HIỆN TRẠNG CÁC MÔ HÌNH NUÔI TÔM QUY MÔ NHỎ THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH CÀ MAU - Pdf 37

Hiện trạng các mô hình nuôi tôm
Quy mô nhỏ thân thiện với
môi trường tại tỉnh Cà Mau


Chịu trách nhiệm xuất bản
Deutsche Gesellschaft für
Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH
Trụ sở đặt tại
Bonn và Eschborn, CHLB Đức
Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng Ven biển (ICMP)
Tầng 9, tòa nhà Landmark, 5B, Tôn Đức Thắng, Quận 1,
Tp. Hồ Chí Minh, VIệt Nam
T + 84 838239811
F + 84 838239813
I www.giz.de/viet-nam
/>Biên soạn xong
Tháng 6 năm 2013
In
Dàn trang và trình bày
Goldensky co.,ltd
Hình ảnh
©GIZ
Tác giả
Vũ Anh Tuấn, Phan Thanh Lâm, Đỗ Văn Hoàng,
Ngô Thị Ngọc Thủy, Nguyễn Đình Kỳ, Phan Quốc Việt, Nguyễn Thanh Hà
Biên tập
Nguyễn Thị Hồng Thụy, Nguyễn Thị Việt Phương
Báo cáo không phản ánh quan điểm của Chính phủ Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, Bộ
Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức cũng như GIZ.
© GIZ 2014

thương nhằm bảo vệ vùng đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu. Tổ chức
Hợp tác Phát triển Đức GIZ cùng phối kết hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, và các sở, ban ngành của
năm tỉnh chương trình gồm An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Sóc Trăng triển khai thực hiện
Chương trình.
Để biết thêm thông tin, xin ghé thăm Website của chúng tôi www.giz.de/viet-nam và .
vn/icmp-cccep.html.
Mục tiêu và nhiệm vụ chính của Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng Ven biển tại Cà Mau là xác định
các biện pháp hiệu quả để thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ vùng ven biển (kết hợp nguồn lực
tài chính và các dịch vụ) thông qua các hoạt động sau tại tỉnh Cà Mau:
-Tăng cường khả năng tiếp cận của Cà Mau với việc Quản lý vĩ mô vùng ven biển hiệu quả bằng
cách lồng ghép chính sách và chiến lược vào các kế hoạch đầu tư trung hạn và ngân sách hàng
năm;
-Hỗ trợ công tác Quản lý vùng của Cà Mau thông qua việc xác định và tiến hành thí điểm công tác
bảo vệ vùng ven biển hiệu quả với sự tối ưu hóa về mặt kỹ thuật cũng như các biện pháp phục
hồi rừng ngập mặn;
-Hỗ trợ về Sinh kế bền vững để đẩy mạnh phát triển kinh tế bền vững, trong đó có sự tham gia
của các hộ nông dân nuôi tôm quy mô nhỏ với phương châm thân thiện với môi trường và tăng
cường khả năng chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu;
- Nâng cao nhận thức và đẩy mạnh công tác giáo dục môi trường.
Khi nói đến sinh kế ở Cà Mau, tỉnh cực nam của Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long, hoạt động nuôi
tôm nhận được rất nhiều sự quan tâm không những của người dân địa phương, các cấp chính quyền
mà còn của cộng đồng quốc tế. Do vậy, trong khuôn khổ các hoạt động của hợp phần Sinh kế Bền
vững, GIZ đã phối hợp với Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Minh Hải tiến hành khảo sát, điều tra hoạt
động nuôi tôm thân thiện với môi trường quy mô nhỏ trên địa bàn 4 huyện ven biển tỉnh Cà Mau bao
gồm Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển và Phú Tân. Cuộc điều tra này là bước đệm cho các bước hỗ trợ tiếp
theo của GIZ đối với địa phương nhằm cải thiện sinh kế cho người dân trong tình hình biến đổi khí hậu
đang trở nên xấu đi. Trong quá trình thực hiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau
đã có những chỉ đạo và những bước hỗ trợ rất kịp thời và sát sao để giúp chúng tôi hoàn thành tốt báo
cáo này. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của Tổ chức Phát triển Hà Lan
SNV trong việc xây dựng bảng câu hỏi, và liên lệ phỏng vấn thực địa tại huyện Ngọc Hiển (anh Trương

