Tài liệu Một số bài phân tích mẫu môn ngữ văn - Pdf 97

Ng ười trong bao
Bài 1
Lịch sử xã hội Nga thế kỉ XIX là lịch sử một thế kỉ không ngừng đấu tranh chống ách nông nô chuyên chế. Văn
học hiện thực Nga thế kỉ XIX ra đời, phát triển trở thành một trong những nền văn học tiên tiến nhất của nhân loại.
Các nhà văn Nga đã trưởng thành và cống hiến cho nhân loại những giá trị văn hoá tinh thần cao quý. A. Sê-khốp
được coi là người đại biểu kiệt xuất cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỉ XIX. Trong lĩnh vực truyện ngắn,
ông là nhà cách tân nghệ thuật thiên tài. Truyện của ông thường đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội và nhân
bản sâu xa.
Viết trong bối cảnh xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nông nô bảo thủ nặng nề thế kỉ XIX,
truyện ngắn Người trong bao đã phản ánh một cách chân thực sinh động bộ mặt xã hội và hình ảnh con người.
Tập trung vào chủ đề “con người bé nhỏ”, Sê-khốp bên cạnh sự cảm thông sâu sắc với nỗi khổ của con người, còn
phê phán nghiêm khắc những tật xấu của họ. Đặc biệt, môi trường xã hội bảo thủ nặng nề đã đẻ ra những thứ sản
phẩm người “quái thai”, “kì dị” rất đáng phê phán và loại bỏ. Hình tượng “người trong bao” là một phát hiện nghệ
thuật của nhà văn. Hình ảnh con người mắc chứng bệnh sợ hãi, bạc nhược đến nỗi sống và chết một cách thảm hại
đã khái quát một triết lí sâu sắc tiếp nối chủ đề “con người thừa” trong văn học Nga suốt thế kỉ XIX.
Nhân vật Bê-li-cốp – "người trong bao", được nhà văn xây dựng bằng những thủ pháp nghệ thuật phong phú. Nhà
văn vừa miêu tả chân dung thói quen sinh hoạt của nhân vật, vừa sử dụng lời đối thoại trực tiếp của nhân vật đi
kèm với lời người kể chuyện tạo cho người đọc có cái nhìn toàn diện về nhân vật.
Cách miêu tả chân dung thói quen sinh hoạt của nhân vật Bê-li-cốp khá đặc biệt thể hiện một sự quan sát chi tiết,
kĩ lưỡng. Lúc nào cũng vậy, Bê-li-cốp đều đi giày cao su, cầm ô và nhất thiết mặc áo bành tô ấm cốt bông. Ông ở
trong bao, chiếc đồng hồ quả quýt để trong bao và chiếc dao nhỏ gọt bút chì cũng ở trong bao. Bê-li-cốp với mắt
đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông, ngồi xe ngựa thì thu mình lại. Có vẻ như một bộ dạng hài hước
đến phi lí nhưng ngay cả bộ mặt của hắn “dường như cũng ở trong bao”. Hình ảnh cái bao như một ám ảnh đối với
người kể chuyện khi tả lại chân dung Bê-li-cốp. Tưởng như cái bao đó là một tấm vỏ đáng sợ gói chặt hắn đến ngạt
thở, làm tấm ngăn cách hắn với cuộc sống bên ngoài. Người kể chuyện vẫn còn kể thêm chi tiết “Cả ý nghĩ của
mình, Bê-li-cốp cũng cố giấu vào bao”. Tưởng như thâm hiểm, thần bí lắm nhưng thực chất đó là một kiểu người kì
quặc đến quái dị. Ngay cả “thói quen” của hắn cũng rất lạ. Việc đi hết nhà này đến nhà khác không nói không
rằng, mắt nhìn xung quanh như kiếm vật gì rồi lại cáo từ làm người ta hoảng sợ. Hắn cho đó là cách duy trì mối
quan hệ tốt đẹp. Sự im lặng – “trong bao” ấy như hàm chứa trong đó một sự bảo thủ trì trệ, ngu dốt, bạc nhược
đến thảm hại.
