KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ TÍCH LŨY HỢP CHẤT THỨ CẤP CỦA CÂY DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG (Phyllanthus amarus (Schum. et Thonn.)) NUÔI CẤY MÔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG TỰ DƯỠNG - Pdf 52

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN
MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ TÍCH LŨY
HỢP CHẤT THỨ CẤP CỦA CÂY DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG
(Phyllanthus amarus (Schum. et Thonn.)) NUÔI CẤY MÔ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG TỰ DƯỠNG

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: PHẠM MINH DUY

Niên khóa

: 2006 – 2010

Tháng 7/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

sinh thành và nuôi dưỡng tôi, luôn chăm lo, yêu thương, chia sẻ, động viên tôi và là
những người đã dẫn dắt tôi đến với lĩnh vực công nghệ sinh học này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2010
Phạm Minh Duy

i


TÓM TẮT
Hiện nay, nhu cầu về cây Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus (Schum. et
Thonn.)) đang ngày một tăng cao, dẫn đến sự cần thiết phải nghiên cứu ứng dụng vi nhân
giống quang tự dưỡng, một phương pháp tiên tiến, vào sản xuất Diệp hạ châu đắng, cùng
với khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện môi trường vật lý lên sự tăng trưởng và tích lũy
hợp chất thứ cấp ở loài cây này. Đề tài thực hiện khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố
cường độ ánh sáng, thời gian chiếu sáng, sự trao đổi khí của hộp nuôi cấy, nồng độ CO2,
nhiệt độ và ẩm độ tương đối lên sự tăng trưởng và tích lũy hợp chất thứ cấp của cây Diệp
hạ châu đắng vi nhân giống bằng phương pháp quang tự dưỡng. Trong thí nghiệm 1, cây
được nuôi cấy ở ba mức cường độ ánh sáng (80, 120 và 160 µmol m-2 s-1), hai mức thời
gian chiếu sáng (8 giờ và 16 giờ/ngày) và hai mức số lần trao đổi khí (3,97 và 5,48
lần/giờ) của hộp nuôi cấy. Trong thí nghiệm 2, cây được nuôi cấy ở hai mức nồng độ CO2
(400 µmol mol-1 và 1200 µmol mol-1). Trong thí nghiệm 3, cây được nuôi cấy dưới điều
kiện nhiệt độ cao và hai mức ẩm độ tương đối (50% và 85%). Cường độ ánh sáng, thời
gian chiếu sáng và sự trao đổi khí tăng làm cây tăng trưởng tốt hơn. Nồng độ CO2 cao
giúp cho cây tăng trưởng và tích lũy hợp chất thứ cấp tốt hơn. Ẩm độ thấp kết hợp với
điều kiện nhiệt độ cao giúp cây gia tăng nồng độ các hợp chất lignan.

ii


SUMMARY

Lời cảm ơn ............................................................................................................................ i
Tóm tắt................................................................................................................................. ii
Summary............................................................................................................................. iii
Danh sách các chữ viết tắt .................................................................................................. vi
Danh sách các bảng .......................................................................................................... viii
Danh sách các hình ............................................................................................................. ix
Chương 1 Mở đầu ................................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 1
1.2. Yêu cầu của đề tài ........................................................................................................ 2
1.3. Nội dung thực hiện ....................................................................................................... 3
Chương 2 Tổng quan tài liệu ............................................................................................... 4
2.1. Sơ lược về cây Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus (Schum. et Thonn.)) ........... 4
2.1.1. Phân loại .................................................................................................................... 4
2.1.2. Nguồn gốc và phân bố ............................................................................................... 6
2.1.3. Hình thái và sinh lý ................................................................................................... 7
2.1.4. Các nghiên cứu về cây Diệp hạ châu đắng .............................................................. 11
2.1.5. Tình hình canh tác sản xuất và thương mại ............................................................. 15
2.2. Tổng quan về phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật .......................................... 17
2.2.1. Lịch sử của nuôi cấy mô tế bào thực vật ................................................................. 17
2.2.2. Phương pháp nhân giống in vitro ............................................................................ 19
2.2.3. Nhân giống in vitro truyền thống (conventional micropropagation) ...................... 21
2.2.4. Nhân giống in vitro quang tự dưỡng (photoautotrophic micropropagation)........... 26
Chương 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu................................................................ 35
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 35
3.1.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................... 35
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................... 35
iv


