CÁC GIẢI PHÁP TẠO LẬP VÀ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ CHO NGƯỜI NGHÈO Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - Pdf 76

CÁC GIẢI PHÁP TẠO LẬP VÀ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ CHO
NGƯỜI NGHÈO Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
3.1. Các quan điểm tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo.
Như đã phân tích ở phần trên, tình trạng đói nghèo ở nước ta hiện
nay đang là vấn đề xã hội bức bách cần giải quyết. Bởi vậy xoá đói giảm
nghèo đang được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và là một trong
những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta từng nay đến năm
2010. Trong đó tính khả thi đã được luận chứng, điểm ''nút'' để phá rào
cản của ngưỡng nghèo đói đó là vốn cho người nghèo. Bởi vậy để tạo
lập và sử dụng vốn cho người nghèo, chúng ta cần nhấn mạnh một số
quân điểm sau:
3.1.1. Phải nhận thức đúng về người nghèo.
Đối nghèo không phải là tác phẩm của người nghèo mà nó là tác
phẩm tất yếu của ''tồn tại xã hội''. Có người đã cho rẵng, đói nghèo là sự
phủ nhận mọi quyền con người. Quả thật chính ''tồn tại xã hội'' là tác
nhân kìm hãm cơ hội phát huy khả năng làm ăn của một bộ phận cộng
đồng và nghèo đói đã ngự trị họ.
Người nghèo ở nước ta cũng như trên thế giới nhìn chung họ có
các đặc điểm sau:
- Có khả năng và biết làm ăn.
- Có tính tự trọng và muốn vươn lên thoát khỏi nghèo đói.
- Nếu được vay vốn, họ thực hiện vay trả sòng phẳng.
- Chỉ một bộ phận nhỏ nghèo đói do lười nhóc lao động và có thói
hư tật xấu rượu chè cờ bạc...
Đặc biệt đối với người nghèo ở nước ta phần lớn là họ đều cần cù
lao động, vượt khó khăn. Một số trường hợp hộ nghèo do hoả hoạn thiên
tai và gặp rủi ro trong cuộc sống.
3.1.2. Giúp đỡ tạo mọi điều kiện và môi trường làm ăn cho các hộ
nghèo, vùng nghèo bằng nhiều chính sách kinh tế xã hội đồng bộ.
Chỉ hỗ trợ vốn cho người nghèo mà không tạo môi trường làm ăn
cho người nghèo là chưa đủ. Điều đó chẳng khác gì ''mang con đi bỏ

giảm nghèo. Các chương trình, dự án phát triển kinh tế phải kết hợp để
thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo.
Đối với cơ chế chính sách để thúc đẩy tạo việc làm, tăng thu nhập
cho người nghèo, nâng cao hiệu quả sản xuất nhất là sản xuất nông
nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển các ngành nghề có khả năng
thu hút nhiều lao động phổ thông, phù hợp với điều kiện phát triển của
từng vùng. Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo
có hiệu quả cho từng nhóm đối tượng ở từng vùng, từng địa phương.
3.1.4. Phát huy nội lực là chủ yếu đồng thời tranh thủ tối đa sự
hợp tác, hỗ trợ quốc tế.
Động viên người nghèo, vùng nghèo, xã nghèo tự vươn lên, khắc
phục khó khăn tự vượt nghèo là chủ yếu, Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ
và tập trung vào các địa bàn trọng điểm, đặc biệt khó khăn. Huy động
các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài chính, trong phạm vị cả nước, thu
hút và động viên sự tham gia, ủng hộ của các tầng lớp dân cư, của các
ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội, các
vùng kinh tế động lực để hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo. Tranh thủ sự
giúp đỡ nhiều mặt của các nước, các tổ chức quốc tế đặc biệt là sự giúp
đỡ về tài chính, kỹ thuật để có điều kiện đẩy nhanh quá trình xoá đói
giảm nghèo.
3.1.5. Thực hiện chính sách xã hội hoá trong việc tạo nguồn lực
thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.
Tăng trưởng và ổn định là mục tiêu tối thượng cho phát triển kinh
tế xã hội quốc gia. Hiểu trên một nghĩa rộng, kinh tế phát triển phải gắn
chặt đảm bảo chính sách xã hội. Bởi vậy như đã nói, mục tiêu XĐGN là
một trong hệ mục tiêu của Đảng và Nhà nước. Song không thể giải quyết
tốt vấn đề, mỗi khi vốn hỗ trợ để thực hiện mục tiêu này chỉ được đặc ra
cho khu vực Nhà nước (thông qua tài chính công, ngân hàng). Vậy phải
thiết lập toàn bộ trách nhiệm của xã hội: Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ
chức và cá nhân tạo mọi nguồn lực cho mục tiêu. Thông qua các mô