Tự giam mình trong bao, hắn sống cũng rất “thảm hại”. Buồng ngủ “chật như cái hộp”, cửa sổ đóng kín mít, khi

nhưng hiện còn bao nhiêu là người trong bao, trong tương lai cũng sẽ còn bao nhiêu kẻ như thế nữa”. Hình ảnh
người trong bao không chỉ có một mà là số đông, là cả một xã hội bạc nhược, nhát sợ. Cái xã hội mà bóng ma
chuyên chế nông nô bao phủ lấn át. Sự xuất hiện của những con người kiểu Bê-li-cốp đã kìm hãm sự phát triển
phồn thịnh của đất nước, đẩy nước Nga chìm đắm trong màn đêm đen tối lạc hậu. Lời của bác sĩ I-van có ý nghĩa
thức tỉnh sâu xa. Ý thức được bản thân mình là kiểu “người trong bao” để rồi quyết tâm phá bỏ nó là cả một quá
trình nhận thức tiến bộ. “Không thể sống mãi như thế được” – câu nói của I-van đã thắp sáng niềm tin tươi sáng
vào sự phát triển của dân tộc. Trong ánh hoàng hôn ảm đạm của nước Nga nông nô chuyên chế, sự dũng cảm loại
bỏ cái xấu xa hèn kém của chế độ Nga hoàng đã khẳng định tầm nhìn vĩ đại của Sê-khốp, khẳng định ông là một
bậc thầy của cách mạng hiện thực Nga cuối thế kỉ XIX.
Hình tượng người trong bao
" Qua hình tượng nhân vật người trong bao Bê li cốp, đại thi hào Sê khốp đã lên án và phê phán mạnh mẽ và
sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược , bảo thủ và ích kỷ của một bộ phận trí thức người Nga cuối thế kỉ XIX.
Vấn đề là ở chổ họ chỉ biết sống chui rút trong một khuôn khổ bó hẹp và ngột ngạt mà chính họ đã tạo nên.
Hiện nay, "những cái bao" đó vẫn còn hiện diện khắp nơi mà vô số người đã bị nó bó hep tiêu biểu là vào thời
phong kiến những người phụ nữ phải chịu chèn ép và áp bứt vời cái bao lễ nghi phong kién thì đến hôm nay học
sinh chúng ta với cái bao điểm số.Còn rất nhiều những cái bao trong thực tế mà chúng ta vướng phải. Diều quan
trọng là chúng ta phải thức tỉnh và thoát khỏi những cái bao ấy chứ "Không thể sống mãi như thế được!". Chúng
ta phải vứt bỏ những cái bao kia và sống thật thoải mái , thật vui vẻ, bao dung ,vị tha và ĐỪNG BAO GIỜ LẬP
LẠI CON ĐƯỜNG MÀ BÊ LI CỐP ĐÃ ĐI! "
Ý nghĩa hình ảnh cái bao
Trước hết nói về nhân vật Bê li-cốp.
Tác giả nhấn mạnh đến tính chất hèn nhát, sợ sệt nhỡ điều gì đó xảy ra đến mức rút sâu vào trong bao
của Bê-li-cốp. Từ đồ đạc y cho vào bao ( cái ô, chiếc đồng hồ quả quýt, con dao nhỏ), đến con người y cũng rụt
vào bao (đeo kính che mắt, mặc áo cốt bông, bẻ đứng cổ áo lên, đi giày cao su, cầm ô, tai nhét bông, ngồi xe
ngựa cho kéo mui); về nhà thì nằm trong buồng chật như cái hộp, kéo chăn trùm đầu kín mít. Ý nghĩ của y, y
cũng giấu kín vào bao. Y chỉ tin những chỉ thị, thông tư, những bài báo cấm đoán điều này điều nọ mới là cái rõ
ràng Bê-li-cốp chui vào bao để tự bảo vệ, để tránh xảy ra chuyện gì. Lúc nào y cũng lo lắng “nhỡ xảy ra
chuyện gì”. Đi ngủ rồi, nằm trong chăn rồi mà y còn chưa yên tâm, vẫn còn “thấy rờn rợn”. Sau đó suốt đêm Bê
-li-cốp nằm mơ toàn những chuyện khủng khiếp.
