Thiết kế tổ chức thi công công trình Sơn La – hạng mục Nhà Máy Thuỷ Điện - pdf 11

Download Thiết kế tổ chức thi công công trình Sơn La – hạng mục Nhà Máy Thuỷ Điện miễn phí



Vùng tuyến Pa Vinh II nằm trong khu vực thung lung sông Đà với các đỉnh dạng vai, các bề mặt sườn với độ cao từ 100 ~ 400 m của các dãy núi trung bình và cao kéo dài chủ yếu theo hương Tây Bác – Đông Nam. Dựa vào nguồn gốc tạo thành có thể chia địa hình vùng tuyến thành các dạng địa hình sau đây:
- Bờ trái với địa hình có nguồn gốc là xâm thực bóc mòn là các đỉnh dạng vai mức cao 400 – 500 m với bề mặt sườn có độ dốc trung bình là 25-45o khá dốc đứng
- Bờ phải là địa hình có nguồn gốc chủ yếu là bóc mòn , là dải đồi núi thoải hơn dạng vai ở mức 200 -300 m , độ dốc trung bình là 15 -25o
- ở hạ lưu tuyến đập nơi lòng sông mở rộng , tích tụ Aluvi sông Đà phát triển khá mạnh tạo nên 1 bãi bồi lòng sông lớn ( Bãi bồi Hủa Non và các bãi bồi ven sông )
- Đáy sông vùng tuyến có cao độ khoảng 108 – 111 m , Khoảng cách giữa hai mép bờ sông dao động từ 120 – 270 m
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-781/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG
Vị trí địa lý
Công trình thủy điện Sơn La được xây dựng trên địa phận xã Ít Ong huyện Mường La và xã Liệp Tè huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La. Vị trí tuyến đập thuộc phương án tuyến Pa Vinh II trên sông Đà.

Hình 1.1 - Vị trí xây dưng thuỷ điện Sơn La
Nhiệm vụ công trình.
Cung cấp nguồn điện năng để phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
Góp phần chống lũ về mùa mưa và cung cấp nước về mùa kiệt cho đồng băng bắc bộ
Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế văn hóa xã hội cho vùng Tây Bắc.
Quy mô công trình.
Cấp công trình: cấp đặc biệt.
Dung tích chống lũ cho hạ lưu là 7 tỷ m3 , trong đó 4 tỷ m3 ở hồ Sơn La, và 3 tỷ m3 ở hồ Hoà Bình.
Bảng 1.1. Bảng thông số chỉ tiêu chính thuỷ điện Sơn La
TT 
Thông số và chỉ tiêu 
Đơn vị 


1 
Hồ chứa 

Cấp đặc biệt 


- chế độ điều tiết 

Năm 


- Mực nước dâng binh thường 
m 
215 


-Mực nước dâng gia cường( Ứng với lũ P = 0,01% ) 
m 
217,83 


- Mục nước kiểm tra 
m 
228,07 


- Mục nước chết 
m 
175 


- Dung tích toàn bộ 
106m3 
9260 


- Dung tích hữu ích 
106m3 
6504 


- Dung tích phòng lũ 
106m3 
4000 


- Diện tích mặt hồ( MNDBT ) 
km2 
224 

2 
Thuỷ văn 




- Diện tích lưu vực 
km2 
43.760 


- Lưu lượng trung bình nhiều năm 
m3/s 
1532 


- Tổng lượng dòng chảy năm 
tỷ m3 
48,32 


- Lưu lượng lũ 
m3/s 



Với P = 0,01% 
m3/s 
47.700 


P = 0,1% 
m3/s 
28.600 


P = 1% 
m3/s 
19.600 


P = 5% 
m3/s 
14.600 


P = 10% 
m3/s 
12.700 


Lũ lớn nhất có thể xảy ra 
m3/s 
60.000 

3 
Công trình chính 

Cấp đặc biệt 


1. Đập dâng 




- Loại đập 

Bê tông 


- Chiều cao lớn nhất 
m 
138,1 


2. Công trình xả lũ 




- Yêu cầu lớn nhất 
m3/s 
34.780 


- Tần suất thiết kế 
% 
0,01 


* Xả sâu 




+ Số lỗ xả ( b x h ) 
lỗ 
12( 6 x 10 ) 


+ Cao trình ngưỡng xả 
m 
145 


* Xả mặt 




+ Số khoang xả 
Khoang 
6( 15 x 13) 