tâm xúc tiến việc làm, các tổ chức khác đảm nhận công tác tạo việc làm
phải được chuyển về quỹ quốc gia giải quyết việc làm để cho vay.
Hai là: các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, hội
quần chúng cần quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện khẩn
trương việc xét duyệt dự án, đáp ứng kịp thời yêu cầu vốn của dự án, sử
dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có đồng thời cần nâng cao chất lượng xét
duyệt, lựa chọn các dự án có tính khả thi cao, đảm bảo hiệu quả vốn và
khả năng thu hồi.
Ba là: Về vấn đề xử lý các dự án nợ quá hạn và phát mại tài sản
thế chấp hiện nay đang là một khó khăn trong quá trình thực hiện tại các
đơn vị cơ sở. Để giải quyết khâu này cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao
của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự tham gia tích cực của các cơ
quan bảo vệ pháp luật. Từ đó mới có thể nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật của người vay, đồng vốn mới thực sự phát huy hiệu quả và được bảo
toàn.
Bốn là: Nguồn vốn từ ''quỹ cho vay ưu đãi việc làm ở đô thị'' quỹ
ưu đãi cho sinh viên nghèo vay được lập ở hệ thống ngân hàng Công
thương Việt Nam cần được mở rộng ra hệ thống ngân hàng ngoại thương
Việt Nam và ngân hàng cổ phần đô thị. Để thống nhất quản lý, tránh cho
vay chồng chéo nên uỷ thác cho ngân hàng công thương Việt Nam thực
hiện.
Năm là: Nguồn vốn cho vay tạo việc làm từ kênh ngân hàng hay
kênh ngân sách Nhà nước (qua kho bạc Nhà nước) đều áp dụng thống
nhất một mức lãi suất và quy định bằng lãi suất cho vay hộ nghèo của
ngân hàng phục vụ người nghèo. Nếu không như vậy sẽ phát sinh sự suy
bì giữa những người nghèo, người thiếu việc làm và điều tất yếu là
nguồn vốn sẽ chạy từ kênh này sang kênh nọ một cách tuỳ tiện, tiêu cực
sẽ phát sinh.
Sáu là: Theo số liệu của Bộ lao động thương binh và xã hội đến
nay cả nước có hàng trăm trung tâm đào tạo việc làm và xúc tiến việc

nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi tiền vay người dân phải nắm được các điều
kiện, thủ tục vay vốn để chủ động lập và triển khai thực hiện dự án.
3.2.1.2. Vốn hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn để cải
thiện khả năng tiếp cận thị trường cho người nghèo.
Ai cũng thừa nhận rõ rằng, những người nghèo nào tiếp cận được
với cơ sở hạ tầng thì có khả năng hưởng lợi trong sản xuất kinh doanh
do vị trí tạo sinh lời của nó. Bởi vậy phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố
quan trọng. Tuy nhiên một sự đầu tư có thể có lợi cho người nghèo
nhưng sự ưu tiên của nó có thể chậm lại. Chẳng hạn nếu xét về hiệu quả
trực tiếp thì việc đầu tư có khả năng hoàn trả cao, thu hồi vốn nhanh sẽ
được ưu tiên trước. Ngược lại đầu tư hạ tầng cho các vùng nghèo sẽ thu
hồi vốn chậm là điều trở ngại cho các nhà đầu tư nếu không dựa trên
mục tiêu xoá đói giảm nghèo khi đánh giá dự án.
Vấn đề đặt ra, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nói chung và
theo đó có những ưu tiên các loại dự án mà người nghèo tiếp cận hiệu
quả nhanh hơn là yêu cầu vốn cho sự phát triển, hơn nữa là sự ưu tiên
phát triển đó. Hiện nay cơ sở hạ tầng nông thông như đường xá, thuỷ
lợi, trường học, nước sinh hoạt... đang được giao cho các địa phương
chịu trách nhiệm, song những tỉnh, huyện và những vùng nghèo lại khó
có thể thực hiện được chức năng của mình bởi thiếu vốn. Điều quyết
định gỡ bí cho nó, để khai thác và lựa chọn hiệu quả đầu tư trên các cơ
sở sau:
- Vốn ngân sách Nhà nước.
Do yêu cầu cân đối thu chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn nên
chi ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn thường có giới hạn.
ở những nơi tự cân đối được ngân sách thường căn cứ vào tốc độ tăng
huy động thuế và phí, vào GDP để tăng chi cho đầu tư nông thôn trên cơ
sở nhu cầu thực tế. Nhưng ở nhiều nơi chi đầu từ cho nông thôn vẫn còn
thấp, bị động so với nhu cầu thực tế. Giải pháp tăng thu tiết kiệm chi
của ngân sách địa phương để tăng chi đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn tỏ

nghiệp tổ chức và cá nhân cho đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn mới khỏi
tăng được mọi nguồn lực tiềm tàng, sẵn có từng địa bàn cụ thể.
- Vốn đi vay:
Vốn đi vay cho mục tiêu đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn chủ yếu là
nguồn dài hạn, lãi suất ổn định. Trong điều kiện nguồn vốn dài hạn từ
ngân sách chưa thể đáp ứng được yêu cầu, do vậy Nhà nước cần cho
phép các tỉnh đẩy mạnh phương thức phát hành trái phiếu đầu tư để vay
dân để tạo nguồn cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.
Vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hiện nay bao gồm các nguồn:
viện trợ phát triển chính thức, đầu tư trực tiếp, viện trợ của các tổ chức
phi chính phủ... Song có 2 nguồn vốn sau đây có khả năng đầu tư cho hạ
tầng nông thôn.
Viện trợ phát triển chính thức (ODA): là nguồn vốn do các nước
và các tổ chức quốc tế viện trợ không hoàn lại, nguồn vốn cho vay lãi
suất thấp hoặc cho vay không lãi. Đây là nguồn vốn tài trợ có mục tiêu
thực hiện chương trình làm động lực cho cải cách kinh tế như đường
quốc lộ, thuỷ điện, thuỷ lợi, đường dây cao thế... Nguyên tác sử dụng
nguồn vốn này rất chặt chẽ, sử dụng đúng dự án tài trợ. Tuy nhiên chúng
ta vẫn có khả năng để thu hút nguồn vốn đầu tư này cho phát triển hạ
tầng nông thôn. Đặc biệt là đối với khu vực khó khăn miền núi, hải đảo
bằng các chương trình và dự án như quy hoạch nông thôn, nước sách
nông thôn...
Vốn đầu tư trực tiếp (FDI): là nguồn vốn của các tổ chức và cá nhân nước ngoài
góp vốn đầu tư trực tiếp bằng hình thức liên doanh theo quy định của luật đầu tư. Trong
những năm thực hiện chính sách mở cửa, nước ta đã thu hút được một khối lượng vốn
FDI với tổng số vốn lên tới hàng tỷ USD. Trong đó thu hút vào lĩnh vực nông lâm ngư là
trên 5% tổng số vốn. Tuy nhiên để mở rộng thu hút vốn đầu tư FDI cho phát triển hạ tầng
nông thôn và các vùng đặc biệt khó khăn miền nú hải đảo, thì đòi hỏi chúng ta phải phát
huy tiềm năng và lợi thế so sách của Việt Nam tạo ra môi trường thuận lợi, cởi mở để
khuyến khích đầu tư nước ngoài.