Cả cái chuyện lấy vợ, hắn cũng lần lữa, đắn đo, suy tính, vì cứ sợ thế này thế nọ: “Không, lấy vợ là bước

không khí nghẹt thở, bẩn thỉu”. Cô-va-len-cô còn đặt tên cho Bê-li-cốp là “Con nhện”. Phải chăng con nhện luôn
giăng những sợi tơ, kết thành mạng để tự bảo vệ mình, đồng thời đánh bẫy những kẻ khác? Chỉ biết chắc một
điều, Bê-li-côp có tính xoi mói và mách lẻo. Tất cả những gì mà hắn thấy không hợp với những “chỉ thị, thông
tư, những bài báo cấm đoán điều này điều nọ” hắn đều thấy có nghĩa vụ báo cáo với cấp trên và chính quyền.
Chính vì thế mà nhà trường bị Bê-li-cốp khống chế suốt mười lăm năm trời. Và cả thành phố cũng bị “những kẻ
như Bê-li-cốp” khống chế.
Bê-li-cốp và những kẻ như Bê-li-cốp đã kìm hãm sự tiến bộ, kìm hãm những cái gì gọi là tốt đẹp. Người
ta sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách, giúp đỡ người nghèo, dạy học chữ
Hắn lo sợ, nhưng hắn cũng muốn cả thành phố phải sợ những chỉ thị, thông tư, những điều cấm kị. Hắn cứng
nhắc và gàn dở cho rằng “Nếu không có chỉ thị nào cho phép thì ta không được làm”. Nhà văn Nguyễn Tuân đã
có những nhận xét sắc sảo về nhân vật Bê-li-côp: “Bê-li-cốp, người mang áo bao, là một kẻ giả nhân giả nghĩa,
một anh đạo đức giả đã nghĩ một cách kì cục là định đem ấn cả cuộc sống phong phú muôn ngàn người vào một
cái áo bao. Bệnh chủ quan, bệnh sợ thực tế sinh động, bệnh sợ cái mới, sợ cái tiến triển đã làm cho Bê-li-cốp
dệt ra một cái áo bao. Rồi tình cảm, tính tình và cả cuộc đời Bê-li-cốp, Bê-li-cốp đều cho vào áo bao. Từ ngày
lắp mình vào áo bao, để áo bao đỡ che cho mình khỏi bị những gió máy cuộc sống bên ngoài thổi tới, Bê-li-cốp
càng trông thấy thực tế càng sợ. Y sợ cuộc đời và cuộc đời cũng sợ y” (Tìm hiểu Sê-khốp).
Nhưng giả như chỉ có một tay giáo viên tiếng Hi Lạp như Bê-li-cốp gàn dở và khống chế mọi người thì giỏi
lắm, y cũng chỉ khống chế được giáo viên và học sinh trường trung học, nơi hắn dạy mà thôi. Nhưng, như đoạn
kết của thiên truyện, sau khi chôn Bê-li-cốp rồi, cuộc sống vẫn nặng nề vì “Trên thực tế, Bê-li-cốp đã chầu âm
phủ nhưng hiện còn bao nhiêu là người trong bao, trong tương lai cũng sẽ còn bao nhiêu kẻ như thế nữa!”.
Chế độ chuyên chế của Sa hoàng đã đẻ ra những quái thai như Bê-li-cốp, và chúng chiếm một số lượng không
nhỏ. Cần phải trở lại phần đầu câu chuyện khi I-va-nưt và Bu-rơ-kin nói đến Ma-rơ-va, vợ viên trưởng thôn
“một người khoẻ mạnh và không đến nỗi ngu hèn, nhưng suốt đời không đi ra khỏi làng, chưa hề trông thấy
thành phố hoặc đường xe lửa; mười năm trở lại đây luôn luôn ngồi bên lò sưởi, chỉ đêm đến mới đi ra đường”.