3.2. Vật liệu ....................................................................................................................... 35

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
% CK: % chất khô
CĐAS: Cường độ ánh sáng
Chl: Chlorophyll
CIMAP: Central Institute of Medicinal and Aromatic Plants (viện Nghiên cứu cây Dược
Liệu và Hương Liệu (Ấn Độ))
FRLHT: Foundation for Revitalisation of Local Health Traditions (Tổ chức Bảo tồn y
dược học cổ truyền của Ấn Độ)
GTTLK: Gia tăng trọng lượng khô
GTTLT: Gia tăng trọng lượng tươi
HBsAg: Hepatitis B virus Surface Antigen (Kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B)
HBV: Hepatitis B virus (virus viêm gan B)
HIV-1: Human immunodeficiency virus type 1 (virus gây suy giảm miễn dịch ở người
tuýp 1)
IAA: Indol-3-acetic acid
MS: Murashige and Skoog (1962)
NLAS: Năng lượng ánh sáng
Pn: Net photosynthesis rate (Hiệu suất quang hợp thuần)
RuBP: Ribulose-1,5-bisphosphate
RuBisCO: Ribulose-1,5-bisphosphate carboxylase oxygenase
SA: Amonium Sulfate (đạm sulfate – (NH4)2SO4)
SD: Stomatal density (mật độ khí khổng)
SI: Stomatal index (chỉ số khí khổng)
TGCS: Thời gian chiếu sáng
TLK: Trọng lượng khô
TLT: Trọng lượng tươi
TP. Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh
V: Thể tích
vi


Bảng 4.17 Số lá/cây, chiều dài rễ, chiều cao cây và đường kính thân của cây Diệp ........ 87
Bảng 4.18 Hàm lượng chlorophyll a, b, chlorophyll a + b và tỉ lệ chlorophyll a/b .......... 89

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cây Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus (Schum. et Thonn.)) mọc ngoài .. 4
Hình 2.2 Lá cây Diệp hạ châu đắng với hoa và quả treo bên dưới lá. ................................ 6
Hình 2.3 Phân bố của cây Diệp hạ châu đắng được ghi nhận trên thế giới. ....................... 7
Hình 2.4 Đặc điểm giải phẫu học các bộ phận của cây Diệp hạ châu đắng ....................... 8
Hình 2.5 Công thức cấu tạo các lignan chính ở cây Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus ..... 10
Hình 2.6 Một số sản phẩm cây Diệp hạ châu đang được bán trên thị trường .................. 17
Hình 2.7 Các loại nắp bình nuôi cấy làm tăng khả năng trao đổi khí .............................. 31
Hình 3.1 Hộp Magenta với nắp có 2 lỗ trao đổi khí được dán màng milipore................. 37
Hình 3.2 Tủ điều khiển khí hậu Percival, có hể thống tăng cường khí CO2 .................... 38
Hình 3.3 Tủ điều khiển khí hậu Sanyo, không có hể thống tăng cường khí CO2 ............ 38
Hình 3.4 Mẫu đốt thân dùng cho thí nghiệm .................................................................... 39
Hình 4.1 Gia tăng trọng lượng tươi và khô thân lá của cây Diệp hạ châu đắng dưới ...... 54
Hình 4.2 Trọng lượng tươi và khô rễ của cây Diệp hạ châu đắng dưới ảnh hưởng ......... 55
Hình 4.3 Cây Diệp hạ châu đắng nuôi cấy trong các hộp Magenta vào ngày thứ 40....... 58
Hình 4.4 Cây Diệp hạ châu đắng nuôi cấy ở các điều kiện cường độ ánh sáng và .......... 59
Hình 4.5 Hiệu suất quang hợp thuần (Pn) của cây Diệp hạ châu đắng trong thí.............. 62
Hình 4.6 Gia tăng trọng lượng tươi và khô thân lá của cây Diệp hạ châu đắng............... 65
Hình 4.7 Trọng lượng tươi và khô rễ của cây Diệp hạ châu đắng dưới ảnh hưởng ......... 66
Hình 4.8 Cây Diệp hạ châu đắng nuôi cấy in vitro dưới các cường độ ánh sáng............. 68
Hình 4.9 Hiệu suất quang hợp thuần (Pn) của cây Diệp hạ châu đắng trong thí.............. 70
Hình 4.10 Trọng lượng tươi và khô rễ và gia tăng trọng lượng tươi và khô thân lá ........ 72
Hình 4.11 Cây Diệp hạ châu đắng nuôi cấy ở các nồng độ CO2 khác nhau ngày ........... 74

