ĐỀ 3 ( Hướng dẫn ôn tập NV 9 ) - Pdf 51

ĐỀ 3
Phần I ( 7 đ ) :
Mở đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật có viết :
Xe không kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
1. Cách nói ấy có gì đặc biệt, đạt được hiệu quả gì ?
2. Viết tiếp hai câu để hoàn chỉnh đoạn thơ, cho biết ý nghĩa nhan đề bài thơ ?
3. Cảm nhận của em về người chiến sĩ lái xe ? ( bằng một đoạn văn dài từ 12 đến 15
câu kiểu diễn dịch, sử dụng phép thế, câu chứa thành phần phụ chú và gạch chân
chúng ).
4. Kể tên hai tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn 9 viết về lòng dũng cảm
của người chiến sĩ ngoài mặt trận.
Phần II ( 3 đ ):
Bằng kiến thức đã học về tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu, anh ( chị )
hãy cho biết :
1. Sáng tạo độc đáo của tác giả ở tác phẩm là gì ?
2. Cuối đời Nhĩ đã nhận ra điều gì ?
3. Chọn một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng của tác phẩm và phân tích.
Đáp ỏn ĐỀ 3
Phần I ( 7 đ ) :
Mở đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật có viết :
Xe không kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
1. Viết tiếp hai câu để hoàn chỉnh đoạn thơ, cho biết ý nghĩa nhan đề bài thơ ?
- Viết tiếp 2 câu thơ để hoàn chỉnh đoạn
Xe không kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất,nhìn trời,nhìn thẳng.
- Ý nghĩa nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một nhan đề lạ bởi độ dài, bởi sự tương phản

15 câu, theo kiểu diễn dịch trong đó có sử dụng câu chứa lời dẫn trực tiếp và câu bị
động rồi gạch chân chúng ):
* Đây là những câu hỏi trọng điểm để kiểm tra khả năng nhiều mặt :
- Kiến thức cơ bản, cụ thể về tác phẩm và hình tượng nghệ thuật chủ đạo của tác
phẩm
- Kỹ năng diễn đạt, dựng đoạn văn ( diễn dịch), phân tích hình tượng nghệ thuật
- Hiểu biết về ngữ pháp : lời dẫn trực tiếp; câu bị động
* Các bước tiến hành
- Xác định kiến thức cơ bản của câu hỏi yêu cầu cho nội dung phân tích hình tượng
người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ
gồm 12 đến 15 câu
+ Nội dung khái quát của đoạn thơ : Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm
Tiến Duật đã khắc thành công hình tượng những người lính lái xe trên dải Trường
Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với những phẩm chất cao đẹp.
+ Các ý cần có khi phân tích hình tượng người lính lái lái xe
• Những chiến sĩ lái xe với tư thế ung dung, hiên ngang
• Những chiến sĩ lái xe dũng cảm, coi thường hiểm nguy
• Những chiến sĩ lái xe sôi nổi, tinh nghịch, hóm hỉnh luôn chan hoà trong tình đồng
đội , đồng chí
• Những chiến sĩ lái xe quyết tâm chiến đấu vì miền Nam để thống nhất đất nước
- Mỗi ý trên có thể triển khai thành ba câu
- Viết câu mở đầu ( sử dụng ý khái quát đoạn ở trên )
- Tạo câu theo yêu cầu ngữ pháp :
+ Lời dẫn trực tiếp : Họ tươi cười, sống sôi nổi trẻ trung với nụ cười luôn nở trên
môi nhìn nhau bụi phủ đầy vẫn “ cười ha ha” (nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý
nghĩ của nhân vật ).
+ Câu bị động : Những chiến chiếc xe đã bị bom đạn làm cho biến dạng
- Kết nối các câu thành đoạn văn diễn dịch và tiến hành sửa chữa dể hoàn chỉnh
đoạn văn.
4. Kể tên hai tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn 9 viết về lòng dũng cảm

- Nhĩ cảm nhận được khao khát của lòng mình: được đặt chân lên bãi bồi bên kia
bến sông.
3. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh bãi bồi bên kia sông
Hình ảnh bãi bồi, bến sông và khung cảnh thiên nhiên là những hình ảnh thực
mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc
+ Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn
+ Con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra
+ Vòm trời như cao hơn với “những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước
lên”
- Cảnh sắc bình dị mà nên thơ ấy đã gới ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp của thân thuộc
của một vùng đất cụ thể ven sông Hồng.
- Từ vẻ đẹp của khung cảnh cụ thể, nhà văn muốn nói đến vẻ đẹp của quê hương xứ
sở luôn ở bên ta, quanh ta nhưng ta không trân trọngkhông ngăm nhìn, không yêu
thương thì không bao giờ phát hiện ra vẻ đẹp của nó.


Nhờ tải bản gốc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status