Chuyên đề Chất lượng lực lượng lao động nông thôn - Thực trạng và giải pháp - pdf 13

Download Chuyên đề Chất lượng lực lượng lao động nông thôn - Thực trạng và giải pháp miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 4
I.Những vấn đề chung về chất lượng lao động nông thôn 4
1.Nguồn nhân lực nông thôn 4
1.1.Khái niệm nguồn nhân lực nông thôn 4
1.2. Quan niệm của các tổ chức quốc tế và một số nước về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực nông thôn 5
1.3.Những đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực nông thôn. 7
1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực nông thôn 12
1.4.1.Giáo dục và đào tạo: 12
1.4.2.Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và cải thiện chất lượng lao động. 14
1.4.3.Tăng trưởng và phát triển kinh tế: 15
1.4.4.Việc làm và thu nhập: 15
1.4.5.Các chính sách của Chính phủ: 16
II.Các tiêu chí đánh giá chất lượng lực lượng lao động 16
1.Trình độ học vấn 16
2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật 19
2.1.Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo 19
2.2. Cơ cấu lao động đã qua đào tạo 20
2.2.1.Cơ cấu lực lượng lao động đã qua đào tạo theo trình độ 20
2.2.2.Cơ cấu lao động đã qua đào tạo chia theo nhóm ngành kinh tế 22
2.3. Phân bố lao động đã qua đào tạo theo không gian 23
III. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng lực lượng lao động 23
1.Vai trò của lực lượng lao động với tăng trưởng kinh tế ở VN 23
2.Mục tiêu yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. 26
2.1.Yêu cầu về tăng trưởng kinh tế. 26
2.2.Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 27
2.3.Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế 28
2.4.Sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước 29
2.5. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức. 29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 31
I.Tổng quan về lực lượng lao động nông thôn Việt Nam. 31
1.Số lượng lao động 31
1.1.Quy mô lực lượng lao động 31
1.2.Cơ cấu lao động nông thôn 36
1.2.1.Cơ cấu lao động nông thôn phân theo ngành nghề 36
1.2.2.Cơ cấu lao động nông thôn theo độ tuổi 39
1.2.3. Cơ cấu lao động phân theo giới tính 40
2.Chất lượng lao động nông thôn 41
2.1.Trình độ học vấn 41
2.2.Trình độ chuyên môn kỹ thuật 45
2.3.Thể lực của lao động nông thôn 47
3.Đánh giá hiệu quả của lao động nông thôn qua một số chỉ tiêu 52
3.1.Sử dụng quỹ thời gian làm việc trong năm 52
3.2. Năng suất lao động của nông thôn Việt Nam 54
III.Đánh giá chung về tình hình chất lượng lao động nông thôn VN những năm qua 57
1.Mặt tích cực 57
1.1.Nguồn lao động dồi dào 57
1.2.Trình độ của người lao động nông thôn ngày càng được cải thiện 58
1.3.Lao động có nhiều đức tính quý báu 59
2.Hạn chế 59
2.1.Thể lực người lao động còn thấp 59
3.Nguyên nhân của những hạn chế 60
3.1.Hoạt động giáo dục ở vùng nông thôn còn hạn chế 60
3.1.1.Cơ cấu đào tạo bất hợp lý 60
3.1.2.Trang thiết bị của các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề còn thiếu thốn và lạc hậu 60
3.1.3.Chất lượng đội ngũ giáo viê còn hạn chế 61
3.2. Hoạt động y tế ở vùng nông thôn còn hạn chế 61
 
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 63
I.Phương pháp và mục tiêu về nâng cao chất lượng lao động nông thôn 63
1.Mục tiêu của Đảng và Nhà nước 63
2. Quan điểm về nâng cao chất lượng lực lượng lao động nông thôn. 64
3.Phương hướng phát triển nguồn nhân lực nông thôn. 66
3.1.Biến đổi cơ cấu nguồn nhân lực con người phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. 66
3.2.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 67
II. Giải pháp nâng cao chất lượng lực lượng lao động nông thôn 68
1.Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng lực lượng lao động 68
1.1.Phát triển mạng lưới giáo dục trước tiên là giáo dục phổ thông. 68
1.2.Phát triển mạng lưới đào tạo nghề 70
2.Cải thiện tình trạng sức khỏe, nâng cao thể lực người lao động nông thôn 72
2.1.Nâng cao hiệu quả của hoạt động y tế dự phòng. 72
2.2.Tăng cường chất lượng khám chữa bệnh và các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho người lao động. 73
2.3.Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo cho người dân 76
3.Phát triển thêm nhiều ngành nghề ở khu vực nông thôn để thu hút lao động và cải thiện chất lượng lao động nông thôn 77
3.1.Phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại ở nông thôn 77
3.2.Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. 78
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37207/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

người trong gia đình, họ hàng hay bạn bè thân quen, các kênh giao dịch trên thị trường cũng như vai trò của các tổ chức giới thiệu việc làm dường như mờ nhạt ở khu vực nông thôn, không tạo được sự quan tâm của số động người lao động.