Bu-rơ-kin nói : “Cái đó có gì lạ, số người tính cô độc, ru rú như gián ngày hoặc cố khoanh tròn trong vỏ như con
ốc, thế gian này hiếm gì [ ] loại người như Ma-rơ-va không phải hiếm gì”. Và anh ta kể chuyện Bê-li-cốp, là
loại người như Ma-rơ-va. Đáng chú ý là trong kết thúc câu chuyện, trước khi I-va-nưt tuyên bố : “Không thể
sống mãi như thế được”, hai người đã nằm ngủ vì khuya rồi thì “bỗng nghe tiếng chân nhè nhẹ: tụp, tụp có
người đi đâu đây gần sân cỏ; đi một đoạn và dừng lại, và sau một phút lại đi [ ] Đấy Ma-rơ-va đi đấy- Bu-rơ-
kin nói. Tiếng chân lại im bặt”. Như thế là câu chuyện được bắt đầu bằng Ma-rơ-va, chuyển sang Bê-li-cốp và

ta đang đòi tiến mạnh” ( Tìm hiểu Sê-khốp, tài liệu đã dẫn).
MỘ_HCM
* Trước tiên phải khẳng định đây là 1 bài thơ viết theo lối Đường thi, sử dụng những bút pháp của thơ cổ,
vậy tinh thần thời đại sẽ ở đâu?
- "cánh chim", "chòm mây" -> "lấy động tả tĩnh, lấy điểm vẽ diện" -> 1 bút pháp của Đường thi.
+ Sự xuất hiện của hình ảnh thiên nhiên ngay từ đầu bài thơ gợi dáng dấp cổ điển trong thơ xưa.
+ Dẫn chứng: cánh chim, chòm mây xuất hiện trong thơ Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn
Khuyến, Lý Bạch, Thôi Hiệu
+Ta bỗng nhận ra 1 nét chung trong tâm hồn, cốt cách các bậc "tiền phong đạo cốt" xưa và Bác: ung dung,
thanh cao như muốn vượt lên cuộc sống tầm thường.
+Tuy nhiên vẫn mang tinh thần thời đại: Nếu như cánh chim trong thơ thi sĩ thời xưa gợi về xa xăm, phiêu
bạt, bay vào vô tận rồi mất hút; thì trong thơ Bác cánh chim ấy lại tìm về cánh rừng để ngủ sau 1 ngày mệt
mỏi, tìm về với nhịp sống vẫn tuần hoàn. Trong câu thơ thoáng buồn, nhưng ta đồng cảm với nỗi lòng của
Bác vaf càng nhận thấy Bác có 1 tinh thần thép (khác với cái tôi trữ tình tuyệt vọng trong thơ xưa nếu
đặt tâm trạng Bác vào hoàn cảnh thực tế): dù đang bị lưu đày vẫn ung dung cảm nhận thiên nhiên -> điều
này cũng phản ánh chất hiện đại trong thơ Người.
- Từ phông thiên nhiên trên kia, đột ngột 2 câu sau hiện ra 1 bức tranh sinh hoạt của con người:
"Sơn thôn hồng"
+ Hình tượng trung tâm: người thiếu nữ trong LĐ mang nét đẹp tươi trẻ, khoẻ khắn, bình dị => điều này
khác lạ với thơ xưa, vì thơ xưa thường lấy những hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp cao sang, quý phái, mẫu
mực mang tính ước lệ tượng trưng. Bác đã đưa hình ảnh người LĐ vào trong thơ. > hiện đại.
+ Ko 1 chút hoa mĩ, cầu kì nhưng ko hạ thấp giá trị thơ => Hình ảnh người con gái toả sáng trong từng
động tác xay ngô => con người trở thành chủ thể (trong khi thơ xưa con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng
trước thiên nhiên). => hiện đại.