đó, tài trợ của ngân sách Nhà nước phải đặt ở vị trí ''xứng đáng'' trong
hệ tác nhân hỗ trợ phát triển của ngân hàng phục vụ người nghèo.
Định hướng thứ 4: Ngân hàng phục vụ người nghèo phải được
hỗ trợ nhất định về mọi nguồn vốn hoạt động từ các ngân hàng
thương mại, các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính phi ngân
hàng. Bởi xét trên một góc độ nào đó, ngân hàng phục vụ người
nghèo thay mặt các tổ chức tài chính - tín dụng, ''gánh vác'' toàn bộ
nhiệm vụ cấp tín dụng cho người nghèo. Trên ý nghĩa đó việc đóng
góp nguồn vốn của mỗi tổ chức tín dụng để bổ sung nguồn vốn cho
ngân hàng phục vụ người nghèo là điều hợp lý. Không chỉ dừng lại ở
phạm vi đó mà mỗi tổ chức kinh tế xã hội phải có sự đóng góp nguồn
vốn cho hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo.
Định hướng thứ 5: Để ngân hàng phục vụ người nghèo là ngân hàng
chính sách và hoạt động có hiệu quả thì vấn đề có tính ''cốt tử'' là yêu cầu bộ
máy nhân sự cho nó phải đạt tới mức khả dĩ theo các hướng sau.
Bộ máy hội đồng quản trị và ban đại diện hội đồng quản trị phải có
tổ thường trực, không kiêm nhiệm để đáp ứng điều hành theo chức năng
hoạt động.
Cấp quản trị kinh doanh phải được mở ít nhất đến cấp liên xã,
phường. Bộ máy nhân sự từng cấp quản trị kinh doanh được tổ chức với
cơ cấu bao gồm: bộ phận khai thác và tạo nguồn vốn, bộ phận tiếp nhận,
xử lý, quyết định cấp tín dụng, bộ phận hướng dẫn sản xuất và thu nợ,
bộ phận hậu cần bao gồm: hành chính nhân sự, tài chính ngoài ra còn có
bộ phận kế toán và bộ phận ngân quỹ.
Bộ máy quản trị kinh doanh của ngân hàng phục vụ người nghèo
được trình bày ở sơ đồ sau là trên lý thuyết. Thực tế có thể được điều
chỉnh thêm, bớt, đan xen theo yêu cầu hoạt động của ngân hàng phục vụ
người nghèo từng cấp.
Tổng kiểm soát
Tổng giám đốc hoặc giám đốc