3.1 THU THẬP SỐ LIỆU THỨ CẤP.................................................................................................................................27
3.2 THU THẬP SỐ LIỆU SƠ CẤP...................................................................................................................................27
3.2.1 Điều tra, thu thập thông tin từ Cán bộ quản lý..........................................................................................28
3.2.2 Điều tra, thu thập thông tin từ Trại sản xuất giống tôm..........................................................................28
3.2.3 Điều tra nông hộ nuôi tôm..............................................................................................................................28

6


3.2.4 Qui ước về các mô hình nuôi tôm quy mô nhỏ trong báo cáo này:......................................................29
3.2.5 Điều tra người thu gom, vựa/đại lý thu mua..............................................................................................31
3.2.6 Điều tra Nhà máy chế biến..............................................................................................................................31
3.3 PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU...............................................................................................................................32
3.3.1 Xử lý và lưu trữ số liệu.......................................................................................................................................32
3.3.2 Phân tích số liệu.................................................................................................................................................32
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................................................................34
4.1 KếT QUả PHÂN TÍCH Số LIệU THứ CấP Về TÌNH HÌNH NUÔI TÔM ở CÀ MAU...............................35
4.1.1 Diễn biến diện tích, sản lượng và năng suất nuôi tôm............................................................................35
4.1.2 Diện tích các loại mô hình nuôi năm 2012.................................................................................................36
4.2 QUAN ĐIểM CủA CÁC NHÀ QUảN LÝ..............................................................................................................38
4.2.1 Đánh giá về những hỗ trợ của chính quyền cho người sản xuất trong năm 2012...........................38
4.2.2 Đánh giá công tác khuyến ngư......................................................................................................................39
4.2.3 Đánh giá những qui định, chính sách về rừng và tôm rừng...................................................................40
4.2.4 Đánh giá việc thực hiện các qui định và chính sách của người dân.....................................................40
4.2.5 Chất lượng nguyên liệu và sản phẩm nghề nuôi tôm ở Cà Mau trong năm 2012............................41
4.2.6 Các nhận thức và đánh giá về việc chứng nhận sản phẩm....................................................................42
4.2.7 Những vấn đề ưu tiên để phát triển nghề nuôi tôm tại địa phương....................................................42
4.2.8 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển nghề nuôi tôm.........................................43
4.2.9 Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển.......................................................................................................44
4.3 KếT QUả ĐIềU TRA CÁC Hộ NUÔI TÔM..........................................................................................................45

4.3.5 Ước lượng sản lượng thủy sản nuôi ở các mô hình...................................................................................57
4.3.5.1 Tổng sản lượng tôm nuôi từ các mô hình ở 4 huyện khảo sát........................................................57
4.3.5.2 Tổng sản lượng tôm Sú nuôi từ các mô hình quy mô nhỏ...............................................................58
4.3.5.3 Tổng sản lượng tôm tự nhiên từ các mô hình quy mô nhỏ.............................................................59
4.3.5.4 Tổng sản lượng cua nuôi từ các mô hình quy mô nhỏ.....................................................................59
4.4 THÔNG TIN Về TRồNG RừNG..............................................................................................................................60
4.5 THÔNG TIN Về CHứNG NHậN TÔM SINH THÁI............................................................................................61
4.5.1 Nhận thức về chứng nhận...............................................................................................................................61
4.5.2 Thông tin về hộ đã đạt chứng nhận năm 2012.........................................................................................62
4.5.3 Bán sản phẩm chứng nhận sinh thái...........................................................................................................62
4.6 ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN NGHỀ NUÔI TÔM, THUẬN LỢI-KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN..64
4.6.1 Đánh giá diễn biến nghề nuôi tôm và kế hoạch sắp tới..........................................................................64
4.6.2 Đánh giá những thuận lợi/khó khăn và giải pháp phát triển ngành hàng tôm...............................65
4.6.2.1 Thuận lợi và khó khăn..............................................................................................................................65
4.6.2.2 Cơ hội và thách thức.................................................................................................................................67
4.6.2.3 Giải pháp đề nghị.......................................................................................................................................68
4.7 KếT QUả ĐIềU TRA CÁC TRạI SảN XUấT GIốNG.........................................................................................69
4.7.1 Thông tin chung................................................................................................................................................69
4.7.2 Thông tin về trại SXG........................................................................................................................................69
4.7.3 Hiện trạng sản xuất giống năm 2012...........................................................................................................70
4.7.4 Mùa vụ sản xuất................................................................................................................................................70

8


Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm
Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

4.7.5 Công trình nuôi..................................................................................................................................................70
4.7.6 Quản lý tôm mẹ và ương giống.....................................................................................................................71

