Tài liệu Đề tài “Thực trạng sản xuất và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới” doc - Pdf 87



Luận văn Đề Tài:Thực trạng sản xuất và biện
pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo
ra thị trường thế giới

1

LỜI MỞ ĐẦU

Gạo là một trong những mặt hàng thuộc nhóm hàng lương thực, được
sản xuất và tiêu dùng chủ yếu ở Châu Á. Cũng như các mặt hàng lương thực
khác, Chính phủ các nước luôn có chính sách và khuyến khích tăng cung
trong nước để đảm bảo an ninh lương thực. Do vậy, khối lượng gạo trao đổi
chiếm khoảng 6 – 7% so với sản lượng sản xuất của thế giới. Trong thương
mại thế giới, khối lượng và giá trị buôn bán mặt hàng gạo ở mức tương
đương với lúa mì và chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng giá trị thương mại hàng
hóa.
Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới,


2
CHƯƠNG I

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT
VÀ XUẤT KHẨU GẠO

I. VỊ TRÍ CỦA LÚA GẠO TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM :
1. Lúa gạo trong nền kinh tế thế giới:
Theo đà phát triển của sức sản xuất và phân công lao động quốc tế,
nhu cầu của con người ngày càng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, nhu cầu
về ăn và mặc vẫn là nhu cầu cần thiết hơn cả, trong đó nhu cầu về ăn uống
lại đóng vai trò số một trong đời sống hàng ngày. Bởi vậy, lương thực trở
thành yếu tố được chú trọng hàng đầu. Thực tế trong nhiều thập kỷ qua, thế
giới luôn quan tâm, lo lắng đến vấn đề lương thực như một đề tài thời sự cấp
bách. Nhiều sách báo, nhiều tổ chức và cá nhân, nhiều cuộc hội thảo quốc
gai và quốc tế thường xuyên đề cập đến chương trình an ninh lương thực
quốc gia và toàn cầu. Lương thực luôn là mối quan tâm lớn của cả nhân loại
do nguy cơ nạn đói nghiêm trọng đang đe dọa nhiều dân tộc. Theo số liệu
của Liên Hợp Quốc, hiện nay trên thế giới có khoảng trên 800 triêu người ở
những nước nghèo, nhất là ở Châu Phi thường xuyên bị thiếu lương thực,
trong đó khoảng 200 triệu là trẻ em. Trung bình hàng năm trên thế giới có
khoảng 13 triệu trẻ em dưới 5 tuổi do thiếu dinh dưỡng tối thiểu vì nạn đói
nghiêm trọng. Do đó, Hội nghị Dinh dưỡng Quốc tế đã đi đến kết luận rằng:
giải quyết kịp thời vấn đề lương thực là trung tâm của mọi cố gắng hiện nay
để phát triển kinh tế xã hội. Theo thống kê nông nghiệp của FAO, các loại

lương thực cho cả nước và do đó chi phối sâu sắc sự phát triển kinh tế quốc
dân. Từ đó, Chính phủ đã đề ra các chính sách phát triển nông nghiệp nói
chung và lúa gạo nói riêng, như: Chính sách đầu tư vật chất kỹ thuật thích
đáng về thuỷ lợi, giống lúa, thâm canh, quảng canh lúa qua từng thời kỳ. Lúa
gạo đã được đưa vào 2 trong 3 chương trình kinh tế lớn của quốc gia (như
văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc tháng 12/1986 đã nêu). Nhờ đó, từ năm
1989 đến nay kim ngạch xuất khẩu gạo đã không ngừng tăng, mang lại
nguồn thu ngoại tệ lớn góp phần không nhỏ cho công cuộc đổi mới và xây
dựng đất nước.
II. NHU CẦU GẠO CỦA THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI:
1. Tình hình tiêu thụ gạo của thế giới:
Gạo là một trong những mặt hàng thiết yếu, ít phụ thuộc vào thu nhập
của các hộ gia đình. Do đó, khối lượng gạo tiêu thụ chỉ tăng ở một số nước
đang phát triển hoặc kém phát triển do tăng dân số và mức tiêu dùng gạo ở
các nước đó còn thiếu.
Nhìn chung, khối lượng tiêu dùng gạo đã ở mức bão hoà ở các nước
phát triển. Theo thống kê của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA), mức tiêu trụ gạo