+ Bứt tranh thiên nhiên hiu quạnh phía trên đã chuyển mình thành bức tranh sự sống => Sự gắn bó với
cuộc sống và những con người LĐ bình dị của Bác => hiện đại.
+ Bút pháp: láy âm, vắt dòng (mới lạ so với cổ thi) -> vòng quay của cối xay ngô -> câu thơ có sự vận
động: "ma bao túc/ bao túc ma" -> sự vận động tự nó đã toát lên sự sống qua nhịp điệu xay ngô. -> giàu
chất tạo hình.
+ Khi vừa xay xong -> thì lò than rực hồng -> ko 1 chữ tối viết ra trong câu thơ ta vẫn nhận ra trời đang

* “ma bao túc” – “bao túc ma”: điệp ngữ liên hoàn, gợi vòng quay liên tục, đều đặn của động tác xay
ngô. Công việc lao động vất vả, miệt mài -> Tấm lòng nhân ái của Bác.
Tác giả đặt hình ảnh “ sơn thôn thiếu nữ” ở vị trí trung tâm của bức tranh phong cảnh chiều tôi làm cho
bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh cuộc sống con người.
(Thơ xưa con người thường nhạt nhoà trước thiên nhiên rộng lớn). Trong bất cứ hoàn cảnh nào, HCM cũng gắn
bó với con người nơi trần thế, đặc biệt là cuộc sống nhân dân lao động.
* “ lô dĩ hồng ”: lò than đỏ rực xuất hiện thật bất ngờ, tỏa sáng vào đêm tối, gợi ấm áp, vui vẻ (B
dùng ánh lửa đỏ để thể hiện thời gian đã tối). Hình tượng thơ vận động hướng về sự sống và ánh sáng. Bức
tranh chiều muộn trở nên sáng đẹp.
=> Sự xuất hiện hình ảnh người thiếu nũ trong khung cảnh lao động, bên lò than rực hồng đã mang
lại ánh sáng và niềm vui, mang lại sức sống mãnh liệt cho người tù xa xứ.
III. Ch ủ đề :
5
Qua bức tranh về thiên nhiên và cảnh SH của con người vào lúc chiều tối, bài thơ nói lên lòng yêu
TN, thương con người và qua đó ta hiều thêm về chất thép của người tù cs Hồ Chí Minh
IV. T ổ ng k ế t
1. N ộ i dung:
* Bức tranh chiều tối đơn sơ, mênh mông mà đầm ấm.
* Tâm hồn Bác cao rộng, hòa hợp với thiên nhiên, dạt dào niềm tin vào cuộc sống và con
người ® bản lĩnh kiên cường.
2. Ngh ệ thu ậ t: Bút pháp cổ điển và hiện đại.
Trong thời gian bị tù ở Quảng Tây (Trung Quốc) , Bác Hồ bị giải qua nhiều nhà lao. Không thể nói hết những nỗi
gian khổ dọc đường giải tù , nhưng Bác ít nhắc đến nỗi khổ ải đó mà nếu có nhắc đến một vài sự việc trên
đường giải tù thì Người pha giọng châm biếm , hài hước , tự trào. Bác cảm thấy có thi hứng trên đường giải tù ,
nhiều đề tài thơ đã được phát hiện và nhiều bài thơ hay đã được lưu lại trong “Nhật kí trong tù”. Bài thơ “mộ”
(Chiều tối) là một bài thơ đặc sắc , tưởng như không phải là thơ của tù nhân Hồ Chí Minh mà là một bài thơ của
thời thịnh Đường.
Trước hết , ta nhận thấy “Mộ” (Chiều tối) là bài thơ thể hiện một cách cụ thể và sinh động tư tưởng trong bài
thơ tuyên ngôn của Hồ Chí Minh:
“Thân thể tại ngục trung

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn , lô dĩ hồng.”
(Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết , lò than đã rực hồng.)
