TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - Pdf 67

TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU
DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại
Lịch sử ngân hàng thương mại được hình thành cùng với nền sản
xuất hàng hóa. Sự phát triển hàng hóa chính là tiền đề cho sự phát
triển, hình thành của ngân hàng. Nghiệp vụ đầu tiên của nghề ngân
hàng chính là nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền. Người làm nghề đổi tiền
thường là người giàu, trước đó có thể làm nghề cho vay nặng lãi. Họ
thường có két tốt để cất trữ đảm bảo an toàn. Do yêu cầu của các lãnh
chúa, các nhà buôn … nhiều người làm nghề đổi tiền kiêm luôn cả
nghiệp vụ cất trữ hộ. Viếc cất trữ hộ của nhiều người làm tăng khoản
thu nhập, tăng các loại tiền, thúc đẩy sự thanh toán không dùng tiền
mặt. Do việc thanh toán này có những ưu điểm như: giảm thiểu mất
cắp, không phải mang vác nhiều … nên đã thu hút được các thuơng gia
gửi tiền nhiều hơn. Trong hoạt động thực tiễn, những người cất trữ tiền
nhận thường xuyên có người gửi tiền vào và có người rút tiền ra, song
tất cả không cùng một lúc nên tạo dư thừa trong két. Trong khi đó có
một bộ phận người thiếu tiền muốn vay. Chính vì thế các nhà buôn này
đã sử dụng số tiền dư trong két đó cho vay. Việc cho vay đã mang lại lợi
nhuận lớn cho các ông chủ. Do vậy các ông chủ đều tìm cách thu hút
tiền gửi để cho vay bằng cách trả lãi cho người gửi tiền. Hoạt động này
làm thay đổi cơ bản hoạt động của nhà buôn tiền. Từ kẻ cho vay nặng
lãi trở thành nhà buôn tiền và là Ngân hàng. Vậy Ngân hàng được hiểu
như thế nào?
Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các
dịch vụ tài chính đa dạnh nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiêm, dịch vụ
thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ
một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
a. Hoạt động huy động vốn

những tài sản có tính lỏng cao.
Hoạt động đầu tư: Ngân hàng có thể tham gia vào các hoạt động
đầu tư trên thị trường chứng khoán, góp vốn liên doanh liên kết nhằm
sinh lợi và phân tán rủi ro.
Hoạt động tín dụng: Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất
ở phần lớn các ngân hàng thương mại, phản ánh hoạt động đặc trưng
của ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống và chủ
yếu tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động này bao gồm:
- Cho vay: là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết
khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định.
Cho vay là tài sản lớn nhất trong khoản mục tín dụng. cho vay thường
được định lượng theo hai chỉ tiêu là doanh số cho vay và dư nợ cuối kỳ.
Hoạt động cho vay đem lại một tỷ lệ sinh lời cao nhất nhưng đồng thời
cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Các loại hình cho vay bao gồm cho vay thương mại, cho vay tiêu
dùng và tài trợ cho dự án. Để đảm bảo cho khoản vay của ngân hàng
sinh lãi và an toàn thì khi cho vay Ngân hàng cần tuân thủ theo đúng
các nguyên tắc tín dụng. Đó là:
Thứ nhất, khách hàng phải sử dụng món vay đúng mục đích. Mục
đích này được ngân hàng xem xét trước khi cho vay để đảm bảo tính an
toàn của vốn và khả năng thu lãi khách hàng. Ngân hàng không cho vay
vốn để sử dụng vào mục đích kinh doanh pháp luật cấm. Khách hàng
phải có mục đích rõ rang và có tính khả thi, tức vốn đó khách hàng sử
dụng vào kinh doanh phải tạo ra lợi nhuận và có khả năng trả nợ ngân
hàng. Sau khi nhận vốn vay, ngân hàng cần đảm bảo khách hàng phải
sử dụng đúng mục đích đã cam kết tránh tình trạng khách hàng sử dụng
sai mục đích.
Thứ hai, khách hàng phải trả gốc và lãi theo đúng hạn quy định.
Đây là nguyên tắc rất quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của
một ngân hàng. Nguồn mà ngân hàng có được để tiến hành cho khách

trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng
khác…
c. Hoạt động dịch vụ khác
Ngoài các hoạt động chủ yếu trên, ngân hàng còn cung cấp một số
các loại hình dịch vụ như Dịch vụ mua bán ngoại tệ, Dịch vụ bảo quản
vật có giá, cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn, cung cấp dịch vụ môi giới
và đàu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ bảo hiểm,cung cấp các dịch
vụ đại lý… Thông qua các dịch vụ này ngân hàng sẽ có một khoản lợi
nhuận nhờ việc thu phí dịch vụ của khách hàng.Ngày nay, bên cạnh các
hoạt động truyền thống, những loại hình dịch vụ này đang dần chiếm tỷ
trọng lớn, và được chú trọng trong hoạt động của ngân hàng.
1.2. Cho vay tiêu dùng tại NHTM
1.2.1. Khái niệm và đặc diểm cho vay tiêu dùng(CVTD)
Tiêu dùng là nhu cần thiết yếu của con người. Xuất phát từ nhu cầu
của người tiêu dùng là thiếu nguồn tài trợ cho nhu cầu tài chính của
mình, đặc biệt cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhu cầu tiêu dùng
của họ cũng nhiều hơn, tăng lên theo thời gian. Nắm bắt được đặc tính
đó, hàng loạt các dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng đã được ra
đời. Nguồn gốc của CVTD được bắt đầu từ các hãng bán lẻ với hình
thức chủ yếu là bán trả góp. Một số hãng phải vay ngân hàng để bù
đắp vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh. Các ngân hàng CVTD giúp
cá nhân có thể mua được tài sản như: nhà cửa, phương tiện đi lại,
phương tiện vận chuyển …giúp cuộc sống cuộc họ ngày càng tốt hơn.
CVTD được các ngân hàng triển khai khá sớm, và cho đến nay cũng đạt
được những thành tựu nhất định cả về quy mô và chất lượng. Và với
đặc tính là sản phẩm hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của xã hội,
CVTD là một trong những sản phẩm có tác dụng nâng cao tính cạnh
tranh giữa các ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng. Như
vậy cho vay tiêu dùng là gì? Để có được định nghĩa chính xác về cho
vay tiêu dùng chúng ta cần biết được đối tượng cho vay tiêu dùng, cơ