4
toàn cầu từ năm 1998 – 2002 chỉ tăng 5,5%, từ 387,145 triệu tấn năm
1998/1999 lên 408,764 triệu tấn năm 2002/2003, trong đó khu vực Bắc Mỹ
công tăng 1,1%, châu Mỹ La Tinh tăng 8,9%, EU tăng 5,3%, Các nước
thuộc Liên Xô cũ tăng 15,2%, Trung Đông tăng 15,7%, Bắc Phi tăng 18,7%,
các nước Châu Phi tăng 27,1%, Nam Á tăng 5,9%, các nước Châu Á khác
tăng 3,4%, Châu Úc giảm 14,7%và các nước thuộc Đông Âu giảm 2,2%.
Theo đánh giá chung, mức tiêu thụ gạo tính theo đầu người trên thế
giới là 58% kg/người/năm, tại các nước Viễn Đông châu Á hiện nay ổn định
ở mức 95 kg/người/năm, Trung Quốc là 94kg/người/năm, Ấn Độ là
76kg/người/năm, cận Đông Châu Á là 20kg/người/năm, Châu Phi là
17kg/người/năm, Mỹ La Tinh là 26kg/người/năm, Mỹ là 19,7kg/người/năm,

19 Mỹ 3.587 3.846 3.676 3.880 3.846
Tổng thế giới 387.145 398.511 395.547 410.800 408.764
Nguồn : FAS, USDA, tháng 5 năm 2003
2. Tình hình xuất – nhập khẩu gạo trên thế giới:
2.1.Tình hình nhập khẩu gạo:
Theo dự báo của USDA, lượng gạo nhập khẩu toàn cầu năm 2003 sẽ
đạt mức 26,8 triệu tấn, giảm 5% so với 28,1 triệu tấn năm 2002 do nhu cầu
nhập khẩu từ nhiều nước nhập khẩu chính do sản lượng nội địa tăng và
chính phủ các nước khuyến khích sản xuất trong nước bắng nhiều biện pháp
như trợ cấp, trợ giá, giảm giá vật tư nông nghiệp và hỗ trợ kỹ thuật…
Theo USDA, niên vụ 2002/2003, sản lượng gạo nhập khẩu toàn cầu
ước tính khoảng 26,334 triệu tấn. Nhu cầu nhập khẩu gạo chủ yếu là ở các
nước Châu Phi, Trung Đông và Châu Á, trong đó nhập khẩu gạo ở các nước
Châu Phi và Trung Đông chiếm đến 42% tổng lượng gạo nhập khẩu toàn
cầu. Trong khi đó, Châu Á sản xuất đến trên 90% lượng gạo trên thế giới
nhưng chỉ nhập khẩu khoảng 34% tổng lượng gạo nhập khẩu toàn cầu.
Trong năm 2003, sản lượng gạo nhập khẩu Iran, Banglades, EU, Arapsaudi,
Trung Quốc, Nga sẽ tăng, các nước Indonesia, Irắc, Senegal và Brazil giảm.
Theo thống kê của USDA, nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới là
Indonesia với mức nhập khẩu là 3,5 triệu tấn niên vụ 2002/2003, thứ hai là
Nigeria nhập khẩu 1,5 triệu tấn tiếp đến là Philipin là 1,2 triệu tấn, Irắc 1,1
triệu tấn, Iran 1 triệu tấn và Trung Quốc 1 triệu tấn.
Trung Quốc dự tính sẽ nhập khẩu khoảng 300.000 tấn gạo trong năm
2003, tăng 7,5 ngàn tấn so với năm 2002. Phần lớn gạo nhập khẩu của Trung
Quốc là loại gạo thơm của Thái Lan để tiêu dùng cho người có thu nhập cao
của thành phố. Theo cam kết với WTO, Trung Quốc áp dụng hạn ngạch thuế
quan đối với mặt hàng gạo. Thuế nhập khẩu trong hạn ngạch tương đối thấp,
1% đối với hàng thô, không quá 10% đối với gạo xay xát, thuế ngoài hạn
ngạch là 80%, sau đó giảm xuống 40% vào năm 2004.
Theo USDA, Trung Đông nhập khẩu khoảng 4,71 triệu tấn gạo tăng