phục vụ người nghèo với những cán bộ ngân hàng có thể tiếp cận nghiên
cứu, tổ chức lập dự án hướng dẫn hộ nghèo tham gia dự án để tiến hành
sản xuất kinh doanh.
Ba là: Thông qua quá trình trực tiếp ''nắm vùng'' với các hộ nghèo
vay vốn, tự nó đã tạo ra điều kiện tốt nhất để cán bộ ngân hàng kiểm tra
sử dụng vốn, hướng dẫn thu hoạch sản phẩm và tiến hành thu nợ tiền
vay.
Bốn là: Nhân sự bộ phận hướng dẫn người nghèo sản xuất có hiểu
biết nhất định về hoạt động ngân hàng nhưng cơ bản là những cán bộ có
kỹ thuật sản xuất, hiểu biết nông dân và nông thôn. Với nhân sự bộ phận
này, ngân hàng phục vụ người nghèo có thể phối hợp với các tổ chức
khuyến nông để tuyển dụng những người đủ tiêu chuẩn tình nguyện xin
làm việc tại ngân hàng phục vụ người nghèo. Về lâu dài ngân hàng phục
vụ người nghèo có thể tuyển dụng những sinh viên trẻ mới ra trường ở
các ngành kỹ thuật, sau đó bồi dưỡng cho họ kiến thức tài chính ngân
hàng và đưa vào bộ phận tổ chức nói trên, có thể nói sợi chỉ đỏ xuyên
suốt để quán triệt quan điểm đạo đức với người nghèo, trước hết chính là
ở chỗ, ngân hàng phục vụ người nghèo phải hết sức phục vụ vì người
nghèo. Muốn vậy bộ máy nhân sự của nó phải là những người có tâm
huyết, hết sức thương yêu người nghèo.
3.2.2.2. Giải pháp tạo lập và khai thác tối đa nguồn vốn cho hoạt
động ngân hàng phục vụ người nghèo.
- Vốn điều lệ.
Là một ngân hàng ''chính sách'' song ngân hàng phục vụ người
nghèo là một tổ chức tín dụng của Nhà nước, có tư cách pháp nhân,
được Nhà nước cấp vốn điều lệ. Hiện nay vốn điều lệ của ngân hàng
phục vụ người nghèo là 700 tỷ đồng. Tôi cho rằng với số vốn điều lệ này
quá thấp, bởi 2 lý do sau.
Thứ nhất: ngân hàng phục vụ người nghèo với mục tiêu hoạt động
vì người nghèo, gắn liền với khách hàng người nghèo song không có

lý tự nguyện của người vay, họ xem đó như là một khoản tiết kiệm nhỏ.
Song đối với toàn hệ thống ngân hàng phục vụ người nghèo, có thể tạo
ra nguồn vốn tái cho vay đáng kể. Ví dụ: tỷ lệ đóng góp cổ phần bằng
1% khoản vay, doanh số cho vay là 8000 tỷ đồng ta sẽ huy động vốn cổ
phần đóng góp dạng này 80 tỷ đồng. Tất nhiên đối với loại cổ phần này
không được hưởng cổ tức, không cho phép cổ đông rút ra bất cứ lúc nào.
Dạng cổ phần tự nguyện: Nhà nước và ngân hàng phục vụ người
nghèo khuyến khích và động viên tất cả mọi tổ chức kinh tế, xã hội,
đoàn thể, mọi cá nhân trong và ngoài nước tham gia đóng góp cổ phần
hưởng cổ tức vào ngân hàng phục vụ người nghèo. Loại cổ phần này nên
duy trì ổn định, chỉ được rút ra khi có thời gian đóng vào khá dài (5năm,
10 năm, 20 năm...). Khi công tác tuyên truyền, phong trào xã hội và từ
thiện trong cộng đồng được mở rộng và phát triển thì vốn cổ phần dạng
này sẽ nâng lên.
- Nguồn vốn huy động từ kênh ngân sách Nhà nước.
Hiện nay vốn của ngân sách Nhà nước chi cho các mục đích liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo
ở nước ta với con số không phải nhỏ. Mặc dù ngân sách Nhà nước vẫn
bội chi lớn, chính phủ vẫn phải đi vay dân, vay nước ngoài để bù đắp
nhưng hàng năm vẫn phải chi ra hàng nghìn tỷ đồng cho chương trình
này.
Vốn ngân sách Nhà nước dù dưới 2 dạng: cấp phát không hoàn lại
và cấp phát có hoàn lại thông qua các chương trình tín dụng Nhà nước.
Thực tế cho thấy cách thức cấp phát, cho vay của ngân sách Nhà nước
thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo đạt hiệu quả còn thấp do
nhiều nguyên nhân. Song cốt lõi của vấn đề bởi nguyên nhân nguồn vốn
chưa được bảo toàn tăng trưởng, sinh lời. Bên cạnh đó cách thức truyền
tải vốn thấp của nguồn vốn thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo.
Bởi vậy các nguồn vốn của NSNN cho mục tiêu, chương trình xoá đói
giảm nghèo chưa được tập trung. Song để nguồn vốn không phân tán và


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status