sản xuất hợp chất thứ cấp in vitro bằng cách nuôi cấy mô tế bào thực vật trong các
bioreactor. Tuy nhiên phương pháp nuôi cấy mô truyền thống sử dụng điều kiện dị
dưỡng, tỉ lệ nhiễm nấm khuẩn cao, nuôi cấy kín làm thay đổi nhiều đặc điểm sinh lý, sinh
trưởng của cây, từ đó ảnh hưởng đến sự hình thành các hợp chất thứ cấp ở các cây dược
liệu và đến sự sinh trưởng của cây khi ra vườn ươm. Do đó cần một phương pháp khác có
thể cải thiện các nhược điểm trên. Sau nhiều nghiên cứu về sinh lý và sự phát triển của
thực vật nuôi cấy in vitro, từ giữa thập niên 80, giáo sư Toyoki Kozai và các cộng sự
thuộc trường đại học Chiba, Nhật Bản đã phát triển một phương pháp nuôi cấy thực vật in
vitro mới là phương pháp nuôi cấy mô quang tự dưỡng. Phương pháp này loại bỏ các
thành phần hữu cơ trong môi trường nuôi cấy như đường và vitamin, đồng thời tăng
cường khả năng trao đổi khí của bình nuôi cấy với bên ngoài, tạo cho cây điều kiện tăng
trưởng tự dưỡng, tương tự như điều kiện ngoài tự nhiên, giảm thiểu sự thay đổi sinh lý
cũng như giúp cây thích nghi điều kiện tự nhiên tốt hơn khi đem ra vườn ươm, thích hợp
cả cho vi nhân giống cũng như sản xuất hợp chất thứ cấp in vitro từ cây dược liệu.
1


Trong số các cây dược liệu đang được nghiên cứu hiện nay, cây Diệp hạ châu đắng
(Phyllanthus amarus (Schum. et Thonn) là loài cây đang gây được nhiều sự chú ý từ giới
y học trong và ngoài nước, sau những phát hiện về các đặc tính quý giá của nó, đặc biệt là
khả năng ức chế virus của một số hợp chất thứ cấp trong cây. Đây là loài cây mọc hoang
dại khá phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên việc sản xuất trên đồng ruộng gặp nhiều khó khăn
do thời tiết, mùa vụ, sâu bệnh và một số yếu tố khác, dẫn đến việc số lượng hợp chất thứ
cấp sản xuất được không nhiều và không ổn định, chủ yếu là được sản xuất dưới dạng cây
thành phẩm thô. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm cải thiện phương pháp sản
xuất, nhân giống và nâng cao hàm lượng hợp chất thứ cấp của cây Diệp hạ châu đắng trên
đồng ruộng.
Nhằm góp phần vào việc nghiên cứu vi nhân giống và chiết xuất hợp chất thứ cấp từ
các cây dược liệu in vitro tại Việt Nam, đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của một số điều kiện
môi trường lên sự tăng trưởng và tích lũy hợp chất thứ cấp của cây Diệp hạ châu đắng

3


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược về cây Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus (Schum. et Thonn.))
2.1.1. Phân loại
Giới