Honduras 75 80 96 103 80
Inđônêsia 3.729 1.500 1.500 3.500 3.500
Iran 1313 1.100 765 964 1.000
Irắc 779 1.247 959 1.178 1.100
Nhật 633 656 680 616 650
Triều Tiên 159 400 537 654 300
Hàn Quốc 137 151 99 148 150
Malysia 617 596 633 480 500
Mêhicô 342 415 388 530 550
Nigêria 950 1.250 1.906 1.822 1.500
Nicaragua 88 60 117 106 75
Pêru 116 86 62 33 40
Philippin 1.000 900 1.175 1.180 1.200
Nga 580 400 247 406 350
Arap xê út 750 992 1.053 938 950
Sênêgal 621 589 874 858 750
Singapore 421 354 444 358 375
Nam Phi 514 523 572 800 650
Syria 200 150 172 204 150
Thổ Nhĩ Kỳ 321 309 231 342 250
Uzbêkistan 40 30 142 65 100
Các tiểu vương quốc Ả rập
thống nhất
75 75 75 80 80
Yêmen 217 210 202 210 250

7
EU 784 852 923 875 875
Đông Âu 361 343 381 364 379
Mỹ 358 308 413 419 390

triệu tấn năm 2000, 24,4 triệu tấn năm 2001, 27,9 triệu tấn năm 2002 và ước
đạt 26,3 triệu tấn năm 2003.
2.3 Diến biến giá gạo trên thị trường thế giới:
Trên thị trường thế giới, giá gạo đã liên tục sụt giảm từ năm 1998 và
luôn duy trì ở mức thấp trong những năm gần đây. Theo số liệu của FAO,

8
diễn biến giá xuất khẩu của một số loại gạo chính trong giai đoạn 1998 –
tháng 3/2003, như sau:
Theo số liệu về chỉ số giá của FAO, giá xuất khẩu của hầu hết các loại
gạo đều giảm trên 25% so với mức giá trung bình của các năm 1998 – 2000,
trong đó gạo Japonica có chỉ số giá giảm lớn nhất, từ 34% trong giai đoạn
2000 – 3/2003.
Mặc dù đã có dấu hiệu cho thấy giá gạo trên thị trường bắt đầu phục
hồi, nhưng triển vọng giá gạo trong thời gian tới vẫn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khó xác định như diễn biến chính trị ở Trung Đông, nhu cầu và chính
sách nhập khẩu của các nước Châu Phi… Mặt khác, nhu cầu nhập khẩu
trong năm 2003 có xu hướng giảm đi từ nhiều nước nhập khẩu chính như
Indonesia, Philippin, Iran… sẽ là những yếu tố làm cản trở giá gạo tăng trở
lại trong thời gian tới.
3. Dự báo triển vọng thị trường gạo tới năm 2010:
3.1 Triển vọng tiêu thụ:
Theo dự báo của USDA, tổng mức tiêu thụ gạo của thế giới đến năm
2010 là 439.324 ngàn tấn. Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ gạo bình quân từ nay
đến năm 2010 là 0,9%/năm, trong đó số lượng gạo dùng làm thực phẩm là
399.023 ngàn tấn, sử dụng làm thực phẩm với mức độ tăng bình quân là
1%/năm.
Dự báo tiêu thụ gạo theo nhóm nước: Tổng mức tiêu thụ của các nước
đang phát triển sẽ tăng khoảng 1%/năm và tại các nước phát triển chỉ tăng
0,5%/năm. Dự báo tiêu thụ gạo theo mục đích sử dụng: Tiêu dùng gạo như

