Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng cây dẻ đỏ (lithocarpus ducampii a camus) tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ - Pdf 53

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

NGUYỄN THỊ VINH
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÔNG THỨC BÓN PHÂN ĐẾN
SINH TRƯỞNG CÂY DẺ ĐỎ (LITHOCARPUS DUCAMPII A.CAMUS) TẠI
HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm kết hợp

Lớp

: K46 NLKH

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 – 2018


K46 (2014 - 2018) tại Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. Được sự
nhất trí của Nhà trường và Khoa lâm nghiệp, tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp với
đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng
cây Dẻ đỏ (Lithocarpus Ducampii A.Camus) tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú
Thọ”.
Để có được kết quả đó, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến
TS. Đặng Thị Thu Hà là người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, cung
cấp thông tin bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn tới: Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp
– Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên, thư viện Trường Đại học
Nông Lâm, Ban Giám đốc và cán bộ nhân viên Trung tâm Khoa học Lâm ngiệp
vùng Trung Tâm Bắc Bộ, cùng bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện,
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Mặc dù đã cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng do kiến thức, kinh
nghiệm của bản thân và điều kiện về thời gian cũng như tư liệu tham khảo còn hạn
chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận
được những ý kiến đóng góp chỉ bảo của thầy, cô giáo, bạn bè và người thân để
khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng

năm 2018

Tác giả

Nguyễn Thị Vinh


iii


iii

2.3.1.5. Hệ thực vật rừng.................................................................................... 11
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 12
2.3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động ................................................................... 12
2.3.2.2. Thực trạng kinh tế và tình hình sản xuất kinh doanh................................ 12
2.3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng ........................................................................ 15
2.3.3. Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn .................................................. 17
2.3.3.1. Thuận lợi .............................................................................................. 17
2.3.3.2. Khó khăn .............................................................................................. 17
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................. 18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 18
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 18
3.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của cây Dẻ đỏ tại huyện Đoan Hùng,
tỉnh Phú Thọ...................................................................................................... 18
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng đường kính, chiều cao
của cây Dẻ đỏ 7 tháng tuổi tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. ..........................

18
3.3.2. Đề xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Dẻ đỏ tại huyện Đoan Hùng, tỉnh
Phú Thọ. ........................................................................................................... 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 18
3.4.1. Lịch sử trồng rừng cây Dẻ đỏ .........................................................................18
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu chung ................................................................ 18
3.4.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ngoài hiện trường ............................ 19
3.4.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu. .................................................... 22

5.2. Kiến nghị .................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 36


4iv

DANH MỤC VIẾT TẮT

S V
T ết
T tắ
1 Ti
ến
2 Ô
tiê
3 OD
Ô
dạ
4 Đ
ư
5 Đ
ư
6 C
hi
7 S

8 Sa
i
9 T
ốt

Bảng 4.6. Thành phần loài cây bụi, thảm tươi nơi Dẻ đỏ sinh sống .........................31


66


77

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng và đất rừng Việt Nam chiếm khoảng 2/3 tổng diện tích tự nhiên của đất
nước, có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, cũng như đối với
hệ sinh thái rừng. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ
chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hòa khí
hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì
tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất,
làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên tai, bảo vệ nguồn nước mặt và nước
ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước. Rừng là một trong những
nguồn tài nguyên quan trọng và là cơ hội tạo việc làm cho nhiều người thuộc nhiều
dân tộc khác nhau. Nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ phục hồi và phát triển rừng,
trong những năm qua Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, đầu tư
thực hiện nhiều chương trình, dự án, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó phát
triển lâm nghiệp đã được quan tâm tâm chú trọng hơn như đầu tư thực hiện Chương
trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng...
Do nhu cầu sử dụng gỗ, các sản phẩm được chế biến từ gỗ của con người
ngày càng tăng, và nguồn nguyên liệu từ gỗ để cung cấp cho các nhà máy chế biến
cũng không thể thiếu. Từ gỗ, người ta có thể tạo ra nhiều sản phẩm và vật dụng
phục vụ cho sinh hoạt của con người nhờ những công nghệ hiện đại mới hiện nay.
Chính vì những nhu cầu sử dụng gỗ và các sản phẩm từ gỗ mà các nhà lâm nghiệp