Plantae

Ngành

Magnoliophyta

Lớp

Magnoliopsida

Bộ

Malpighiales

Họ

Phyllanthaceae

Chi

Phyllanthus



-

Tiếng Tây Ban Nha: Chanca Piedra, Erva pombinha, Herva pombinha, Malvapedra, Pombinha

-

Tiếng Brazil: Quebra-pedra, Arranca pedras, Phyllanto

-

Tiếng Ấn Độ: Bhoomi amalaki, Bhui amla, Bhumyamalaki, Bhuianvalah, Jaramla, Kizha nelli

-

Tiếng West Indies (vùng Caribbean): Cane peas senna, En bas, Quinine weeb

-

Tiếng Thái Lan: Ya-tai-bai

-

Tiếng Philippines: Yerba de san pablo, Sampa-sampalukan

Ở Việt Nam, loài cây này được biết đến dưới tên Diệp hạ châu đắng, Chó đẻ thân
xanh, Cam kiềm đắng, Cỏ trân châu, Rút đất, Diệp hòa thái, v.v.

5


Hình 2.3 Phân bố của cây Diệp hạ châu đắng được ghi nhận trên thế giới.
(Holm và ctv., 1997)

2.1.3. Hình thái và sinh lý
2.1.3.1. Hình thái
• Đặc điểm bên ngoài
Cây Diệp hạ châu đắng cao từ 10 – 60 cm, thân thẳng; gốc thon tròn, phần non thô
ráp; lá bao dài 1,5 – 1,9 mm, hình tam giác mũi nhọn; lá 3 – 11 x 1,5 – 6 mm, hình elipse
hay hình trứng, đỉnh lá tù hay hơi nhọn, gốc lá tù hay hơi không đều; hoa mọc ở nách lá,
khoảng 2 – 3 nách lá có hoa đực đơn tính và các nách sau đều mang cụm hoa lưỡng tính;
hoa đực: cuống dài 1 mm, 5 lá đài, gần bằng nhau, 0,7 x 0,3 mm, hình chữ nhật, elipse,
đỉnh nhọn, trong suốt với gân không phân nhánh, 3 nhị, tua nhị hợp sinh; hoa cái: cuống
dài 0,8 – 1 mm, 5 lá đài, 0,6 x 0,25 mm, hình trứng, hình chữ nhật, đỉnh nhọn, 3 nhụy,
mọc tự do, hơi nứt đôi ở đỉnh; vỏ quả đường kính 1,8 mm, hình khối elipse và tròn, hạt
dài khoảng 0,9 mm, hình tam giác với 6 – 7 gân dọc và nhiều đường sọc ngang ở phía
sau. (Bagchi và ctv., 1992)

7


• Đặc điểm giải phẫu học

a

c

b
T
ST


Gốc thân (Hình 2.4E): Tế bào ngoại bì và một vài tế bào vỏ chứa tannin, vỏ dày
khoảng 15 tế bào, một số chứa tinh thể calcium oxalate, vỏ trong chứa nhiều nhóm 7 – 10
tế bào vách dày, ngăn cách bởi các tế bào nhu mô. Ở phía ngoài của nhóm tế bào vách
dày này, có một lớp tế bào nhu mô chứa hạt tinh bột. Mạch libe: dày 7 – 10 tế bào, vách
mỏng, không chứa gì. Mạch gỗ đường kính 16 – 54 μm, tế bào ruột vách mỏng, có thể
chứa một vài tinh thể.
Rễ (Hình 2.4F): Tế bào hóa bần dày 6 – 8 tế bào, chứa tannin màu nâu sậm, vỏ dày
10 – 15 tế bào, một số chứa tannin và một số chứa tinh bột, mạch libe dày 4 – 6 tế bào,
mạch gỗ đường kính 12 – 53 μm (Bagchi và ctv., 1992).
2.1.3.2. Sinh lý - sinh trưởng
Cây Diệp hạ châu đắng là cây C3, bộ nhiễm sắc thể 2n = 26. Cây Diệp hạ châu đắng
là loài thân thảo, sống hằng năm, sinh sản bằng hạt. Cây mọc ở vùng đồng trống, đất
hoang, đồng cỏ nhiều bụi rậm, đất cát ẩm và rừng khô rụng lá, độ cao từ mực nước biển
cho đến 1800 m cách mặt biển. Đất trồng cây Diệp hạ châu đắng cần nhiều calcium, pH
đất kiềm khoảng 8. Đây là loài cây ưa sáng, mọc tốt dưới ánh sáng mặt trời toàn phần
hoặc bị che bóng một phần. Nhiệt độ thích hợp từ 25oC đến 40oC. Hạt cần ánh sáng để
nảy mầm, tuy nhiên tỉ lệ nảy mầm thường dưới 50%. Lá mở đầu tiên xuất hiện 3 – 4 ngày
sau khi nảy mầm, bắt đầu trổ hoa vào ngày 18, ra quả vào ngày 38 và bắt đầu hóa già vào
khoảng 86 ngày sau khi nảy mầm. (Holm và ctv., 1997; Schmelzer và Gurib-Fakim,
2008)