Xuất khẩu gạo của Trung Quốc – nước đứng thứ 5 thế giới về xuất
khẩu gạo – chỉ tăng nhẹ trong những năm tới do Trung Quốc chuyển từ sản
xuất gạo cấp thấp sang các loại gạo có chất lượng cao nhưng năng suất thấp
để đáp ứng nhu cầu tăng lên về loại gạo này từ thị trường nội địa cũng như
thị trường xuất khẩu.
Mặc dù nguồn thu từ xuất khẩu gạo chiếm vị trí quan trọng trong
nguồn thu ngoại tệ của Pakixtan, nhưng những khó khăn về nguồn nước tưới
cũng như cơ sở hạ tầng ngăn cản Paxkitan tăng sản xuất và xuất khẩu gạo,
làm lượng xuất khẩu của nước này, sau khi tăng nhẹ, lại giảm xuống mức
2,4 triệu tấn, tương đương với mức xuất khẩu năm 2000..
III.SỰ CẦN THIẾT PHẢI XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM:
1. Lợi thế so sánh của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gạo:
1.1 Điều kiện đất đai:
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu của canh tác lúa gạo.
Độ phì nhiêu của đất chi phối sâu sắc khả năng thâm canh và giá thành sản
phẩm.. Tổng diện tích tự nhiên cả nước có trên 33,1 triệu ha, trong đó đất
giành để trồng lúa khoảng 4,3 triệu ha, chiếm trên 13% diện tích đất cả
nước, bình quân đất theo đầu người của nước ta tuy thấp nhưng quỹ đất có
khả năng trồng lúa lại chiếm tỷ lệ cao trong đất có khả năng nông nghiệp.
Theo khảo sát của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thuộc Bộ Nông

10
nghiệp và Phát triển nông thôn, đất có khả năng nông nghiệp nước ta có trên
10 triệu ha, trong đó đất có khả năng trồng lúa là 8,5 triệu ha.
Như vậy tài nguyên đất đai của nước ta có lợi thế đồng thời cho cả
hướng thâm canh và quảng canh nhằm tăng nhanh sản lượng lúa.
1.2 Khí hậu:
Tài nguyên khí hậu đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, cung
cấp nguồn năng lượng và các yếu tố khác như độ ẩm và gió mưa. Khí hậu
của nước ta có điều kiện lý tưởng đối với cây lúa do có sự kết hợp chặt chẽ

đường sắt, đường hàng không, vận tải biển quốc tế thường đảm bảo tiện lợi,
thông dụng vì có mức cước phí rẻ hơn. Do vậy, riêng phương thức này đã
chiếm khoảng trên 80% buôn bán quốc tế. Việt Nam có vị trí giao thông
đường biển rất thuận lợi. Hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung đều nằm
gần sát đường hàng hải quốc tế và có thể hành trình theo tất cả các tuyến đI
Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Thái Bình Dương, Trung Cận Đông, Châu Âu,
Châu Mỹ… Từ cảng Sài Gòn đến đường hàng hảI quốc tế thường chỉ hết 3
giờ hành trình với 40 hải lý. Từ cảng Sài Gòn, nếu xuất khẩu gạo đi
Singapore thường hết 2 ngày hành trình, Nhật: 6 ngày,Indonesia: 3 ngày,
Hàn Quốc: 5 ngày, Hồng Kông : 1 ngày, Pháp: 25 ngày, Hà Lan: 34 ngày,
Anh: 35 ngày, Mỹ (Los Angelss): 25 ngày.
Tóm lại, Việt Nam có nhiều lợi thế cơ bản trong sản xuất và xuất khẩu
gạo.
2. Sự cần thiết phải xuất khẩu gạo đối với Việt Nam:
Bên cạnh những lợi thế trên như là một tiềm năng trong sản xuất và
phát triển sản xuất lúa gạo để xuất khẩu, thì sự cần thiết phải xuất khẩu gạo
đối với Việt Nam có thể qui tụ vào những lẽ cơ bản sau đây:
2.1 Tích luỹ vốn cho sự nghiệp đổi mới đất nước:
Mục tiêu chủ yếu sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiện
nay là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, đẩy mạnh xuất khẩu
nói chung là đòi hỏi cấp bách nhằm tăng ngoại tệ, giải quyết vốn cho công
nghiệp hóa. Trước tình hình đó, lúa gạo đã đột phá vươn lên để giữ vị trí mặt
hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của nước ta, sau dầu thô. Trong suốt 13 (1991 –
10/2003) năm qua, riêng kim ngạch xuất khẩu gạo đã đạt trên 8 tỷ USD…
Con số đó đã nói rõ sự cần thiết của việc xuất khẩu gạo đối với công cuộc
đổi mới kinh tế của đất nước.
2.2 Cải thiện đời sống:
Đối với mỗi quốc gia, việc phát triển nguồn nhân lực là nội dung lớn
thuộc chiến lược phát triển con người để thực hiện thắng lợi các chiến lược
kinh tế – xã hội của đất nước.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status