4.8.7.2 Các nhóm giải pháp phát triển..............................................................................................................83
4.9 KếT QUả ĐIềU TRA CÔNG TY CHế BIếN THUỷ SảN...................................................................................84
4.10 PHÂN TÍCH Về CHUỗI GIÁ TRị NGÀNH HÀNG TÔM...................................................................................85
4.10.1Mô tả các chỉ tiêu cần thiết sử dụng trong phân tích chuỗi giá trị........................................................85

9


Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm
Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

4.10.1.1 Trại sản xuất giống tôm Sú......................................................................................................................85
4.10.1.2 Hộ nuôi tôm Sú............................................................................................................................................86
4.10.1.3 Các cơ sở thu mua tôm Sú.......................................................................................................................87
4.10.2Hệ thống kênh phân phối tôm Sú tại Cà Mau............................................................................................89
4.10.2.1 Hệ thống kênh phân phối mô hình Tôm rừng chưa chứng nhận (TR-CCN)..........................89
4.10.2.2 Hệ thống kênh phân phối mô hình Tôm rừng chứng nhận Ngọc Hiển (TR-CNNH)...........89
4.10.2.3 Hệ thống kênh phân phối mô hình Tôm rừng chứng nhận Năm Căn (TR-CNNC)..............90
4.10.2.4 Hệ thống kênh phân phối mô hình Quảng canh khác (QCK).....................................................91
4.10.3Phân tích kinh tế chuỗi giá trị tôm Sú...........................................................................................................91
4.10.3.1 Đối với tôm Sú trong mô hình Tôm rừng chưa chứng nhận (TR-CCN)....................................91
4.10.3.2 Đối với tôm Sú trong mô hình Tôm rừng chứng nhận Ngọc Hiển (TR-CNNH).....................93
4.10.3.3 Đối với tôm Sú trong mô hình Tôm rừng chứng nhận Năm Căn (TR-CNNC)........................94
4.10.3.4 Đối với tôm Sú trong mô hình QCK......................................................................................................96
4.10.4Sự tương tác giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị tôm Sú ở Cà Mau..................................................97
5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.................................................................................................................98
5.1 KếT LUậN....................................................................................................................................................................99
5.2 Đề XUấT....................................................................................................................................................................100
5.3 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................................................102
6 PHỤ LỤC......................................................................................................................................104

Bảng 23. Thông tin về thả và quản lý giống cua..........................................................................................................55
Bảng 24. Hiệu quả nuôi tôm tính cho 1ha mặt nước cho 1 năm...........................................................................56
Bảng 25. Diện tích và diện tích mặt nước của các mô hình theo huyện.............................................................57
Bảng 26. Ước lượng tổng sản lượng tôm theo mô hình ở 4 huyện......................................................................58
Bảng 27. Ước lượng sản lượng tôm Sú (kg/năm) của 4 huyện khảo sát theo mô hình.................................59
Bảng 28. Ước lượng sản lượng tôm tự nhiên (kg) ở 4 huyện khảo sát theo mô hình....................................59
Bảng 29. Ước lượng sản lượng Cua (kg/năm) ở 4 huyện khảo sát theo mô hình............................................60
Bảng 30. Các thông tin về trồng rừng của nông hộ...................................................................................................61
Bảng 31. Các thông tin liên quan đến vấn đề chứng nhận tôm sinh thái..........................................................62
Bảng 32. Các phương thức bán, giá và tỷ lệ các sản phẩm ở mô hình tôm rừng được
cấp chứng nhận sinh thái năm 2012.............................................................................................................62
Bảng 33. Diễn biến nghề nuôi tôm từ năm 2011 đến nay và kế hoạch phát triển..........................................64
Bảng 34. Những thuận lợi và khó khăn đối với nghề nuôi tôm.............................................................................65
Bảng 35. Những cơ hội và thách thức đối với nghề nuôi tôm...............................................................................67
Bảng 36. Thông tin chung về người phụ trách trại SXG............................................................................................69
Bảng 37. Thông tin chung về trại SXG.............................................................................................................................69
Bảng 38. Thông tin chung về tình hình sản xuất giống............................................................................................70
Bảng 39. Quy mô công trình và phương thức sản xuất.............................................................................................71
Bảng 40. Thông tin về quản lý tôm mẹ và ấu trùng trong SXG..............................................................................71
Bảng 41. Phương thức bán tôm giống............................................................................................................................72
Bảng 42. Hiệu quả sản xuất năm 2012 tính trung bình cho 1 trại SXG................................................................73
Bảng 43. Thông tin về cơ sở kinh doanh và thu mua thuỷ sản...............................................................................76

11


Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm
Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