1.2. Mục đích nghiên cứu
1.2.1. Về lý luận
-Nghiên cứu một số ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng
của cây Dẻ đỏ tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
1.2.2. Về thực tiễn
-Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh đối với cây Dẻ đỏ tại huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú thọ.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Về lý luận
- Xác định được một số ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh
trưởng của cây Dẻ đỏ tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.


33

1.3.2. Về thực tiễn
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh đối với cây Dẻ đỏ tại huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
1.4. Ý nghĩa đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Qua quá trình thực hiện đề tài tạo cơ hội tiếp cận phương pháp nghiên cứu
khoa học, giải quyết vấn đề khoa học ngoài thực tiễn.
- Làm quen với một số phương pháp đã được sử dụng trong nghiên cứu đề tài
cụ thể.
- Học tập và hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật trong thực tiễn tại địa
bàn nghiên cứu.
- Giúp cho sinh viên kiểm chứng lại những kiến thức lý thuyết đã học, biết
vận dụng kiến thức vào thực tế, và có thể tích lũy những kiến thức quý giá phục vụ
cho quá trình nghiên cứu trong tương lai.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn

Hiện nay, trên thế giới hầu như chưa có nghiên cứu nào về cây Dẻ đỏ mặc dù
họ Dẻ đã được các nhà khoa học nghiên cứu tương đối nhiều. Loài Lithocarpus
ducampii (Hickel & A.Camus) A. Camus đã được công nhận là tên chính thức của
một loài trong họ Fagaceae [14] và có tên đồng nghĩa là Pasania ducampii Hickel
& A. Camus[15.16].
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về cây Dẻ đỏ ở Việt Nam không
nhiều, một số tác giả đã nghiên cứu những vấn đề có thể tóm tắt dưới đây:
*Nghiên cứu về cây Dẻ đỏ
Ở Việt Nam gỗ Dẻ đỏ có giá trị kinh tế cao, là loài cây được chọn cho trồng
rừng phòng hộ, vì vậy trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu cho
loài cây này ở các góc độ khác nhau.


- Đặc điểm hình thái:
Dẻ đỏ là cây gỗ lớn, đường kính ngang ngực 50 - 60cm, cao tới 30m, thân
thẳng, có bạnh vè; vỏ màu nâu xám, nứt dọc sâu; tuỷ tuyến nổi rõ rệt. Lá đơn, mọc
cách, có lá kèm sớm rụng; lá hình ngọn giáo, cuống lá dài 1cm; gân lá nổi rõ ở mặt
dưới, mặt trên có lông hình sao màu gỉ sắt. Hoa tự bông đuôi sóc, đơn tính. Hoa
đực có 10 - 12 nhị, chỉ nhị dài và mảnh. Hoa cái mọc thành từng cụm, mỗi cụm có 2
- 5 hoa. Mùa hoa tháng 5 - 7. Đấu quả không có cuống mọc thành cụm 3 chiếc một,
mang nhiều vẩy nhọn, quả cao 1,5 - 2cm, đường kính 1 - 1,5cm. Mùa quả tháng 1112 (Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên, 2000) [1].
- Đặc điểm sinh thái:
Dẻ đỏ là cây lá rộng, thường xanh phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng núi phía
Bắc, ít phân bố tự nhiên ở các tỉnh phía Nam. Trong rừng, nó thường mọc với các
loài như Lim xanh, Sến, Táu, Kháo, Trám, Ràng ràng và một số cây họ Dẻ khác
như Dẻ gai, Dẻ cau, Dẻ bộp. Trong vùng phân bố cây Dẻ đỏ có thể sống và sinh
trưởng ở nhiều loại đất, thích hợp nhất là đất Feralit vàng đỏ hoặc đỏ vàng phát
triển trên đá macma axít hoặc trên phiến thạch sét, phấn sa. [10]
Thích hợp với khí hậu ẩm nhiệt đới mưa mùa, lượng mưa bình quân 1.5002.500 mm/năm, nhiệt độ bình quân 22 - 27oC. Thường thấy ở những nơi có độ cao

