Chăm sóc và Phòng ngừa Bệnh Tay - Chân Miệng, Thủy đậu , Zona (Phần 2) - Pdf 76

Chăm sóc và Phòng ngừa Bệnh Tay - Chân -
Miệng, Thủy đậu , Zona (Phần 2)

II. BỆNH THỦY ĐẬU

Bệnh thủy đậu xảy ra quanh năm nhưng thời điểm có số ca mắc cao nhất
thường từ tháng 2 - 6 mà trong đó, tháng 3 là đỉnh điểm. Bệnh thủy đậu cũng có
khả năng bùng phát thành dịch.
Nguyên nhân: Thủy đậu do virus Varicella zoster gây ra. Phần lớn bệnh
nhân bị nhiễm là trẻ em 5-11 tuổi nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn. 90%
đối tượng chưa chủng ngừa thủy đậu có khả năng mắc bệnh. Điều này có nghĩa là
một người chưa được chủng ngừa thủy đậu nếu tiếp xúc với người mang mầm
bệnh hoặc bệnh nhân thủy đậu thì hầu như chắc chắn sẽ bị lây bệnh.
Đặc trưng của bệnh thủy đậu là ngứa, phát ban ngoài da, ban sẩn có mụn
nước, bóng nước thường kèm theo sốt. Bóng nước do bệnh thủy đậu thường lõm
ở giữa khi mới mọc, nổi rải rác toàn thân, bóng nước cũ xen lẫn bóng nước mới,
có bóng nước trong lẫn bóng nước đục. Dấu hiệu ban đầu khi khởi bệnh là sốt,
mệt mỏi, biếng ăn, đau cơ. Sau đó các nốt rạ xuất hiện ở da đầu, mặt, lan xuống
thân và tay chân với số lượng từ 300 đến cả ngàn nốt gây ngứa ngáy, đau nhức rất
khó chịu.
Thủy đậu là bệnh có diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc
đúng cách, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm, từ bội nhiễm vi khuẩn
đến viêm não. Nếu bệnh nhân bị bội nhiễm sang thương da có thể để lại sẹo vĩnh
viễn. Biến chứng của thủy đậu có tác hại đến hệ thần kinh trung ương và có thể
gây viêm phổi, dẫn đến tử vong. Một biến chứng khác về sau của bệnh thủy đậu là
Zona, còn gọi là giời leo. Bệnh giời leo thường gây đau nhức nhiều hơn so với
bệnh thủy đậu và có thể kéo dài trong nhiều năm.
III. BỆNH ZONA

Bệnh Zona - trong dân gian gọi là "giời leo"- là một bệnh do siêu vi gây ra
và chỉ xuất hiện ở những người đã từng bị thủy đậu trước đó. Nếu trẻ em được

tránh gãi nhiều làm trầy sướt da. Có thể đeo bao tay cho trẻ nhũ nhi.
+ Không gãi, không lễ , không nặn các bóng nước. Không dùng các loại lá
cây truyền khẩu để đắp lên các sang thương da. Thuốc bôi tốt nhất hiện nay để sát
khuẩn và phòng ngừa bội nhiễm là xanh Methylen.
+ Không cử tắm, không cử ra gió hay cử ra ánh sáng. Không dùng các loại
lá cây, gốc rạ để nấu nước tắm vì dễ gây bội nhiễm vi trùng. Tắm với nước ấm, lau
rửa nhẹ nhàng tránh làm vỡ các bóng nước.
+ Theo dõi diễn biến các tổn thương da, niêm và tổng trạng của bệnh nhân.
Cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế khi có những dấu hiệu bệnh nặng hơn như
sốt cao, rối loạn tri giác, co giật, bóng nước có mủ, máu…để được hướng dẫn xứ
trí kịp thời tránh các biến chứng đáng tiếc.
Phòng Bệnh


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status