Bảng 44. Thông tin về hoạt độgn kinh doanh của nhóm thu mua.......................................................................77

Hình 10. Các nhóm giải pháp đề nghị để phát triển trại SXG.................................................................................74
Hình 11. Các quyết định cho việc mua bán đối tượng thuỷ sản............................................................................81
Hình 12. Các nhóm giải pháp phát triển được đề nghị.............................................................................................83
Hình 13. Sơ đồ chuỗi giá trị Tôm rừng chưa chứng nhận (TR-CCN)......................................................................89
Hình 14. Sơ đồ chuỗi giá trị Tôm rừng chứng nhận Ngọc Hiển (TR-CNNH).......................................................90
Hình 15. Sơ đồ chuỗi giá trị Tôm rừng chứng nhận Năm Căn (TR-CNNC)..........................................................90
Hình 16. Chuỗi giá trị tôm quảng canh khác (QCK)....................................................................................................91

12


Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm
Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

Chữ viết tắt
BQ
CBKN
CBTS
CCN
CN
DTMN
ĐBSCL
ĐP
DT
EMS
GTGT
GTGTT

HT
HTX

Cán bộ khuyến ngư
Chế biến thuỷ sảnxLKJAE FQ`
Chưa chứng nhận
Chứng nhận
Diện tích mặt nước
Đồng bằng sông Cửu long
Địa phương
Diện tích
Early Mortality Syndrome (Hội chứng chết sớm)
Giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng thuần
Hợp đồng
Hệ thống
Hợp tác xã
Khoản cách
Kinh doanh
Kỹ thuật – Mô hình
Lao động gia đình
Các tổ chức phi chính phủ
Nhà máy Chế biến
Năng suất
Nuôi trồng thuỷ sản
Polymerase Chain Reaction (phản ứng chuỗi trùng hợp)
Post larvae (tôm Sú giống)
Quảng canh cải tiến/Bán thâm canh
Quảng canh khác
Quảng canh truyền thống
Quy hoạch
Quản lý rừng phòng hộ
Sản lượng

thống và 25 hộ thuộc mô hình tôm lúa), 25 cơ sở thu mua tôm và thuỷ sản (18 người thu gom, và 7 vựa/
đại lý thu mua) ở 4 huyện (Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi và Phú Tân) và 2 Công ty chế biến thuỷ sản (1
ở Năm Căn và 1 ở Thành phố Cà Mau). Ngoài ra, nghiên cứu còn tiến hành phỏng vấn 20 cán bộ quản lý
chuyên ngành và thu thập các nguồn thông tin sẵn có để phục vụ cho việc đánh giá và phân tích chuỗi
giá trị ngành hàng tôm. Các mẫu được chọn một cách ngẫu nhiên có chủ đích như chọn vùng khảo sát
là vùng ven biển, nuôi thuỷ sản tập trung cả về diện tích và số hộ quy mô nhỏ, các hộ và trại sản xuất
chọn để khảo sát dựa trên danh sách hộ/trại và phân theo các tuyến địa lý để điều tra. Tiến hành chọn
người thu gom/vựa-đại lý thu và Công ty chế biến thủy sản (CBTS) dựa trên kết quả ban đầu khi phỏng
vấn hộ nuôi. Điều tra thu thập thông tin được thực hiện từ ngày 24/3 đến 26/4/2013. Các số liệu sau khi
nhập vào cơ sở dữ liệu được kiểm tra và hoàn thiện bằng cách gọi điện thoại phỏng vấn bổ sung. Kết
quả các cuộc điều tra được phân tích theo từng nhóm chỉ tiêu đánh giá bằng phương pháp thống kê
mô tả và phương pháp phân tích chuỗi giá trị.
Kết quả tổng hợp từ điều tra cán bộ quản lý và nguồn số liệu thứ cấp cho thấy nuôi tôm ở Cà Mau gần
đây đã dần dần đi vào ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân về diện tích từ năm 2001 đến nay đạt
1,85%/năm, nhưng giai đoạn này cũng có sự phát triển nhanh về sản lượng và năng suất nuôi đạt tốc độ
tăng trưởng bình quân lần lượt là 11,28%/năm và 9,26%/năm. Thời gian qua, các qui định và chính sách
quản lý chất thải, quản lý chất lượng con giống/thức ăn và chính sách vốn được đánh giá là còn nhiều
hạn chế và cần thiết điều chỉnh để thiết thực hơn cho phát triển sản xuất. Công tác khuyến ngư và mô
hình trình diễn đã có những đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng nghề nuôi tôm thời gian qua,
tuy nhiên việc đầu tư cho hoạt động khuyến ngư còn nhiều hạn chế về kinh phí hoạt động, trang thiết
bị và các mô hình trình diễn vẫn còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu của người nuôi tôm.
Kết quả điều tra hộ nuôi tôm ghi nhận nghề nuôi tôm đã phát triển thời gian khá lâu ở Cà Mau, hầu hết
người dân đều có kinh nghiệm và các kỹ năng nuôi tôm lâu năm. Tuy nhiên, mặt bằng chung về trình độ
văn hoá còn thấp, tập huấn kỹ thuật và công tác truyền thông cần thiết phải phù hợp để đạt hiệu quả
hơn nữa. Các mô hình nuôi tôm ở Cà Mau vẫn chủ yếu ở mức độ đầu tư thấp, với các mô hình chiếm tỷ
trọng cao về diện tích là quảng canh (QC) truyền thống, tôm-rừng và tôm lúa. Tôm nuôi theo phương
thức thu tỉa thả bù, mật độ thả biến động 1-4 con/m2/lần thả; năng suất biến động 333-563 kg/ha với
tôm Sú đóng góp khoảng 75% năng suất. Lợi nhuận thu được từ nuôi tôm biến động tuỳ thuộc vào mô
hình nuôi, mô hình rừng-tôm chứng nhận cho lợi nhuận cao nhất đạt 48,3 triệu đồng/ha và thấp nhất là
QC truyền thống đạt khoảng 24,2 triệu đồng/ha. Hiện nay, mô hình rừng-tôm vẫn là mô hình cho hiệu