Hình ảnh thiếu nữ xuất hiện làm xôn xao cả buổi chiều cô quạnh. Lại có sự vận động “ma bao túc” (xay ngô tối)
làm cho không khí buổi chiều đượm một chút náo nhiệt. Cảnh chiều tối bỗng dưng có sinh khí. Chứng tỏ Bác tuy
khổ sở về cảnh tù ngục , nhưng không lúc nào là không lưu tâm đến những người lao động và những hoạt động
6
thiết thực của họ. Nhưng nếu bài thơ chỉ dừng lại ở đây thì thơ Bác không thể vượt lên trên những kiệt tác của
thơ Đường được. Bác tiếp thu tinh hoa của thơ Đường nhưng cũng đổi mới thơ Đường. Người không kết thúc bài
thơ một cách lạnh lẽo. Người đã đem vào hình thức chật hẹp của thơ Đường tâm hồn một người chiến sĩ Cộng
sản lỗi lạc. Câu kết của bài thơ đã rực lên màu sắc thiết tha , tin yêu vào cuộc sống của Người.
“Bao túc ma hoàn , lô dĩ hồng.”
(Xay hết , lò than đã rực hồng.)
Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã bàn luận về tứ thơ này như sau:
“Hồ Chí Minh rất Đường mà lại không Đường tí nào. Với một chữ “hồng” , Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài
thơ , đã làm mất đi sự mỏi mệt, sự uể oải , sự vội vã , sự nặng nề đã diễn tả trong ba câu đầu , đã làm sáng rực
lên khuôn mặt của cô em sau khi xay ngô tối. Chữ “hồng” trong nghệ thuật thơ Đường người ta gọi là “con mắt”
của thơ (thi nhãn hoặc nhãn tự) , nó sáng bừng lên , nó cân lại , chỉ một chữ thôi với hai mươi bảy chữ khác dầu
nặng đến mấy đi chăng nữa.
Với chữ “hồng” đó có ai còn cảm giác nặng nề , mệt mỏi , nhọc nhằn nữa đâu mà chỉ thây màu đỏ đã nhuốm lên
cả bóng đêm , cả thân hình , cả lao động của cô gái đáng yêu kia. Đó là màu đỏ của tình cảm Bác”.
Không thể tưởng tượng được bài thơ “Mộ” (Chiều tối) là một bài thơ trong tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí
Minh. Không hề có bóng dáng của nhà tù. Không thấy hình ảnh của tù nhân mà cứ tưởng rằng đây là thơ của thi
sĩ tự do. Mà đúng , đây là thơ của tinh thần tự do , “Tinh thần tại ngục ngoại”. Với cách cấu tứ theo kiểu thơ
Đường , tác giả đã thoả mãn được nhu cầu thẩm mĩ của người đọc và bộc lộ được tư tưởng , tình cảm một cách
kín đáo. Cả bài thơ màu sắc cứ bàng bạc để rồi kết bài thơ bằng một chữ “hồng” tươi sáng , ấm áp , tin yêu. Đó
là tấm lòng , là niềm tin của Bác. Đọc thơ Bác, chúng ta cũng cảm thấy nhuốm cái màu hồng của buổi chiều tối
Bác tả trong thơ.
Những điểm cần phân tích ở bài Chiều tối (Mộ)

[1]
.
Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình,
"nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới", "ông hoàng của thơ tình".
7
Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào "Thơ
Mới". Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), truyện ngắn Phấn
thông vàng (1939), Trường ca (1945).
Hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió được giới văn học xem như là hai kiệt tác của ông ca ngợi tình yêu và qua
các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và đam mê sống. Và ca ngợi tình yêu thì làm sao mà không
ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm và cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc
đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cửu, tất cả đã
được diễn tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lý nhân sinh. (Huy Cận, tháng 4 năm 2000)
Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn
hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm
thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc.
Xuân Diệu tham gia ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam.
Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng, một "dòng thơ công dân".
Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng
thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân
Diệu (1983).
Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong
di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.
Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ
thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983.
Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996).
Tên của ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội.
Đời sống riêng
Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với NSND Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con
chung


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status