Tài liệu Gai cột sống ở người cao tuổi - Pdf 92

Gai cột sống ở người cao tuổi Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống,
đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng
theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ.
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:
Viêm khớp cột sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn
đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng
của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ
sát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để
khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là
sự hình thành gai xương. Do đó, có thể nói gai xương là một đáp ứng tự
nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.

Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống:
Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi;
đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Thoái hóa cột
sống là một rối loạn có thể dẫn đến mất cấu trúc và chức năng bình
thường của cột sống. Sự thoái hóa có thể xảy ra ở một trong các thành
phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám
quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn)
và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.

Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và
phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình
thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ
sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.

Phẫu thuật được đặt ra khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc
các rễ thần kinh ở cột sống. Tuy nhiên, không phải cứ lấy gai đi là bệnh
sẽ hết vĩnh viễn vì gai xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ.


Nhờ tải bản gốc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status