9


2.1.3.3. Thành phần các hợp chất thứ cấp của cây Diệp hạ châu đắng
Nhiều hợp chất thứ cấp đã được ly trích và phân tích từ Phyllanthus amarus (Schum.
et Thonn.). Theo tổng kết của Schmelzer và Gurib-Fakim (2008), các hợp chất thứ cấp đã
được ly trích từ cây Diệp hạ châu đắng cho đến nay bao gồm các nhóm chính:
• Lignan: Phyllanthin, hypophyllanthin, niranthin, nirtetralin và phyltetralin
• Tannin: Amariin, gallocatechin, corilagin, 1,6-digalloylglucopyranoside

hợp chất khác như alkaloid và phenol trong cây Diệp hạ châu đắng, vì các hợp chất trên
cũng được tìm thấy có khả năng bảo vệ gan (Joshi và Priya, 2007).
Tỉ lệ và nồng độ các thành phần trong cây Diệp hạ châu đắng có thể thay đổi rất
nhiều tùy theo bộ phận của cây (lá cây Diệp hạ châu đắng chứa nhiều phyllanthin và
hypophyllanthin nhất so với các bộ phận khác của cây (Sharma và ctv., 2007) và theo
điều kiện ngoại cảnh như độ cao (Khan và ctv., 2010), nhiệt độ, ẩm độ (Nguyễn Như
Hiến và Nguyễn Thị Quỳnh, 2010), ánh sáng, v.v. Việc xác định các điều kiện tối ưu cho
sự tạo thành các hợp chất thứ cấp mong muốn là điều kiện tiên quyết cho việc sản xuất
hợp chất thứ cấp từ loài cây dược liệu này một cách hiệu quả.
2.1.4. Các nghiên cứu về cây Diệp hạ châu đắng
2.1.4.1. Các nghiên cứu về công dụng của cây Diệp hạ châu đắng trên thế giới
Cây Diệp hạ châu đắng có một lịch sử lâu đời được sử dụng bởi cư dân địa phương
các vùng Trung-Nam Mỹ, Ấn Độ, Nam Phi và Đông Nam Á như một bài thuốc cổ truyền
để chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Loài cây này chủ yếu được sử dụng dưới dạng dịch
chiết, thuốc sắc để chữa các loại bệnh về đường tiểu như sỏi thận và sỏi bàng quang; chữa
một số bệnh do virus như viêm gan, cảm cúm, lao; chữa các bệnh và rối loạn về gan như
hoàng đản và ung thư gan; và chữa nhiễm trùng như viêm bàng quang, viêm tuyến tiền
liệt, các bệnh hoa liễu và nhiễm trùng đường tiểu. Ở một số nơi nó còn được dùng để
chữa tiểu đường, cao huyết áp, đau bao tử và một số bệnh khác. Lịch sử sử dụng lâu đời
của loài cây này đã khẳng định tính an toàn của nó để dùng làm một loài dược liệu.
Tuy nhiên phải đến thế kỷ XX cây Diệp hạ châu đắng mới được đưa vào nghiên
cứu trong y khoa. Các nghiên cứu đầu tiên hầu hết chỉ dừng ở mức ghi nhận các công
dụng và tổng hợp lại các số liệu về hiệu quả của cây Diệp hạ châu đắng. Thí nghiệm đầu
tiên về cây Diệp hạ châu đắng được thực hiện trên chó bởi Kitisin vào năm 1952 đã cho