cũng chủ yếu là vốn tự có của gia đình, cũng có nhiều hộ phải vay thêm vốn dưới nhiều hình thức khác
nhau nhưng thường là vay ngắn hạn và lãi suất rất cao. Việc hợp tác và liên kết trong kinh doanh cũng
chưa thực sự phổ biến, chẳng hạn như liên kết với hộ nuôi tôm và Công ty CBTS. Nhóm thu gom mua
tôm từ hộ nuôi chiếm 100% sản lượng thu mua, trong khi nhóm vựa/đại lý vừa thu mua tôm của hộ nuôi
(với khoảng 21% sản lượng thu mua) và cũng thu mua tôm từ nhóm thu gom với 79% sản lượng thu
mua. Nhóm vựa/đại lý không có những ưu tiên cụ thể để thu mua tôm từ nguồn nào, nhưng nhóm thu
gom lại có thêm ưu tiên thu mua từ hộ chứng nhận sinh thái (với 14% số cơ sở liên quan xác nhận).
Sản xuất tôm quy mô nhỏ được đưa vào phân tích kinh tế chuỗi giá trị tôm Sú theo xuất phát điểm
nguồn tôm nguyên liệu tương ứng từ 03 mô hình nuôi tôm (tôm rừng chứng nhận (CN), tôm rừng chưa
chứng nhận (CCN) và Quảng canh khác (QCK)). Kết quả cho thấy: 1) mô hình tôm rừng CN Ngọc Hiển
tạo ra được giá trị gia tăng cho toàn chuỗi là 184.700 đồng/kg tôm Sú nguyên liệu; 2) mô hình tôm rừng
CN Năm Căn tạo ra được giá trị gia tăng cho toàn chuỗi là 196.400 đồng/kg tôm Sú nguyên liệu; 3) mô
hình tôm rừng CCN tạo ra được giá trị gia tăng cho toàn chuỗi là 183.100 đồng/kg tôm Sú nguyên liệu;
và 4) mô hình QCK tạo ra được giá trị gia tăng cho toàn chuỗi là 169.900 đồng/kg tôm Sú nguyên liệu.
Kênh phân phối 2 (Hộ nuôi --> Thu gom --> Vựa thu mua --> NMCB --> Xuất khẩu) vẫn là kênh tiêu thụ
chính và rất quan trọng trong hoạt động của nghề tôm Sú có mức đầu tư thấp hiện nay ở tỉnh Cà Mau
do sản lượng tôm tiêu thụ qua kênh này là lớn nhất. Phân phối về lợi nhuận tập trung khá cao trong khi
thời gian của một chu kỳ sản xuất ngắn ở nhóm thương mại (gồm 3 tác nhân là: thu gom nhỏ, vựa thu
mua và NMCBTS) do người nuôi hiện nay còn hoạt động dưới hình thức cá nhân nhỏ lẻ với năng lực sản
xuất thấp hơn so với các tác nhân còn lại. Hiện nay Nhà máy CBTS là tác nhân giữ vai trò quan trọng và
quyền hạn lớn nhất trong toàn chuỗi giá trị, vì thế khi xây dựng các liên kết dọc thì cần phải xem tác
nhân này là hạt nhân. Để nâng cao vai trò và chia sẻ lợi ích về lợi nhuận của nhóm hộ nuôi tôm quy mô
nhỏ hiện nay và chia sẻ rủi ro trong sản xuất giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị thì các liên kết ngang
cần phải được xây dựng và triển khai.