tiêu trên cơ sở kỳ vọng các khoản thu nhập trong tương lai. Vì vậy số
lượng khách hàng đến ngân hàng vay vốn là rất đông, khiến tổng quy
mô cho vay là rất lớn.
* CVTD có tính rủi ro hơn so với cho vay sản xuất kinh doanh
Khi cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh, NH thẩm định cho vay
và khả năng trả nợ của khách hàng ngân hàng có thể căn cứ vào
phương án kinh doanh, vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh … để
quyết định cho vay hay không, để giảm rủi ro của các khoản vay. Đối với
CVTD, thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng ngân hàng chỉ có thể
căn cứ vào nguồn thu nhập trong tương lai của khách hàng. Bất kỳ bất
trắc hay sự cố gì xảy ra đối với khách hàng như ốm đau bệnh tận, công
việc không ổn định … cũng đều ảnh hưởng tới khả năng thu hồi nợ của
ngân hàng. Hơn nữa, những thông tin về khách hàng là những thông tin
cá nhân thường hay được giấu kín làm cho việc thẩm định của ngân
hàng là rất khó khăn. Do vậy, cho vay tiêu dùng thường co rủi ro hơn
trong các khoản vay của NHTM
* Mang lại thu nhập lớn cho Ngân hàng
Bất kỳ hoạt động kinh doanh, đầu tư nào cũng được thực hiện trên
mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ
vọng đạt được càng lớn. Đối với ngân hàng cũng vậy, hoạt động cho
vay tiêu dùng co mức độ rủi ro cao hơn các khoản cho vay khác, vì thế
nó sẽ kỳ vọng mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Với việc cho vay
với lãi suất cao, cùng với số lượng các khoản cho vay nhiều lợi nhuận
ngân hàng thu nhập cao.
* Nhạy cảm và phụ thuộc vào chu kỳ của nền kinh tế
Hoạt động CVTD chịu ảnh hưởng rất lớn từ tình trạng sức khỏe của
nền kinh tế. Khi nền kinh tế ổn định và phát triển, thu nhập người dân là
cao ở mức ổn định, thì nhu cầu về tiêu dùng của người dân tăng lên. Và
ngươc lại, kinh tế suy thoái thu nhập của các cá nhân và hộ gia đình sẽ
giảm đi, mọi người sẽ e dè trong việc chi tiêu. Do đó hoạt động cho vay

thông, tăng khả năng trữ hàng, đồng thời tạo diều kiện thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
1.2.3. Phân loại
Có rất nhiều các tiêu chí khác nhau để phân loại CVTD thành các
hình thức khác nhau. Mỗi cách phân loại cho ta những cách nhìn khác
nhau về CVTD giúp ta có cái nhìn tổng thể, toàn diện nhất về CVTD.
Sau đây là một số cách phân loại:
* Căn cứ vào loại tài sản được đảm bảo có 3 loại là:
Cho vay tiêu dùng thế chấp lương, thu nhập: là loại cho vay mà đối
tượng khách hàng có việc làm tương đối ổn định ở một mức nào đó phù
hợp với quy định của ngân hàng. Số tiền được vay sẽ quyết định dựa
trên nhu cầu, mức thu nhập thường xuyên của khách hàng và mức cho
vay tối đa của ngân hàng. Trước khi thực hiện hợp đồng cho vay ngân
hàng phải cần khách hàng kê khai đẩy đủ các khoản thu nhập, tiền
lương … của mình.
Cho vay cầm cố: Đây là hình thức mà ngân hàng cho khách hàng
vay để thực hiện mục đích tiêu dùng của họ theo đó khách hàng phải
chuyển quyền kiểm soát tài sản cho ngân hàng. Để đảm bảo nghĩa vụ
trả nợ cho ngân hàng, tài sản cầm cố và số lượng tiền vay sẽ được căn
cứ thực hiện theo quy định văn bản pháp luật điều chỉnh và theo quy
định ngân hàng.
Cho vay có đảm bảo tài sản bằng tài sản hình thành từ tiền vay của
ngân hàng. Đây là hình thức cho vay áp dụng đối với khách hàng có nhu
cầu vay để mua những tài sản lớn phục vụ mục đích tiêu dùng của họ.
Số tiền mà ngân hàng cho vay phụ thuộc vào khả năng tài chính và khả
năng trả nợ của khách hàng. Thông thường ngân hàng cho vay với mức
50% - 60% giá trị tài sản mua sắm.
* Căn cứ vào phương thức trả nợ của khách hàng
Gồm có: cho vay trả góp, cho vay phi trả góp
Cho vay trả góp: là loại cho vay trong đó khách hàng tiến hành trả

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status