- Khi cây cao được 10 cm thì tưới thúc phân NPK (5.10.3). Sau đó 10 - 15
ngày thì tưới 1 lần tùy theo mức độ sinh trưởng của cây.
Kết quảnghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp bảo quản hạt giống đến tỷ lệ
nảy mầm của hạt Dẻ đỏ bằng 2 phương pháp:
+ Bảo quản ẩm: tỷ lệ nảy mầm 52,2%.
+ Bảo quản lạnh (5oC): tỷ lệ nảy mầm 25,6 %.
Như vậy, sau khi bảo quản tỷ lệ nảy mầm của hạt giảm đi đáng kể, hạt giống
Dẻ đỏ sau khi thu hái nên đem gieo ươm ngay để bảo đảm tỷ lệ nảy mầm cao. (Theo
báo cáo kết quả thực hiện Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2015 Trung tâm Khoa học vùng Trung tâm Bắc Bộ) [11].
Những nghiên cứu khác về kỹ thuật gieo ươm Dẻ đỏ cũng cho thấy, Dẻ đỏ
lúc nhỏ cần che bóng nhẹ (Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên, 2000) [1]. Mức độ che


sáng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống cũng như sinh trưởng của Dẻ đỏ
trong giai đoạn vườn ươm và chế độ che sáng thích hợp cho cây con Dẻ đỏ: giai
đoạn 0 - 1 tuổi thì che 75% ánh sáng trực xạ là tốt nhất, giai đoạn 1 - 2 tuổi thì che
50% ánh sáng trực xạ là tốt nhất (Hà Thị Hiền, 2008)
[5].
Hà Thị Mừng (2009) [8] khi nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng N, P, K
đến khả năng sinh trưởng của Dẻ đỏ ở các độ tuổi khác nhau cho thấy: giai đoạn 1
tuổi lượng N, P, K thích hợp nhất là 57,3 mgN/kg bầu đất + 76,33 mgP2O5/kg bầu
đất + 34,4 mgK2O/kg bầu đất; giai đoạn 2 tuổi lượng N, P, K thích hợp nhất là 76,3
mgN/kg bầu đất + 114,5 mgP2O5/kg bầu đất + 45,8 mgK2O/kg bầu đất.
Khi dùng phân chuồng và phân NPK để nghiên cứu ảnh hưởng của thành
phần ruột bầu đến sinh trường của cây con Dẻ đỏ trong giai đoạn vườn ươm cho
thấy: Sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao vút ngọn bình quân ở công thức 88%
đất tầng B + 2% phân NPK + 10% phân chuồng hoai là lớn nhất đạt Do = 0,39 cm,
Hvn = 33,51 cm. Tại công thức 100% đất tầng B có sinh trưởng đường kính gốc,
chiều cao vút ngọn bình quân thấp nhất đạt Do = 0,28 cm, Hvn = 25,2 cm. Qua 2 giai
đoạn 6 tháng tuổi và giai đoạn 9 tháng tuổi: mức tăng bình quân về sinh trưởng