15


01
01

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm
Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

Đặc biệt Cà Mau là nơi duy nhất ở Việt Nam sản xuất tôm sinh thái. Tôm sinh thái được chứng nhận theo
tiêu chuẩn nội bộ dựa trên tiêu chuẩn Naturland của Đức và được cấp chứng nhận bởi IMO (Institute for
Marketecology) Thụy Sĩ . Từ những năm 2002 đến nay, sản phẩm tôm sinh thái được thu mua, chế biến
và xuất khẩu bởi Công ty chế biến xuất khẩu thủy sản Cà Mau (gọi tắt là công ty CAMIMEX) với sản lượng
hàng năm khoảng 350 đến 390 tấn sang siêu thị Co-op ở Thụy Sĩ (Hà và ctv, 2010). Từ giữa năm 2008,
Công ty chế biến thủy sản Năm Căn, Cà Mau (SEANAMICO) đã thiết kế và khởi động dự án tôm sinh thái
với diện tích 2.456 ha. Năm 2012, công ty SEANAMICO cũng đã mua, chế biến và bán sản phẩm sang
các thị trường quốc tế như Châu Âu, Nhật Bản (Nguồn từ SEANAMICO, 2013).
Về cơ bản, tôm sinh thái là tôm được nuôi kết hợp với trồng rừng ngập mặn thân thiện với môi trường,
bên cạnh đó tôm sinh thái cũng được đánh giá cao và mua với giá cao vì ý thức bảo vệ rừng ngập mặn
của người tiêu dùng ở các nước phát triển trước hiện trạng người dân ở các nước đang phát triển ồ ạt
phá rừng để nuôi tôm xuất khẩu. Trong mô hình nuôi này thì không có bổ sung thức ăn, thuốc kháng
sinh và chỉ có tôm giống được thả nuôi. Ngoài ra, mô hình nuôi còn phải đảm bảo chất thải sinh hoạt và
chăn nuôi không xả vào ao tôm và nước thải của ao tôm không làm ô nhiễm môi trường nước trong khu
vực. Đặc biệt là với mô hình tôm rừng thì tỷ lệ rừng bắt buộc tối thiểu là 50% tổng diện tích (Naturland,
2011). Với các yêu cầu khắt khe của chứng nhận tôm sinh thái thì việc đạt được chứng nhận này là rất
khó, nhưng ở những mô hình nuôi tôm kết hợp rừng ngập mặn hiện nay ở Cà Mau thì hình thức nuôi
này là khá phù hợp để phát triển theo hướng chứng nhận tôm sinh thái do điều kiện đầm nuôi và hình
thức canh tác đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu chứng nhận. Thời gian qua, với nỗ lực của địa
phương, người dân và doanh nghiệp, nhiều nông dân đã nhận được chứng nhận là mô hình nuôi tôm
sinh thái ở huyện Năm Căn và huyện Ngọc Hiển.
Nhìn chung, diện tích nuôi tôm kết hợp rừng ngập mặn là lớn nhưng chỉ một số ít diện tích mới được
chứng nhận là tôm sinh thái. Điều đó cho thấy còn nhiều tiềm năng để các hộ nuôi ở đây có chứng nhận
tôm sinh thái để tăng thu nhập và góp phần bảo vệ rừng. Tuy nhiên, những thông tin chính xác về số
lượng nông hộ, diện tích, năng suất, sản lượng về tôm Sú, tôm bạc, tôm Thẻ, tôm đất ở các mô hình này
thì còn rất ít. Đặc biệt là thiếu những dữ liệu về diện tích nuôi quảng canh rộng lớn mà ở đó người nuôi
đang áp dụng những kỹ thuật gần giống như nuôi tôm sinh thái, hay một phần như nuôi tôm sinh thái

lý chất lượng Nông-Lâm-Thủy sản, Phòng Nông nghiệp của các huyện và Ban quản lý rừng.
lVới nông hộ: Chỉ nghiên cứu các nông hộ có quy mô nhỏ, không nghiên cứu trang trại, các

