Tài liệu Đề thi+Đáp án thi vào lớp 10 chuyên Văn Vỉnh phúc 2010-2011 - Pdf 81

SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học: 2010- 2011
Đề thi môn : Ngữ Văn
(Dùng cho lớp chuyên Văn)
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
……………………………………
Câu 1:(2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
“Hỡi lão Hạc ơi! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết…Một người
như thế ấy!...Một người đã khóc vì đã chót lừa một con chó!...Một người nhịn ăn để lại
tiền làm ma, bởi không muốn liên lụy hàng xóm, láng giềng…Con người đáng kính ấy
giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng
buồn…
Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng đáng buồn theo
một nghĩa khác.”
(Trích “Lão Hạc”- Nam Cao)
a/ Theo em, đoạn văn trên là lời độc thoại hay độc thoại nội tâm? Giải thích ngắn gọn lí
do.
Từ nội dung đoạn trích và toàn tác phẩm, hãy tìm hàm ý của câu được in đậm trong
đoạn văn.
Câu 2: (2,0 điểm)
Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn:
“Quê hương mõi người chỉ một,
Như là chỉ một mẹ thôi.
Quê hương nếu ai không nhớ,
Sẽ không lớn nổi thành người”
Dựa vào ý thơ trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bàn về vai trò của
quê hương, đất nước đối với đời sống tâm hồn mỗi người.
Câu 3: (6,0 điểm)
Cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua các tác phẩm “Chuyện
người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

nghĩa.
0,5 điểm
- Bàn luận về vai trò của quê hương, đất nước đối với đời sống tâm hồn mỗi người:
+ Quê hương, đất nước đem đến cho con người giá trị vật chất và tinh thần, nuôi sống
con người cả về thể xác lẫn tâm hồn.
+ Thiếu quê hương, không yêu thương và gắn bó với quê hương thì tâm hồn con
người mất đi những nguồn tình cảm quan trọng mà trong đời ai cũng cần có; mất đi
niềm tự hào khi thành công, hạnh phúc; mất đi niềm an ủi khi thất bại, khổ đau.
+ Phê phán những người không có tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.
1,0 điểm
Đánh giá chung, liên hệ. 0,25 điểm
Câu 3: (6,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng
Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; vận dụng tốt các kĩ năng làm văn, tổng hợp
kiến thức để viết bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt
chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phang phú, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ,
ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo.
Yêu cầu về kiến thức:
SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC
HƯỚNG DẪN CHẤM TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN-
NĂM HỌC 2010- 2011
MÔN NGỮ VĂN 9
Dành cho học sinh thi vào lớp chuyên Ngữ văn
(Đáp án có 02 trang)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở hiểu rõ yêu cầu của đề, nắm chắc nội
dung tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn
Du. Bài viết phải làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ có nhiều vẻ đẹp nhưng số phận bất hạnh. Cụ
thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận (Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai tác
phẩm).

* Vì sao người phụ nữ lại có số phận bất hạnh như vây? Do chế độ phong kiến cổ hủ lạc
hậu, bất công ngang trái. Ở đó sinh mạng con người bị coi rẻ, nhân phẩm bị chà đạp, nhất
là con người tài hoa, nhan sắc. Người phụ nữ là một trong những nạn nhân đau khổ nhất
của chế độ phong kiến.
0,5 điểm
Khái quát nâng cao:
- Người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và
“Truyện Kiều” hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau
khổ tủi nhục nhất của con người. Họ là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ
nữ Việt Nam trong xã hội cũ.
- Viết về người phụ nữ, các nhà văn nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để
bênh vực cho họ đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thế lực đã gây ra nỗi
đau khổ cho họ.
0,5 điểm
* Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kiến thức và kĩ
năng làm bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo, có chất văn.
………………Hết…………….
Lưu ý: Điểm của bài thi là điểm tổng các câu cộng lại; cho điểm từ 0 đến 10.
Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,5.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status