiế
t bị sẽ hư hỏng
và không thể tiếp tục sử dụng được nữa. Khi đến hết thời hạn sử dụng về mặt
kinh tế thì thiết bị vẫn có thể hoạt động được nhưng cần được thay thế vì không
mang lại hiệu quả kinh tế.[5, tr.61]
f- Ngừng hoạt động: đây là giai đoạn mà thiết bị không còn hoạt động
được nữa. Có hai trườ
ng hợp xảy ra[5, tr 62]
Kế toán quản trị Chuyên đề 4: Cơ sở chi phí ra quyết định

14
- Thiết bị sẽ bị loại bỏ
- Thiết bị được phục hồi lại.
Chi phí để thực hiện một thay đổi nào đó sẽ được phân bố như sau:
Bảng 3: Chi phí theo các giai đoạn của sản phẩm[1, tr. 68]
GIAI ĐOẠN CHI PHÍ
1 Không đáng kể
2 Cao hơn 1 lần
3 Cao hơn 10 lần
4 Cao hơn 100 lần
5 Cao hơn 1.000 lần


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status