các loài cây bản địa Kháo vàng, Re gừng, Sồi phảng, Xoan đào thì Dẻ đỏ đều có
sinh trưởng cao hơn hoặc bằng các loài cây còn lại. Kết quả bước đầu cho thấy tất
cả các loài trong các mô hình có sinh trưởng tương đương nhau, không có loài nào
bị chèn ép không phát triển được, cả 5 loài đều có sinh trưởng nhanh và tương đối
ổn định.
Trong chương trình 327, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm lâm sinh Cầu
Hai đã sử dụng Trám trắng, Re gừng, Dẻ đỏ, Sồi phảng, Lim xanh, Lát hoa, Đinh
vàng để xây dựng các mô hình thực nghiệm và thu được các kết quả khả quan.
Ngoại trừ các loài Lát hoa, Đinh vàng sinh trưởng kém do không thích hợp với thổ
nhưỡng còn lại các loài khác đều sinh trưởng tốt, có thể bổ sung vào cơ cấu cây
trồng rừng ở các vùng các địa phương có điều kiện lập địa tương tự.
Trên cơ sở tổng hợp các kỹ thuật về gây trồng, Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam (2010) [13] đã xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Dẻ
đỏ với nội dung chính như sau:
- Dẻ đỏ có thể gây trồng ở các tỉnh miền Bắc những nơi có lượng mưa từ
1.500 - 2.500 mm/năm, nhiệt độ bình quân 22 - 27oC. Thích hợp nhất là đất Feralit
vàng đỏ hoặc đỏ vàng phát triển trên đá macma axit hoặc trên phiến sét, phấn sa.


- Trồng thuần loài Dẻ đỏ, mật độ thích hợp là 1.100 cây/ha (cự ly 3 x 3 m),
có thể trồng mật độ 1.330 cây/ha hoặc 1.660 cây/ha. Rừng trồng cần chăm sóc 3 - 4
năm.
- Dẻ đỏ có thể trồng hỗn giao với nhiều loài cây bản địa (Kháo vàng, Re
gừng, Dẻ cau, Lim xanh, Xoan đào, Sồi phảng,...).
- Dẻ đỏ còn được trồng làm giàu rừng tự nhiên nghèo kiệt hoặc cải tạo rừng
phòng hộ kém hiệu quả.
Các kết quả nghiên cứu đã đưa ra được hướng dẫn kỹ thuật gây trồng Dẻ đỏ
tương đối đầy đủ và phần nào đã đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật gây trồng Dẻ đỏ.
Mặc dù vậy, vấn đề đặt ra cần thiết phải giải quyết để nâng cao năng suất rừng trồng
là chưa chọn được giống để xây dựng rừng giống, vườn giống cung cấp giống đảm

Nhìn chung, cả hai kiểu địa hình đều thích hợp cho trồng rừng và phát triển cây
công nghiệp dài ngày.
2.3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
Nền địa chất của khu vực nghiên cứu tương đối đơn giản, chủ yếu là các loại
đá trầm tích và đá biến chất tạo ra đất feralit vàng đỏ hay đỏ vàng phát triển trên đá
phiến thạch Mica, phiến thạch sét và Gnai. Tầng phong hóa khá dày (trên 2m).
Ngoài ra, ở khu vực còn có các dạng đất trung gian, đất dốc tụ.
Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ xốp lớp đất mặt cao,
khả năng thấm nước và giữ nước tốt, độ pH từ 3,9 - 5,4, hàm lượng chất hữu cơ
tương đối cao.
2.3.1.4. Khí hậu, thủy văn
 Khí hậu
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng Phú Thọ cho thấy, Đoan Hùng
mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa
đông khô hanh kéo dài, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều.
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình năm 23,1ºC.
+ Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tháng lạnh nhất là tháng 12.
+ Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, tháng nóng nhất vào tháng 7, nhiệt độ
trung bình 28ºC, nhiệt độ cao nhất 41ºC.
- Lượng mưa:


+ Lượng mưa trung bình năm: 1.878 mm, mưa tập trung nhiều nhất vào các
tháng 7, 8, 9. Tháng cao nhất là tháng 8 (trung bình 322 mm), tháng thấp nhất là
tháng 1 (trung bình 31 mm).
+ Độ ẩm không khí trung bình năm 85%, cao nhất là tháng 3: 92%, thấp nhất
là tháng 12: 77%.
- Chế độ gió:
+ Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió thổi

