Khảo sát và tính toán kiểm nghiệm hệ trục chân vịt trên tàu MPV đóng tại công ty sông thu - pdf 11

Download Đồ án Khảo sát và tính toán kiểm nghiệm hệ trục chân vịt trên tàu MPV đóng tại công ty sông thu miễn phí



MỤC LỤC
1.Tổng quan
1.1. Mục đích, ý nghĩa đề tài
2. Tổng quan về hệ động lực trên tàu thủy
2.1. Lịch sử và phương hướng phát triển của hệ động lực tàu thủy .
2.1.1. Lịch sử phát triển
2.1.2. Hướng phát triển của hệ động lực tàu thủy .
2.2. Hệ động lực tàu thủy sử dụng động cơ diesel .
2.2.1. Động cơ diesel và đặc tính máy chính – chân vịt
2.2.2. Hệ trục
2.2.3. Chân vịt
3. Khảo sát hệ động lực tàu MPV đóng tại công ty Sông Thu
3.1. Tổng quan về tàu MPV đóng tại công ty Sông Thu .
3.1.1. Giới thiệu chung về tàu MPV .
3.2. Hệ động lực tàu MPV
3.2.1. Động cơ tàu.
3.2.2: Hệ trục tàu MPV
3.2.2.1. Trục trung gian
3.2.2.2 Trục chân vịt
3.3. Tính kiểm nghiệm hệ trục
3.3.1: Tính nghiệm phản lực tại gối đỡ
3.3.2: Tính nghiệm sức bền các trục
3.3.2.1. Tính kiểm nghiệm sức bền trục trung gian
3.3.3.2. Tính kiểm nghiệm sức bền trục chân vịt
3.4. Căng tim định tâm và lắp ráp hệ trục
3.4.1.Căng tim
3.4.2 Lắp các thành phần hệ trục
4. Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Nước ta trong 10 năm trở lại đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về kinh tế, xã hội nói chung và trong ngành đóng tàu nói riêng. Từ những con tàu chở dầu loại lớn đến những chiếc tàu kéo hiện đại phục vụ trong nhiều lĩnh vực từ giao thương đến tuần tra, cứu hộ cứu nạn trên biển đến ứng phó sự cố tràn dầu trên biển.

Là một sinh viên ngành Cơ Khí Động Lực việc chọn đề tài tốt nghiệp là “Khảo sát và tính kiểm nghiệm hệ trục tàu MPV” nhằm học hỏi thêm kiến thức nghành tàu thủy. Trong thời gian đi thực tập tốt nghiệp tại công ty đóng tàu Sông Thu em đã tìm hiểu thực tế công việc đóng tàu cũng như tìm hiểu các tài liệu, bản vẽ có liên quan đến tàu MPV.

Sau gần 15 tuần tìm hiểu cũng như tham khảo nhiều tài liệu liên quan đến chuyên ngành cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa và các bạn em đã hoàn thiện đề tài tốt nghiệp. Tuy rất cố gắng học hỏi và cẩn thận trong vệc thực hiện để tài nhưng vẫn không tránh được những thiếu sót. Rất mong sự thông cảm và chỉ bảo của thầy cô cùng các bạn để em ngày càng hoàn thiện hơn về kiến thức và hiểu thêm về chuyên nghành.

Với sự cố gắng của chính mình và sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy Nguyễn Quang Trung và thầy Nguyễn Tiến Thừa, em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.

Em xin chân thành Thank sự hướng dẫn, chỉ bảo của hai thầy trong thời gian vừa qua đã giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.

Các kí hiệu và viết tắt

Ký hiệu Nội dung

MPV Multi Purpose Vesel

CAT CATERPILAR

1.Tổng quan

1.1. Mục đích, ý nghĩa đề tài

Việc thiết kế đóng mới một chiếc tàu biển cần rất nhiều thời gian, kiến thức và kinh nghiệm của nhiều nhà kỹ thuật hàng đầu. Do đó, việc khảo sát, tính nghiệm và tìm hiểu kết cấu, cách bố trí của các hệ thống, trang bị của một con tàu hiện đại cũng là một yêu cầu đối với một kỹ sư mới ra trường. Vì vậy, mục đích mà em hướng đến trong đề tài này là:

+ Tìm hiểu các trang thiết bị, các hệ thống và phương pháp bố trí các trang thiết bị, hệ thống đó trên tàu.

+ Khảo sát và tính nghiệm bền hệ trục và dao động ngang của hệ trục.

