thảo luận nhóm về Đàm phán Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) - Pdf 41

LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Lịch sử hình thành
Đàm phán Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)
hiện nay có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến
lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic
Economic Partnership Agreement – còn gọi là P4) - một Hiệp
định thương mại tự do được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực
từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand,
Brunei (Về phạm vi cam kết của P4, xem Phụ lục 1).


Năm 2007, các nước thành viên P4 quyết định mở rộng phạm vi
đàm phán của Hiệp định này ra các vấn đề dịch vụ tài chính và đầu
tư và trao đổi với Hoa Kỳ về khả năng nước này tham gia vào đàm
phán mở rộng của P4. Phía Hoa Kỳ cũng bắt đầu tiến hành nghiên
cứu vấn đề, tham vấn nội bộ với các nhóm lợi ích và Nghị viện về
vấn đề này. Tháng 9/2008, USTR thông báo quyết định của Hoa
Kỳ tham gia đàm phán P4 mở rộng và chính thức tham gia một số
cuộc thảo luận về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính với các nước
P4. Tháng 11 cùng năm, các nước Úc, Peru và Việt Nam cũng bày
tỏ sự quan tâm và tham gia đàm phán TPP, nâng tổng số thành viên
tham gia lên 8 nước (trừ Việt Nam đến 13/11/2010 mới tuyên bố
tham gia đàm phán với tư cách thành viên đầy đủ, các nước khác
quyết định tham gia chính thức ngay từ đầu). Cũng từ thời điểm
này, đàm phán mở rộng P4 được đặt tên lại là đàm phán Hiệp định
Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).


Tuy nhiên đàm phán TPP mới đã bị trì hoãn đến tận cuối
2009 do phải chờ đợi Hoa Kỳ hoàn thành kỳ bầu cử Tổng
thống và Chính quyền mới của Tổng thống Obama tham vấn

vòng vừa rồi được xem là đã tương đối thành công của TPP
(so với tốc độ đàm phán các FTA thường thấy). Các nước
được xem là đã đạt được nhất trí cơ bản trong các nguyên tắc
đàm phán và đã thiết lập được khuôn khổ cho các cam kết nền
(kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cạnh tranh…).


Đây được xem là thành công ban đầu tuy còn rất chung
chung và vẫn tồn tại những bất đồng xung quanh các vấn đề
này (trong đó đặc biệt vẫn còn chia rẽ trong cách thức xử lý
mối quan hệ gữa TPP và những FTA đã tồn tại giữa các nước
đối tác trong TPP cũng như cách thức đàm phán các cam kết
mới trong TPP).
Mặc dù chưa đi vào cụ thể, phạm vi điều chỉnh tương lai
của TPP có thể được suy đoán phần nào khi nhìn vào tính chất
của các FTA nói chung, hiện trạng P4 nói riêng cũng như
tham vọng đối với TPP của Hoa Kỳ, bên đàm phán có ảnh
hưởng lớn nhất đối với tiến triển đàm phán.
Cụ thể, phạm vi điều chỉnh của TPP được xem là “bị quy
định” bởi ít nhất 03 yếu tố sau:


- TPP – Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
Về nguyên tắc, các Hiệp định thương mại tự do (Free
Trade Agreements - FTA) đòi hỏi mức độ cam kết mở cửa sâu
hơn các cam kết mở cửa thương mại thông thường (thể hiện
chủ yếu ở các lĩnh vực phải cam kết mở cửa rộng hơn, mức độ
mở cửa như cắt giảm thuế quan, loại bỏ các điều kiện tiếp cận
thị trường…).


phòng vệ thương mại, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, hàng rào
kỹ thuật đối với thương mại, sở hữu trí tuệ, mua sắm công,
chính sách cạnh tranh…và cả những vấn đề phi thương mại
như lao động, môi trường).
Vì vậy TPP mới chắc chắn sẽ có phạm vi lớn hơn nữa.


- TPP – “FTA của thế kỷ 21”
Tham gia đàm phán TPP, Hoa Kỳ tuyên bố nước này kỳ vọng
TPP sẽ tạo dựng một chuẩn mới cho các “FTA của thế kỷ 21”. Rõ
ràng đây không phải là một tuyên bố hình thức khi người ta nhìn
vào các FTA mà Hoa Kỳ đàm phán trong thời gian gần đây (FTA
với Panama, Colombia và đặc biệt là FTA với Hàn Quốc ). Mong
muốn đằng sau tuyên bố này là Hoa Kỳ sẽ cố gắng để TPP có
phạm vi lớn nhất có thể, và với mức độ mở cửa rộng nhất có thể.
Với tham vọng như vậy của “người cầm trịch”, đàm phán TPP
khó có thể là một đàm phán ở mức độ “tự do cầm chừng” hay
phạm vi “tự do hạn chế”.
Những yếu tố nêu trên là căn cứ để nhiều chuyên gia cho rằng
mặc dù chưa xác định các nội dung đàm phán thực chất, TPP sẽ có
phạm vi điều chỉnh rộng, với xu hướng đàm phán tự do mạnh mẽ.


Ví dụ:
- Thuế quan: Cắt giảm hầu hết các dòng thuế (ít nhất 90%),
thực hiện ngay hoặc thực hiện với lộ trình rất ngắn
- Dịch vụ: Tăng mức độ mở cửa các lĩnh vực dịch vụ, đặc
biệt là dịch vụ tài chính
- Đầu tư: Tăng cường các quy định liên quan đến đầu tư
nước ngoài và bảo vệ nhà đầu tư

ĐÀM PHÁN TPP
7. Canada 10/2012

3. Peru 11/2008

5. Malaysia 10/2010

6. Mexico 10/2012

4. Việt Nam 11/2008


Nguồn WikipediA
Bách khoa toàn thư mở

6. Hàn Quốc

1. Colombia

THÀNH VIÊN
NGỎ Ý MUỐN
THAM GIA TPP

5. Đài Loan

4. Indonesia

2. Philippines

3. Thái Lan


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status