lâm phần đang ở trong trạng thái rừng IIIa1, IIIa2, IIa, IIb đang được khoanh nuôi
bảo vệ.
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên ngành, khả năng phục hồi tự nhiên ở
đây có triển vọng nếu tiếp tục đi theo con đường xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp
cùng với tái sinh nhân tạo với các kỹ thuật lâm sinh phù hợp.
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động
Theo số liệu niên giám thống kê đến tháng 12 năm 2014, dân số vùng là
107.754 người, trong đó dân số nông ngiệp: 101.247 người, dân số thành thị: 6.507
người.
Mật độ dân số trung bình 354 người/km2. Dân số phân bố không đều, tập
trung ở các thị trấn, các xã vùng đồng bằng, trong khi đó các xã vùng cao có mật độ
dân số tương đối thấp.
Đoan Hùng chủ yếu là người Kinh, ngoài ra còn có dân tộc Cao Lan, Sán
chí, Mường, Tày, Thái chiếm tỷ lệ nhỏ.
- Lao động
Tổng số lao động đang làm việc có 58.100 người, chiếm 51,2% tổng dân số.
Trong đó lao động đang làm việc đã qua đào tạo ở mức trung bình của tỉnh Phú
Thọ, chiếm 17,7%.
2.3.2.2. Thực trạng kinh tế và tình hình sản xuất kinh doanh
a. Đặc điểm chung nền kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế: những năm gần đây nền kinh tế của huyện đã có sự
chuyển biến tích cực, xuất hiện những mô hình tốt tạo đà tiếp tục đổi mới và phát
triển đồng loạt các ngành nghề trong huyện.


- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: trong những năm qua, Đoan Hùng đã có sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng kinh tế nông lâm
nghiệp, tăng nhanh kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Nhìn chung, sự chuyển biến còn

sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả
mọi lĩnh vực: trồng rừng, bảo vệ rừng, giao đất giao rừng, khai thác, chế biến lâm
sản... đã đem lại hiệu quả phát triển kinh tế trên địa bàn. Thông qua các dự án 327,
661, ... đã đưa diện tích rừng trồng tăng lên đáng kể, góp phần nâng độ che phủ của
rừng trên địa bàn huyện đạt 42,9%. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất lâm nghiệp
của huyện vẫn còn bộc lộ một số tồn tại đó là: quy mô sản xuất vẫn còn manh mún,
lạc hậu, chưa áp dụng công nghệ cao vào trong công tác chế biến và khai thác lâm
sản gây lãng phí nguyên liệu và chất lượng sản phẩm không cao.
Đoan Hùng có nhiều thuận lợi trong việc phát triển ngành công nghiệp giấy,
hơn nữa lại nằm trong vùng thuận lợi trong việc giao thương kinh tế giữa các vùng
nhờ có các đường giao thông quan trọng đi qua: Quốc lộ 2, đường sông...
Ngành chế biến lâm sản trên địa bàn những năm gần đây có những bước phát
triển mạnh mẽ nhưng chủ yếu về mặt số lượng còn chất lượng và công nghệ phần
nào vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay của xã hội. Trên địa bàn
huyện Đoan Hùng có hơn 143 cơ sở chế biến, trong đó xưởng mộc gia dụng là 25,
đóng đồ gia đụng là 02 xưởng, sản xuất đũa là 03 xưởng và 113 xưởng xẻ. Nhìn
chung các xưởng chế biến đầu có công suất nhỏ, máy móc công nghệ lạc hậu, sản
phẩm làm ra còn kém cạnh tranh trên thị trường, hoạt động chế biến không ổn định.
 Ngành công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:
Ngành công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện còn phát triển
chậm. Công nghiệp khai khoáng mới chỉ dừng lại ở mức khai thác nguyên liệu thô,
sơ chế chưa chế biến. Ngoài ra, còn một số ngành nghề như sản xuất vật liệu xây
dựng, đồ mộc, sửa chữa cơ khí nhỏ, chế biến nông sản đã được phát triển và mở
rộng đến các xã. Sản xuất cơ khí bước đầu được hình thành trong lĩnh vực chế biến
chè, gỗ,... góp phần phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động
trong các khu dân cư. Giá trị sản xuất công nghệ - tiểu thủ công nghiệp chiếm 34%
giá trị nền kinh tế.


 Ngành thương mại - Du lịch:



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status