bài tập nhóm tư tưởng...Đối tượng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và Phương pháp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh - Pdf 33

I. Lời mở.
Trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm
và phải đối mặt với biết bao kẻ thù. Ngày nay, khi chiến tranh đã đi qua, đất nước đã
hòa bình độc lập, chúng ta đang nỗ lực tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở
phát huy tiềm năng, sức mạnh của toàn dân tộc. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định tư
tưởng HCM, chủ nghĩa Mác- Lê nin thực sự là nền tảng tư tưởng và là kim chỉ nan
cho hành động của chúng ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh(HCM)- người đóng vai trò quan
trọng bậc nhất trong sự nghiệp thống nhất, xây dựng và bảo vệ đất nước đã ra đi nhưng
những giá trị Người để lại thì còn mãi, một trong những tài sản quý báu ấy là tư tưởng
Hồ Chí Minh(TT HCM. Mỗi môn khoa học đều có đối tượng nghiên cứu riêng và
phương pháp nghiên cứu riêng của nó. Đối với TT HCM cũng vậy. Xem xét đối tượng
nghiên cứu của TT HCM là xác định phạm vi các vấn đề mà nó nghiên cứu, là sự giải
thích sự khác nhau giữa nó với các khoa học khác. Phương pháp nghiên cứu là những
nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên
cơ sở của sự chứng minh khoa học.
Bài viết được thực hiện bởi góc nhìn của những sinh viên mới tìm hiểu và
nghiên cứu về môn khoa học TT HCM, nội dung bài xin được trình bày những hiểu
biết và quan điểm của mình về những vấn đề cơ bản quan trọng, đó là: khái niệm TT
HCM; đối tượng nghiên cứu TT HCM và phương pháp nghiên cứu TT HCM.

II. Nội dung vấn đề.
1. Khái niệm về tư tưởng HCM.
Để bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu về môn khoa học TT HCM, bước đầu tiên
cần phải hiểu thế nào là TT HCM, sự hình thành của khái niệm này. Cụ thể, khái niệm
tư tưởng Hồ Chí Minh xuất hiện là cả một quá trình nhận thức của Đảng ta về tư tưởng
của Người và được đánh dấu bằng cột mốc quan trọng, Đại hội VII( 6/1991). Sau đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sản, công tác nghiên cứu TT HCM
được tiến hành và đã đạt được những kết quả quan trọng. Đến Đại hội IX (4/2001)
Đảng ta đã xác định toàn diện và có hệ thống những vấn đề cốt lõi thuộc nội hàm của
khái niệm: “TT HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc những vấn đề cơ
bản của cách mạng(CM) VN, là kết qủa của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ

do cho dân tộc mà còn đấu tranh vì hòa bình nhân loại. Người đã giành thời gian để
tìm hiểu và nghiên cứu về bản chất tư bản chủ nghĩa, về cách mạng ở các nước thuộc
địa và phụ thuộc...... Từ đó đưa ra các quan điểm lý luận như nhìn nhận về bản chất
2


chủ nghĩa tư bản(CNTB), mối quan hệ cách mạng thuộc địa với cách mạng ở chính
quốc, tình đoàn kết vô sản
c. Tư tưởng HCM là sự kết tinh của chủ nghĩa Mác - Lênin, tinh hoa văn hóa
dân tộc, trí tuệ nhân loại.
Trong quá trình hoạt động, sự nghiệp CM, HCM đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lê nin vào thực tiễn CMVN, trở thành yếu tố hình thành nên TT
HCM. Bên cạnh đó, tinh hoa văn hóa dân tộc mà nổi bật là chủ nghĩa yêu nước, một số
truyền thống tốt đẹp của dân tộc là giá trị đặc biệt hình thành và phát triển TT HCM..
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, HCM chú trọng chọn lọc tiếp thu những giá trị
tốt đẹp từ các học thuyết của Khổng Tử, Phật giáo ở phương Đông và những tiến bộ từ
phương Tấy.
d. TT HCM chứa đựng toàn bộ sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, con người.
TT HCM chứa đựng toàn bộ sự nghiệp giải phóng dân tộc, giai cấp, con người, tư
tưởng đó được đúc kết thành chân lý: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do!". Độc lập,
tự do là khát vọng nhân loại luôn đấu tranh để giành lấy, có độc lập, có tự do mới tạo
tiền đề giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Như Người đã viết:" Tôi chỉ có một
ham muốn, một ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân
ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành".
e. Bao quát nội dung cốt lõi của tư tưởng HCM: Độc lập dân tộc gắn liền với
XHCN.
Với HCM, tư tưởng vể sự thống nhất giữa độc lập dân tộc với XHCN đã bao hàm
cả tư tưởng về sự thống nhất lợi ích của nhân dân. Với Người, đấu tranh vì độc lập dân

hội (giai cấp), giải phóng con người. Nói ngắn gọn là độc lập dân tộc, dân chủ, XHCN
hay nói gọn hơn: độc lập dân tộc và XHCN”
Theo hội đồng biên soạn cuốn Giáo trình tư tưởng HCM, “Tư tưởng HCM là một
hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CMVN, CM dân
tộc dân chủ nhân dân đến CM XHCN; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát
triển chủ nghĩa Mác- Lênin và điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh
tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người.”