11


thấy công dụng lợi tiểu, hạ huyết áp và giãn cơ của cây Diệp hạ châu đắng. Nhiều nghiên
cứu sau đó trên các đối tượng khác nhau (chuột, người) đã khẳng định khả năng chống

Cây Diệp hạ châu đắng còn có khả năng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh. Trong
một nghiên cứu vào năm 2006, Ekwenye và Njoku đã cho thấy dịch chiết cây Diệp hạ
châu đắng trong ethanol, nước nóng và nước lạnh đều có khả năng ức chế ba loại vi
khuẩn E. coli, Staphylococcus aureus và Salmonella Typhi ở các mức độ khác nhau.
Cây Diệp hạ châu đắng cũng được ghi nhận nhờ khả năng chống ung thư của nó.
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định cây Diệp hạ châu đắng có khả năng ngăn chặn sự đột
biến và bảo vệ tế bào khỏi các yếu tố gây ung thư như hóa chất, kim loại nặng hoặc bức
xạ (Dhir và ctv., 1990; Agarwal và ctv., 1992; Devi, 2000; Raphael, 2002;
Sripanidkulchai và ctv., 2002). Một số nghiên cứu cho thấy cây Diệp hạ châu đắng ức chế
khả năng phát triển và nhân đôi của tế bào ung thư thông qua ức chế một số enzyme hơn
là tác động trực tiếp để giết chết tế bào ung thư (Rajeshkumar, 2002).
Tuy nhiên, công dụng gây được sự chú ý nhiều nhất của cộng đồng khoa học đối với
cây Diệp hạ châu đắng hiện nay là khả năng ức chế virus, và được nghiên cứu nhiều nhất
cho đến nay là khả năng chống virus viêm gan B (HBV). Cây Diệp hạ châu đắng đã được
sử dụng từ lâu để chữa viêm gan và cúm, tuy nhiên cho đến năm 1982, công dụng chống
HBV của cây Diệp hạ châu đắng mới được khẳng định trong nghiên cứu thực hiện bởi
Thyagarajan và ctv.. Kể từ đó, khá nhiều các nghiên cứu đã được thực hiện cả trong in
vitro và trên in vivo về tác dụng của loài cây này lên HBV. Nghiên cứu của
Venkateswaran và ctv. (1987) trên chuột chũi (Marmota monax) đã cho thấy tác dụng ức
chế rõ rệt của cây Diệp hạ châu đắng lên kháng nguyên bề mặt HBsAg và WHsAg, cũng
như enzyme WHV DNAp cả trong in vitro và in vivo. Nghiên cứu lặp lại của Thyagarajan
và ctv. trên người (1988) cũng cho thấy hiệu quả rõ rệt của cây Diệp hạ châu đắng trong
việc ức chế HBV. Các kết quả đã khẳng định cây Diệp hạ châu đắng ngăn chặn HBV chủ
yếu thông qua ức chế khả năng gắn kết của kháng nguyên bề mặt HBsAg. Ngoài HBV,
cây Diệp hạ châu đắng cũng được nghiên cứu về khả năng chống một số loại virus khác.
Năm 1992, nhóm nghiên cứu của Ogata đã ly trích được hoạt chất repandusinic acid A
monosodium salt từ cây Diệp hạ châu đắng và khẳng định khả năng ức chế của nó đối với
HIV-1 reverse transcriptase. Những nghiên cứu khác về khả năng ức chế virus của cây
Diệp hạ châu đắng vẫn đang tiếp tục được tiến hành.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status