đầm nuôi có diện tích lớn trên 10 ha/đầm nuôi, không nghiên cứu đầm nuôi chung của tổ hợp
tác, hợp tác xã. Nếu nông hộ có hơn 1 đầm nuôi trên 1 mô hình thì mỗi hộ chỉ phỏng vấn về
01 đầm nuôi tương ứng với 1 mô hình nuôi.

lVới trại giống thì chỉ phỏng vấn trại giống có sản xuất năm 2012, không phỏng vấn công ty
giống có quy mô lớn trên 150 triệu PL/năm.

lVới người thu gom/vựa: Nếu chủ hộ phỏng vấn vừa là thu gom vừa là đại lý thì chỉ phỏng vấn
là thu gom hoặc là đại lý, mỗi huyện chỉ phỏng vấn 1 đại lý.

lNhà máy phỏng vấn gồm hai nhà máy có mua tôm sinh thái là CAMIMEX và SEANAMICO và hai
nhà máy chưa mua tôm sinh thái là Quốc Việt và Minh Phú.

19


02
01
02
20

Tổng quan tài liệu
nghiên cứu


2.1Các văn bản pháp quy liên quan đến sự phát triển nuôi
trồng thủy sản

Quyết định 24/2002/QĐ-UB vì mô hình tôm rừng kết hợp đã tồn tại từ hàng chục năm trước đây trong
khi những văn bản pháp luật như Nghị định 23/2006/NĐ-CP và Quyết định 186/2006/QĐ-CP chỉ có ban
hành mới khoảng 7 năm trở lại đây.

2.2 Các nghiên cứu về tôm chứng nhận ở Cà Mau
Chương trình chứng nhận tôm sinh thái được khởi xướng bởi Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản
Việt Nam (VASEP) vào đầu những năm 2000. Được sự tài trợ của Chương trình thúc đẩy nhập khẩu của
Thụy sĩ (SIPPO), VASEP cùng với cơ quan hữu quan tại Cà Mau đã chọn Lâm ngư trường 184 làm thí
điểm. Việc chứng nhận theo tiêu chuẩn nội bộ dựa trên tiêu chuẩn Naturland chỉnh sửa kèm theo các
quy định của EU và Bio Suisse được thực hiện bởi Viện nghiên cứu thị trường (IMO). Sau đó tôm chứng
nhận được xuất khẩu bởi công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau CAMIMEX vào
hệ thống siêu thị Co-op của Thụy Sĩ. Một trong những nghiên cứu gần đây mô tả rất chi tiết các khía
cạnh của tôm chứng nhận ở Cà Mau là bài báo của Hà và cộng sự đăng trên tạp chí Nghiên cứu về Nông
thôn mang tiêu đề: “Bờ biển sinh thái? Thách thức về mặt quản lý trong việc chứng nhận mô hình nuôi
tôm rừng kết hợp ở Việt Nam”. Nghiên cứu này trích dẫn số liệu của CAMIMEX năm 2010, số hộ tham gia
và sản lượng tôm được chứng nhận tăng dần qua các năm từ 2002 đến 2006 ở Lâm Ngư Trường 184 (từ
143 lên đến 854 hộ), sau đó có dấu hiệu chững lại và giảm xuống còn 784 hộ vào năm 2009. Theo một
nguồn khác (Omoto, 2012), số hộ được chứng nhận năm 2010 là 831 hộ.
Xét về mức độ tuân thủ với tiêu chuẩn, theo Naturland, diện tích rừng ngập mặn trước kia phải được
phục hồi ít nhất 50% tối đa trong 5 năm. Tiêu chuẩn này cũng tương đồng với Quyết định 24/2002/QĐUB về tỉ lệ rừng – tôm cho diện tích tôm rừng từ 3 ha đến 5 ha (40:60 cho tổng diện tích < 3ha, 50:50 cho
diện tích từ 3 – 5 ha và 60:40 cho diện tích > 5 ha). Hà và ctv (2012) cũng cho rằng các nông dân sở hữu
diện tích từ 1 – 2 ha sẽ khó tuân thủ với Naturland vì họ chọn cách tuân theo QĐ 24 để tối đa hóa diện
tích ao nhằm tăng thêm thu nhập từ tôm vì thu nhập từ rừng kém ổn định. “10%” chênh lệch giữa tiêu
chuẩn và QĐ 24 trở thành điểm bất lợi đối với nông dân có diện tích canh tác nhỏ.
Hà và cộng sự (2012) cũng cho biết rằng bên cạnh sự thành công của chương trình chứng nhận từ sự
duy trì diện tích rừng từ 50% trở lên, nông dân lý luận rằng đánh giá sự tuân thủ không nên chỉ ở mức
độ riêng lẻ mà phải trên quy mô tổng thể. Nếu có những hộ diện tích rừng nhỏ hơn 50% thì sẽ được bù
lại bởi những hộ có diện tích rừng trên 50% để tất cả đều được chứng nhận. Nông dân cũng than phiền
là tiêu chuẩn này không thực tế vì chỉ đánh giá trên quy mô nông hộ trong khi hiệu quả của cây rừng là
trên quy mô lớn hơn.