+ Cao trình ngưỡng xả 
m 
197,8 

4 
Nhà máy thuỷ điện 

Cấp đặc biệt 


1. Thông số chính 




- Lưu lượng max 
m3/s 
3642 


- Cột nước max 
m 
101,6 


- Cột nước min 
m 
56,4 


- Cột nước tính toán 
m 
78 


- Công suất bảo đảm 
MW 
639 


- Công suất lắp máy 
MW 
2400 


- Năng lương trung binh nhiều năm 
106kW/h 
10.227 


2. Loại nhà máy 

Sau đập 


3. Số tổ máy 
Tổ 
6 

Điều kiện tự nhiên khu vục xây dựng
. Điều kiện địa hình.
Vùng tuyến Pa Vinh II nằm trong khu vực thung lung sông Đà với các đỉnh dạng vai, các bề mặt sườn với độ cao từ 100 ~ 400 m của các dãy núi trung bình và cao kéo dài chủ yếu theo hương Tây Bác – Đông Nam. Dựa vào nguồn gốc tạo thành có thể chia địa hình vùng tuyến thành các dạng địa hình sau đây:
Bờ trái với địa hình có nguồn gốc là xâm thực bóc mòn là các đỉnh dạng vai mức cao 400 – 500 m với bề mặt sườn có độ dốc trung bình là 25-45o khá dốc đứng
Bờ phải là địa hình có nguồn gốc chủ yếu là bóc mòn , là dải đồi núi thoải hơn dạng vai ở mức 200 -300 m , độ dốc trung bình là 15 -25o
ở hạ lưu tuyến đập nơi lòng sông mở rộng , tích tụ Aluvi sông Đà phát triển khá mạnh tạo nên 1 bãi bồi lòng sông lớn ( Bãi bồi Hủa Non và các bãi bồi ven sông )
Đáy sông vùng tuyến có cao độ khoảng 108 – 111 m , Khoảng cách giữa hai mép bờ sông dao động từ 120 – 270 m
. Điều kiện địa chất.
Tầng lớp phủ :
1. Phủ nhóm đất rời : gồm có 2 lớp chính 1a chiều dày trung bình 3 - 5 m và 1b Chiều dày trung bình 4 - 5 m có thành phần chính là cát hạt nhỏ hạt trung lẫn cuội sỏi hệ số thấm K = 40- 180 m/ngđ
2. Phủ nhóm đất dính : gồm 2 lớp 2a Chiều dày trung bình 2 - 4 m và 2b Chiều dày trung bình 2 - 3 m ( edQ ) có thành phần á sét , sét lẫn dăm sạn có hệ số thấm nước
K = 0,15 m/ngđ
Nói chung khi thi công hoàn toàn bóc bỏ lớp phủ , để đặt đập bê tông trên nền đá gốc , đảm bảo ổn định cho đập bê tông trọng lực
Tầng đá gốc :
Nền đập vai bờ trái :
Nền đập vai bờ trái nằm trong phạm vi phân bố đá bazan - điaba , cấu tạo đá có nguồn gốc phun trào - á phun trào được bóc lộ sâu .
Mặt cắt địa chất vùng tuyến : IA1 chiều sâu trung bình 10 – 15 m
IA2 chiều sâu trung bình 18 – 20 m
IB chiều sâu trung bình 30 – 35 m
IIA chiều sâu trung bình 55 – 60 m
Đới đá IIA bên vai trái tuyến đập là đá bazan - điaba cứng nhắc , nứt nẻ trung bình, tính thấm nước trung bình. Có các chỉ tiêu như sau :
Cường độ kháng nén trung binh : 756 KG/cm2
Lưu lượng ép nước đơn vị : q = 0,06 l/ph
Mô đun biến dạng trung bình : Eo = 11.000 M(a
Chỉ tiêu độ bền kháng cắt của khối + góc ma sát trong :tg( = 0,80
+ lực dính C = 2,5 KG/cm2
ở phía dưới là đới đá IIB có tính thấm nước yếu và không thấm nước
Có lưu lượng ép nước đơn vị : q = 0,015 l/ph
Do đó với phương án đập bê tông trọng lực nền đập đặt trên nền đới đá IIA với bề dày đào bóc trung bình 20 -30 m, hoàn toàn an toàn về mặt cường độ ,nhưng phải xử lý thấm với màn chống thấm phải xử lý qua khối đá IIA có tính thấm nước yếu (q = 0,06 l/ph ) sâu vào đới đá IIB tính thấm nước yếu và không thấm nước
(q = 0,015 l/ph ) từ 5 -10 m .Như vậy chiều sâu màn chống thấm 40- 45 m
Nền đập và nhà máy phần lòng sông :
Nền đập giữa sông đặt trên khối đá bazan - điaba
Lớp bồi tích lòng sông (1a) thành phần cát cuội tảng chiều dày thay đổi từ 1-8m có tính thấm lớn phủ trực tiếp trên đới đá Bazan - điaba phong hoá yếu nứt nẻ mạnh (IIA ).
Đới đá tương đối nguyên khối (IIB) nằm ở sâu 65 – 70 m
Các chỉ tiêu của đới đá IIA như sau :
Môđun biến dạng trung bình : Eo = 8000 M(a
Chỉ tiêu độ bền kháng cắt : + Góc masat trong : tg( = 0,7
+ Lực dính C = 2,0 KG/cm2
Ta thấy do bề mặt đá gốc phân cắt không đều và tại những vị trí đứt gãy phá huỷ kiến tạo cắt qua , đá gốc bị nứt nẻ mạnh nên khi đào hố móng chúng ta bóc bỏ thêm 5 – 10 m sau khi bóc bỏ lớp bồi tích 1a
Mặt khác để tránh khả năng thấm tập trung tại nền đập ở lòng sông cần khoan phun xi măng tạo màn chống thấm tới 65 - 70 m qua đới đá IIA nứt nẻ mạnh và sâu vào đới IIB khoảng 5 -10 m
Đập dâng giữa sông và công trình tràn bờ phải :
Đập dâng giữa sông và tràn bờ phải được bố trí trên khu vực địa hình thấp và tương đối thoải của vai đập bờ phải . Phần lớn năm trong phạm vi phân bố của đá Bazan - điaba có cấu tạo khối, đôi chỗ có cấu tạo phiến
Nền công trình chủ yếu được đặt sâu dưới dới đá IIA có đặc trưng độ bền cơ học cao biến dạng thấp ( chỉ tiêu cơ lý tương tự như bờ trái )
Với cường độ cao thì nền đập hoàn toàn đáp ứng được ổn định với đập bê tông trọng lực , và chúng ta cần xử lý chống thấm tương tự như phần đập bê tông nối tiếp bờ trái tức khoan phun qua lớp đá IIA cắm vào IIB 5 - 10 m ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status