4


Tuy nhiên những định nghĩa trên phần nào chưa khái quát được đầy đủ TT HCM,
chưa đề cập đến CM thế giới, giá trị nhân văn, chưa phản ánh được mục tiêu...Đồng
thời các định nghĩa trên còn chưa cô đọng, khó nhớ. Như vậy khái niệm về TT HCM
đã nêu ở phần đầu là cô đọng, súc tích, bao quát toàn diện tư tưởng của Người nhất.
Khái niệm đã định hướng đúng đắn cho người học, nghiên cứu về TT HCM.
2. Đối tượng nghiên cứu của môn tư tưởng HCM
Đối tượng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống quan điểm, lý luận
về cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của thời đại mới mà cốt lõi là tư tưởng độc
lập. tự do; về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn của hệ thống quan điểm lý luận
cách mạng Hồ Chí Minh; về mối liên hệ biện chứng trong sự tác động qua lại của tư
tưởng độc lập, tự do với tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
con người; về độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, về các quan điểm cơ bản trong hệ
thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đối tượng nghiêm cứu của môn tư tưởng Hồ
Chí Minh, có thể chia làm ba nhóm sau :
Nhóm 1 : Trên cơ sở nghiên cứu những tư liệu, tài liệu, văn kiện, những bài viết,
bài nói của Người, của Đảng và của bạn bè, đồng chí hay học trò của Người đã để lại
cho chúng ta; nghiên cứu những công trình khoa học về Hồ Chí Minh của các tác giả ở
trong nước và ngoài nước nhằm làm rõ nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh và

dụng một phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp. Trong đó, việc vận dụng phương
pháp lịch sử (nghiên cứu sự vật và hiện tượng theo quá trình phát sinh, tồn tại, phát
triển) và phương pháp logic (nghiên cứu một cách tổng quát nhằm tìm ra được đúng
bản chất vốn có của sự vật hiện tượng và khái quát thành lý luận) là hết sức quan trọng
trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập tư tưởng HCM.
Với tư cách một môn học có tính độc lập trong hệ thống các môn lý luận chính
trị, TT HCM có cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu riêng, cụ thể.
-Thứ nhất: Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là thế giới quan, phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin mà cụ thể là thế giới quan duy vật, phép duy vật
biện chứng và chủ nghĩa vật lịch sử. Lí do của việc yếu tố trên trở thành yếu tố tiên
quyết khi nghiên cứu TT HCM là bởi vì CN Mác Lênin là cơ sở nguồn gốc là nền tảng
6


của TT HCM. Như vậy người nghiên cứu khi bắt tay vào nghiên cứu TT HCM việc
cần làm trước tiên là trang bị cho mình thế giới quan duy vật biện chứng, để có được
cái nhìn khách quan, toàn diện nhất, các sự vật được xem xét trong trạng thái luôn luôn
vận động và phát triển. Kế tiếp là trang bị cho mình kiến thức(các nguyên lí, những
quy luật, những cặp phạm trù… ) về phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch
sử như nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, về sự phát triển…, các cặp phạm trù cơ bản
(nguyên nhân-kết quả, chung-riêng…), quy luật cơ bản của phép biện chứng(lượngchất, phủ định của phủ định…), quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản
xuất…
-Thứ hai: Khi nghiên cứu TT HCM cũng cần nắm vững những nguyên tắc
phương pháp luận của HCM như: lí luận gắn liền với thực tiễn; lập trường dân tộc
thống nhất với lập trường giai cấp; “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”( tức là lấy cái bất biến
(không thay đổi) mà ứng phó với cái vạn biến (cái luôn thay đổi); tính đảng thống nhất
với tính khoa học…
-Thứ ba: Bởi vì TT HCM cũng là một môn khoa học, một môn khoa học
xã hội nên ngoài hai phương pháp đặc thù trên nó cũng có những phương pháp nghiên
cứu chung của các ngành khoa học xã hội khác như, phân tích, tổng hợp, so sánh,


Mục lục

I.Lời mở………………………………………………………………………....1
II.Nội dung vấn đề
1.Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh……...…………………………………..1
1.1Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh...…………………………………...2
1.2.Phân tích định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh……...…………………...2
1.3.Một số định nghĩa khác……………………………………...………...4
2.Đối tượng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh………………………………5
3.Phương pháp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh…………………………...6
III.Lời kết………………………………………………………………………...8

9


Danh mục tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Mạnh Tường, Tư tưởng Hồ Chí Minh - Một số nhận thức cơ bản.
- Nguyễn Khánh Bật, Những bài giảng về môn học tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Bá Linh, Tư tưởng Hồ Chí Minh - Một số nội dung cơ bản.
- Mạch Quang Thắng - Một số chuyên đề về môn học tư tưởng Hồ Chí Minh.

10




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status