vai trò là hệ thống đánh giá nội bộ, IMO (bên chứng nhận độc lập) sử dụng dữ liệu của ICS làm căn cứ
cho hoạt động chứng nhận thường niên của họ. Để đảm bảo tính hiệu quả, IMO ngẫu nhiên thăm một
số hộ để kiểm tra thông tin và hồ sơ của ICS có chính xác hay không. Mặc dù ICS hoạt động khá nhịp
nhàng, tính hiệu quả, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thương lái, cần phải bàn thêm. Thương
lái không những chỉ mua tôm Sú chứng nhận mà còn các loại thủy sản khác như tôm tự nhiên và cá từ
cả các hộ đã được chứng nhận và chưa được chứng nhận để tăng thu nhập. Nông dân ủng hộ chuyện
này để luôn có nơi bao tiêu sản phẩm và đây cũng là một cách để thương lái duy trì mối quan hệ xã hội
của họ. Nông dân cũng báo là một số thương lái trộn lẫn tôm chưa chứng nhận với tôm chứng nhận
để tăng thêm 2% hoa hồng cho họ (Hà và ctv, 2012). Bên cạnh đó, chính quyền địa phương hoàn toàn
không có nỗ lực gì để cải thiện chất lượng của ICS. Kết quả là mặc dù công tác đánh giá chứng nhận và
quản lý chuỗi cung ứng là then chốt trong hệ thống Naturland, ICS lại gây cản trở cho tính bền vững của
chương trình chứng nhận vì tất cả các bên tham gia vào ICS đều cùng mối quan tâm là tăng lượng tôm
được chứng nhận lên càng nhiều càng tốt.
Trong nghiên cứu của Omoto (2012), hai khía cạnh yếu kém khác của chuỗi tôm chứng nhận cũng được
xem xét khá kỹ: (1) trao đổi thông tin và (2) cách thức ghi chép để trả hoa hồng. Về trao đổi thông tin,
hiểu biết của nông dân về tình trạng được chứng nhận khác xa với tình trạng chứng nhận trên giấy tờ.
Trong 70 hộ được phỏng vấn, 49 hộ tự nhận là đã được chứng nhận trong khi chính thức chỉ có 39 hộ,
8 hộ tự nhận là không được đề nghị chứng nhận trong khi thực tế có 21 hộ, 5 hộ tự nhận bị treo chứng
nhận trong khi thực tế có 10 hộ và 5 hộ không biết tình trạng của mình là như thế nào. Việc mua bán
tôm cũng diễn ra khá phức tạp. Trong số 49 hộ (tự nhận là được chứng nhận), 32 hộ bán cho thương
lái sinh thái, 13 hộ bán cho thương lái không chứng nhận và 4 hộ bán cho bất kỳ thương lái nào. Số hộ
thỉnh thoảng bán tôm dưới dạng không chứng nhận là 18 và chỉ có 31 hộ không bao giờ bán dưới dạng
tôm thông thường, 2 trong số 31 đó bán tôm chứng nhận bằng giá tôm thường. Vào thời điểm không
phải là vụ tôm chính, thương lái đã chứng nhận không đi gom tôm để tiết kiệm chi phí. Do vậy mà có
đến 28 hộ đã chứng nhận bán cho thương lái không chứng nhận vào vụ thu hoạch phụ. Bên cạnh đó,
19 hộ bán tôm tự nhiên (không phải là tôm Sú như tôm đất, tôm Thẻ) cho các thương lái không chứng
nhận vì phần lớn thương lái chứng nhận chỉ mua tôm Sú để phòng trường hợp vựa của công ty không
mua tôm tự nhiên thì họ không tốn chi phí nhiên liệu và nhân công.
Về cách thức ghi chép để trả hoa hồng, thương lái phải điền vào mẫu biểu B còn nông dân thì điền mẫu
A. Trong 32 hộ bán cho thương lái chứng nhận nêu trên, có 13 hộ luôn được phát đơn để điền mỗi lần


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status