Trong phạm vi đề tài, em trình bày một cách khái quát về các vấn đề liên quan nhưng chú trọng về việc khảo sát và tính toán kiểm nghệm bền hệ trục. Do những hạn chế về tài liệu cũng như sự hạn chế về kiến thức cơ bản chuyên nghành tàu thủy nên em chỉ tính kiểm nghiệm bền hệ trục dựa trên tài liệu tàu thủy cũng như qui phạm đóng tàu Việt Nam.

Đối với một sinh viên nghành cơ khí động lực việc chọn đề tài “Khảo sát và tính kiểm nghiệm hệ trục tàu MPV” có một ý nghĩa như sau:

+ Tìm hiểu thêm những kiến thức về một con tàu hiện đại cũng như những khó khăn trong việc thiết kế đóng mới một con tàu. Tạo nên sự tự tin, sự linh hoạt trong việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.

+ Đề tài thể hiện sự kết hợp những kiến thức đã học trong những năm học lại với nhau thành một chỉnh thể. Điều đó chứng tỏ có một sự biến đổi về chất đối với một sinh viên sau nhiều năm học tập.

2. Tổng quan về hệ động lực trên tàu thủy

Hệ thống động lực tàu thủy là hệ thống các thiết bị có nhiệm vụ duy trì tốc độ, phương hướng cho hoạt động của tàu và các thiết bị động lực phụ, bảo đảm sự hoạt động của tàu, thuyền viên, hành khách.

Hệ động lực tàu thủy là một tập hợp các thiết bị để thực hiện các quá trình biến đổi năng lượng hóa học của nhiên liệu thành nhiệt năng, cơ năng hay điện năng nhằm đảm bảo tất cả các nhu cầu cần thiết cho tàu và hệ động lực.

Trong các thành phần của hệ động lực nói chung gồm có các động cơ chính và động cơ phụ, cơ cấu truyền động, hệ trục và các hệ thống khác nhau để phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho động cơ. Ngoài ra trong hệ động lực còn có các thiết bị để kiểm tra, điều khiển tự động hay từ xa các chế độ làm việc của từng thành phần trong hệ thống.

Động cơ chính là động cơ dùng để phục vụ các nhu cầu chính, như đối với thiết bị tàu thủy dùng để quay chân vịt và phu thuộc vào nhu cầu của tàu số lượng động cơ chính có thể lớn hơn một.

Ngoài động cơ chính còn có các động cơ nhỏ để lai máy phát điện, máy bơm, máy nén khí khởi động... Các động cơ này còn được gọi là động cơ phụ.

Cơ cấu truyền động là thiết bị trung gian giữa 2 nguồn phát và thu năng lượng, làm thay đổi tần số quay trên trục bị động. Cơ cấu này thường dùng kiểu truyền động cơ khí nhờ hệ thống các bánh răng, truyền động bằng điện, truyền động bằng thủy lực, hay truyền động liên hợp bằng cả cơ khí lẫn thủy lực.

Hệ trục trong thiết bị động lực tàu thủy đảm bảo truyền cơ năng từ mặt bích của hộp giảm tốc hay của động cơ tới chân vịt. Trong thành phần của hệ trục thường bao gồm các đoạn trục, khớp nối, các ổ đỡ và ổ chặn lực dọc trục, cơ cấu phanh và các thiết bị đo momen xoắn.

2.1. Lịch sử và phương hướng phát triển của hệ động lực tàu thủy.

2.1.1. Lịch sử phát triển.

Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ vào đầu thế kỷ 18 đã mang lại cho ngành Hàng Hải một sản phẩm chế tạo do các nhà phát minh và kỹ thuật, đó là máy hơi nước, một công cụ sinh ra động lực. Máy hơi nước đã được áp dụng vào thuật Hàng Hải và tàu thủy ra đời.



Hình 1.1: Máy hơi nước của Denis Papin

Năm 1783 tàu máy hơi nước được thử nghiệm đầu tiên sau 98 năm, khi Denis Papin sáng chế ra máy hơi nước đó là tàu Pyroscaphe. Năm 1802 tàu hơi nước chạy guồng đầu tiên ra đời (tàu Charlotte Dundas) dài 15m kéo được 2 sà lan 70t. Và tiếp theo là năm 1840 tàu hơi nước chân vịt đầu tiên ra đời (tàu Achimedes). Ở Mỹ vào năm 1871 đã nguyên cứu và áp dụng tàu hơi nước quay chân vịt + buồm phụ trợ - tàu Oceani...


http://download.doko.vn/thesis/221617/e ... he-tru.rar
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status