Hình 2.2: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong nông thôn.
Nữ
Đơn vị: (%)
ĐB Sông Cửu Long
Đông Nam Bộ
Tây Nguyên
Nam Trung Bộ
Bắc Trung Bộ
Tây
Bắc
Đông Bắc
ĐB Sông Hồng
Nông thôn cả nước
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra lao động và việc làm năm 2007
Tại các tỉnh phía Bắc chênh lệch về tỷ lệ tham gia của nam và nữ là không nhiều, nhưng tại các tỉnh phía Nam chênh lệch trở nên khá lớn, đặc biệt tại ĐBSCL và Đông Nam Bộ. Tại ĐBSCL và Đông Nam Bộ, lao động ở khu vực nông thôn thường kéo lên các tỉnh, thành phố lớn làm việc trong ngành dịch vụ và làm công nhân tại các khu công nghiệp nhiều hơn chính bởi vậy mà tỷ lệ lao động nữ trong khu vực nông thôn ở các vùng này thường thấp hơn các tỉnh phía Bắc.
Theo kết quả nghiên cứu trên ta thấy, lao động ở khu vực nông thôn còn chiếm một tỷ lệ rất lớn. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của đất nước bởi vì: thường thì lao động ở khu vực nông thôn có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật rất thấp và không có khả năng thích ứng với điều kiện công việc yêu cầu đòi hỏi trình độ cao trong quá trình đất nước đang tiến hành CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Chính bởi vậy trong tương lai, Đảng và Nhà nước phải có những biện pháp, chính sách để phù hợp tỷ lệ lao động trong khu vực nông thôn và khu vực thành thị.
1.2.Cơ cấu lao động nông thôn
1.2.1.Cơ cấu lao động nông thôn phân theo ngành nghề
Bảng 2.2: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động có khả năng lao động
Đơn vị:(%)
2001
2006
Tăng giảm so với năm 2001 (người)
Toàn khu vực nông thôn
100
100
-
Ngành nông nghiệp
75,9
65,54
-10,39
Ngành lâm nghiệp
0,24
0,30
0,06
Ngành thủy sản
3,45
4,56
1,11
Ngành công nghiệp
5,86
9,21
3,35
Ngành xây dựng
1,50
3,24
1,75
Ngành thương nghiệp
6,06
8,88
2,82
Ngành vận tải
1,01
1,39
0,38
Ngành dịch vụ khác
4,44
5,67
1,24
Không làm việc
1,53
1,20
-0,33
Nguồn: Điều tra NN, NT 2006, NXB thống kê 2007
Trong 5 năm 2001-2006, cơ cấu ngành nghề của lao động nông thôn tuy có thay đổi nhưng chưa thật mạnh mẽ. Tổng số lao động nông thôn tăng thêm trên 1,52 triệu lao động, nhưng số lượng lao động tham gia vào các ngành hoạt động kinh tế có sự thay đổi không nhiều. Lao động lâm nghiệp không nhiều, cả nước chỉ có trên 68,4 ngàn người vào năm 2001 và sau đó tăng lên 91,7 ngàn người vào năm 2006. Lao động lâm nghiệp chủ yếu tập trung ở hai vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, chiếm 46,2% tổng lao động lâm nghiệp cả nước vào năm 2006. Vùng Tây Nguyên là một trong những vùng có khả năng phát triển lâm nghiệp lớn nhất nhưng lao động làm lâm nghiệp lại rất thấp, có khoảng trên 3,3 ngàn người vào năm 2001 và giảm xuống còn 2,8 ngàn người vào năm 2006 như vậy là trong vòng 6 năm số lao động trong lâm nghiệp ở vùng Tây Nguyên đã giảm đi 480 người. Hiện tượng này đi cùng với tình trạng phá rừng ở Tây Nguyên chuyển sang làm cây cà phê và các cây công nghiệp khác trong những năm vừa qua.
