Đề và đáp án môn Văn (TN 2009) - Pdf 52

Đề thi môn Ngữ văn Giáo dục Trung học phổ thông
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa đã bàn về những chuyện gì?
Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy.
Câu 2 (3 điểm)
Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc
sách.
PHẦN RIÊNG (5 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc
3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích trong
Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008).
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? Của
nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục
– 2008).
GỢI Ý LỜI GIẢI
Câu 1: Bài làm cần có 3 ý chính sau:
1. Giới thiệu vài nét về tác giả - tác phẩm:
- Tác giả: Lỗ Tấn (1881 - 1836) là nhà văn lớn có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học
Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX.
- Tác phẩm Thuốc là truyện ngắn tiêu biểu của Lỗ Tấn, đăng lần đầu tiên trên tạp chí Tân thanh
niên số 5/1919, là bức tranh thu nhỏ về xã hội Trung Quốc tối tăm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Tác phẩm được đánh giá như một “tiếng thét để an ủi những người chiến sĩ” và để cảnh tỉnh tinh
thần nhân dân, truyền cho họ ý chí nghị lực bước vào giai đoạn đấu tranh mới.
2. Câu chuyện của những người khách trong quán trà nhà ông bà Hoa Thuyên:
- Bàn về cái chết của người tử tù Hạ Du và cho rằng anh ta là kẻ “điên rồi”.
- Bàn về việc ông Hoa Thuyên mua được chiếc bánh tẩm máu người tử tù.
- Bàn về hiệu quả của liều thuốc được truyền tụng trong dân gian chữa bệnh lao bằng bánh bao

Thấu hiểu và thông cảm sâu sắc tâm tư, tình cảm cũng như những ước mơ, nguyện vọng của
những người bị chà đạp.
Có thể nói cả ba phương diện trên đây đều được thể hiện sinh động và sâu sắc trong tác phẩm.
Bộ mặt tàn bạo của bọn chúa đất - phong kiến mà tiêu biểu là cha con thống lí Pá Tra đã được
phơi bày.
Câu 3.b.
I. Giới thiệu: tác giả, tác phẩm, vẻ đẹp hình tượng dòng sông qua bút pháp tài hoa của Hoàng Phủ
Ngọc Tường.
II. NỘI DUNG CHÍNH: (thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo những ý
chính sau đây)
Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp sông hương ở nhiều góc độ: từ thượng nguồn tới khi qua kinh thành
Huế; từ tự nhiên, lịch sử văn hoá, nghệ thuật.
1. Vẻ đẹp sông Hương ở thương nguồn:
- Ở đấy ta gặp một dòng sông đẹp, mạnh mẽ được ví như “cô gái Digan phóng khoáng và man
dại”, sông như bản trường ca; sông như cơn lốc, sông như cô gái Di gan và nâng lên thành vẻ đẹp
cao cả: “người mẹ phù sa”
- Tác giả tăng vẻ đẹp cho dòng sông bằng nghệ thuật nhân hoá.
2. Vẻ đẹp sông Hương trước khi về kinh thành Huế:
- Hương giang như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại”
- Dòng sông mềm như tấm lụa (hình dáng)
- Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím (màu sắc)
- Trôi chậm như mặt hồ yên tĩnh (dòng chảy)
Tất cả đều đó tạo nên một vẻ đẹp trầm mặc, như triết lí như cổ thi.
Khi dòng sông chảy vào thành phố, tác giả có những phát hiện độc đáo về sông Hương.
3. Vẻ đẹp sông Hương chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố
Nó mang vẻ đẹp như chiều sâu hồn người:
Như xa lâu ngày gặp lại cố nhân kinh thành thân yêu nên sông Hương “vui tươi hẳn lên giữa
những biền bãi xanh biếc của cùng ngoại ô Kim Long”.
+ Cảm xúc như trào dâng, dòng sông chợt mềm hẳn đi, say đắm lạ thường “như tiếng vâng không
nói ra của tình yêu”

Vai trò của sách? (làm giàu có, phong phú đời sống tinh thần của con người; giúp con người sống
đẹp hơn,…).
Đọc sách như thế nào?
Gắn với ý thứ 2 và ý thứ 3, học sinh liên hệ trực tiếp với kinh nghiệm đọc sách của bản thân.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Câu 3.a: Học sinh có thể trình bày luận điểm theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần đảm bảo
nêu được các ý sau:
1. Giới thiệu về tác giả Tô Hoài và truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.
2. Giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”:
Cảm thông với số phận đau khổ, cực nhục, tăm tối của người lao động vùng cao Tây Bắc.
Phê phán các thế lực cường quyền (thực dân, chúa đất) và thần quyền đã gây ra đau khổ cho
đồng bào miền núi Tây Bắc.
Phát hiện và ngợi ca sức sống bất diệt, khát vọng tự do của người lao động.
3. Đánh giá:
Khẳng định giá trị nhân đạo độc đáo và sâu sắc của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.
Giá trị nhân đạo là hạt nhân làm nên vị trí văn học sử của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” và tầm vóc
tư tưởng của nhà văn Tô Hoài.
Câu 3.b: Học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được các ý sau:
1. Giới thiệu về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.
2. Vẻ đẹp của hình tượng sông Hương:
- Vẻ đẹp của sông Hương ở khúc thượng nguồn (trong quan hệ với dãy Trường Sơn): vẻ “phóng
khoáng và man dại” của một cô gái Di-gan. Đó là phần hoang sơ, dữ dội, đầy mê hoặc của dòng
sông.
- Vẻ đẹp của sông Hương khi ở ngoại vi thành phố (gắn với nhiều địa danh khác nhau - các địa
danh mà chỉ nhắc tới người ta đã cảm nhận biết bao tầng sâu văn hóa, văn hiến): sông Hương ở
đây mang vẻ đẹp của cội nguồn văn hóa xứ sở.
- Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy vào thành phố (theo dòng chảy địa lí và dòng chảy văn hóa).
3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng sông Hương: biện pháp nhân hóa với những liên tưởng phá
cách, độc đáo, gợi cảm; ngôn ngữ giàu có, sắc sảo, tinh tế,…
4. Việc miêu tả dòng sông với vẻ đẹp riêng, ở nhiều góc độ khác nhau thể hiện tình yêu quê


Nhờ tải bản gốc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status