Số lượng lao động thủy sản trong cả nước đã tăng thêm trên 392,7 ngàn người trong giai đoạn 2001-2005, từ khoảng 1 triệu lên 1,39 triệu người. Trên thực tế ngành thủy sản trong những năm vừa qua đã trở thành mũi nhọn của khu vực nông, lâm, thủy sản vì vậy đã thu hút đáng kể lao động từ khu vực nông nghiệp chuyển sang. Tuy nhiên so với tiềm năng thì mức tăng lao động ở ngành này trong những năm qua có lẽ là chưa tương xứng. Ở tất cả các vùng lao động thủy sản đều tăng, trừ Đông Nam Bộ giảm gần 3,2 ngàn người. Vùng tăng cao nhất là ĐBSCL với trên 289,8 ngàn người. Điều đó cho thấy vùng này có tiềm năng rất lớn về phát triển thủy sản. Vùng ĐBSH tuy tăng gấp đôi số lao động thủy sản nhưng tổng lao động thủy sản trong vùng chỉ đạt trên 117 ngàn người vào năm 2006. Các vùng tăng ít lao động thủy sản là Tây Nguyên và Tây Bắc, phản ánh sự kém lợi thế về ngành thủy sản ở các vùng.
Lao động làm các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn cả nước đã tăng thêm gần 1,12 triệu người trong vòng 5 năm 2001- 2006. Bình quân mỗi năm tăng thêm trên 223 ngàn người, nghĩa là mỗi năm chuyển dịch được trên 223 ngàn lao động từ khu vực nông, lâm thủy sản vào các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đưa tỷ trọng lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng từ 5,86% lên 9,21% trong giai đoạn 2001-2006, tỷ lệ này cũng chưa phải là cao. Việc thu hút thêm lao động vào làm việc tại các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn các vùng có ý nghĩa to lớn đối với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra những năm qua. Các vùng có sự tăng mạnh lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn là ĐBSH, ĐBSCL và ĐNB. Trong đó, vùng ĐBSH có sự gia tăng mạnh nhất, trong vòng 5 năm qua đã tăng thêm trên 430 ngàn lao động ở khu vực này. Kế đó là vùng ĐBSCL tăng thêm 230 ngàn người, ĐNB tăng thêm trên 201 ngàn người. Các vùng tăng chậm lao động ở khu vực này là: Tây Bắc, Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải miền Trung. Đặc biệt là vùng Tây Bắc chỉ tăng thêm 2,9 ngàn người. Qua đó thể hiện đây là những vùng kém năng động trong phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Như vậy có thể thấy, tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đã giảm nhưng với tốc độ tương đối chậm từ 79,6% năm 2001 xuống 70% năm 2006. Đặc biệt là lao động trong nghành nông nghiệp lượng lao động giảm mạnh nhất, từ 75,9% năm 2001 xuống 65,54% năm 2006. Lao động trong các còn lại đều tăng nhưng mức tăng còn thấp. Sau 5 năm, lao động trong ngành công nghiệp tăng 3,35% ( từ 5,86% năm 2001 đến 9,21% năm 2006), lao động trong ngành dịch vụ tăng 1,24%,…Mặc dù tỷ lệ giảm lao động trong nhóm ngành nông nghiệp còn thấp, tỷ lệ tăng lao động trong nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chưa cao này nhưng cũng cho thấy xu hướng chuyển dịch tích cực đang diễn ra trên địa bàn nông thôn. Khu vực hoạt động phi nông nghiệp đã thu hút và giải quyết được việc làm cho trên 3,5 triệu lao động trong đó có trên 2 triệu lao động chuyển từ nông nghiệp sang trong giai đoạn 2001- 2006. Trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ yêu cầu lao động có trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn chính vì vậy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong các ngành nông nghiệp và tăng lao động trong các ngành phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn sẽ góp phần giải quyết vấn đề chất lượng lao động trong khu vực nông thôn. Tốc độ tăng bình quân lao động làm thương nghiệp ở nông thôn là 9,06%/năm góp phần làm tăng thêm trên 956 ngàn người trong giai đoạn từ năm 2001-2006, đạt trên 2,7 triệu người vào năm 2006, chiếm tỷ trọng gần 8,9% tổng lao động ở nông thôn. Tuy nhiên tỷ lệ này chưa phải cao, chưa thể hiện hết khả n
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status