Tổ hợp tời khoan DRECO D2000E sử dụng trong XNLDDK Vietsovpetro - pdf 11

Download Chuyên đề Tổ hợp tời khoan DRECO D2000E sử dụng trong XNLDDK Vietsovpetro miễn phí



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUY TRÌNH KHOAN VÀ TỔ HỢP THIẾT BỊ KHOAN 3
1.1. Giới thiệu về quy trình khoan 3
1.2. Sơ đồ tổ hợp thiết bị khoan 6
1.3. Các thông số cơ bản của tổ hợp thiết bị khoan 7
1.4. Công tác nâng thả 8
1.5. Khái niệm, nhiệm vụ, yêu cầu kỹ thuật đối với tời khoan 9
1.5.1 Khái niệm 9
1.5.2 Nhiệm vụ của thiết bị nâng thả trong ngành dầu khí 10
1.5.3 Yêu cầu kỹ thuật đối với tời khoan 10
CHƯƠNG II: CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG NÂNG THẢ 12
2.1. Tháp khoan 12
2.1.1. Chức năng 13
2.1.2. Phân loại 13
2.1.3. Thông số cơ bản của tháp 13
2.2. Hệ ròng rọc 14
2.2.1 Cấu tạo hệ ròng rọc 14
2.2.2 Hệ thống bảo vệ ròng rọc 17
2.3. Dây cáp 18
2.4. Các công cụ phục vụ công tác nâng thả 18
2.4.1. Móc nâng 19
2.4.2. Quang treo 19
2.4.3. Êlêvatơ 19
2.4.4. Chấu lót 19
2.5. Tời khoan 20
2.5.1 Chức năng 20
2.5.2 Phân loại 21
 
2.5.3. Một số loại tời khoan sử dụng trong công tác khoan dầu khí tại XNLDDK Vietsovpetro. Những ý kiến đánh giá nhận xét 21
2.5.3.1 Những loại tời đang sử dụng tại XNLDDK Vietsovpetro 21
2.5.3.2 Những ý kiến đánh giá nhận xét 24
CHƯƠNG 3: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA TỜI DRECO D2000E 26
3.1. Nguyên lý làm việc 26
3.1.1. Sơ đồ động học của tời khoan 26
3.1.2. Nguyên lý làm việc 28
3.2. Cấu tạo 29
3.2.1. Vỏ bộ tời khoan 30
3.2.2. Trục tang tời 30
3.2.3. Tang tời 31
3.2.4. Bộ ly hợp tời khoan 32
3.2.5. Bộ hãm tời 35
3.2.5.1. Bộ hãm tời chính 37
3.2.5.2. Bộ hãm tời phụ 38
3.2.6. Bộ điều khiển tời khoan 41
3.2.6.1. Bảng điều khiển tời khoan 41
3.2.6.2. Hệ thống điều khiển khí nén 43
CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG, VẬN HÀNH VÀ SỬA CHỮA MỘT SỐ DẠNG HỎNG HÓC THƯỜNG GẶP CỦA BỘ TỜI KHOAN DRECO D2000E 46
4.1. Vận hành bộ tời khoan DRECO D2000E 46
4.1.1.Hướng dẫn trước khi khởi động 46
4.1.2. Điều khiển phanh điện 46
4.1.3. Điều khiển côn nhanh rotor 47
4.1.4. Điều khiển bộ tự động bảo vể ròng rọc tĩnh động 47
4.1.5. Điều khiển côn ly hợp chậm 47
4.2. Quy trình bảo dưỡng tời khoan 48
4.2.1. Bảo dưỡng kỹ thuật 48
4.2.2. Kiểm tra kỹ thuật định kỳ 48
4.2.3. Bảo dưỡng một số bộ phận của tời khoan 49
4.2.3.1. Bảo dưỡng bộ hãm tời 49
4.2.3.2. Côn hơi 49
4.2.3.3. Bộ làm mát tời 50
4.2.3.4. Đầu mèo và dây xích 50
4.2.3.5. Bảo dưỡng tời bằng hệ thống bôi trơn 50
4.3. Công nghệ sửa chữa tời 51
4.3.1. Các nguyên nhân dẫn đến sự mòn hỏng của máy móc 51
4.3.2. Sửa chữa nhỏ 52
4.3.3. Sửa chữa vừa 52
4.3.4. Sửa chữa lớn 53
4.3.5. Sơ đồ quy trình công nghệ sửa chữa chung 53
4.3.6. Tiến trình công nghệ sửa chữa chi tiết mòn 55
4.3.6.1. Phương pháp phục hồi sửa chữa chi tiết mòn 55
4.3.6.2. Chọn phương pháp phục hồi 56
4.3.6.3. Lập tiến trình công nghệ sửa chữa chi tiết 56
4.4. Sửa chữa trục tời 57
4.4.1 Tháo rời 58
4.4.2. Rửa chi tiết đã tháo 59
4.4.3. Kiểm tra 59
4.4.4. Xác định hỏng hóc 60
4.4.5. Phục hồi hình dáng trục tời 60
4.4.5.1. Phục hồi hình dáng bằng hàn đắp kim loại 60
4.4.5.2. Gia công cơ khí 62
4.4.6. Quy trình lắp ráp các chi tiết trên trục tời 64
4.5. Một số dạng hỏng hóc thường gặp 65
4.5.1. Các dạng hỏng 65
4.5.2. Biện pháp hạn chế 66
4.5.3. Kiểm tra một số chi tiết hay mòn hỏng 67
CHƯƠNG 5: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 70
5.1. Kỹ thuật an toàn khi vận hành các thiết bị dầu khí 70
5.2. An toàn khi vận hành tời khoan 71
5.3. An toàn khi vận hành hộp số 71
5.4. Bảo vệ môi trường 72
CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN LY HỢP HƠI CỦA TỜI 75
6.1. Sơ đồ động học tời 75
6.2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của ly hợp bánh hơi 75
6.2.1. Cấu tạo 75
6.2.2. Nguyên lý làm việc 76
6.3. Chức năng 77
6.4. Ưu, nhược điểm 77
6.5. Cơ sở tính toán ly hợp bánh hơi 77
6.5.1. Tính toán các thông số 78
6.5.2. Tính toán chọn ly hợp bánh hơi trên trục tời phụ 79
6.5.3. Tính toán chọn ly hợp bánh hơi trên trục nâng 82
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-853/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

LỜI NÓI ĐẦU
Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro được thành lập năm 1981. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới rất quan trọng với ngành công nghiệp dầu khí nói riêng và ngành công nghiệp Việt Nam nói chung. Tuy mới ra đời và phát triển trong giai đoạn đất nước đang đổi mới, song với sự vươn lên không ngừng ngành dầu – khí Việt Nam đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, là nguồn tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi nhuận rất lớn cho nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay của ngành dầu khí, nganh thiết bị dầu khí đóng góp một phần rất quan trọng. Mỗi thiết bị có chức năng khác nhau, lĩnh vực phục vụ khác nhau, để phát huy được chức năng cũng như hiệu suất cao và kéo dài tuổi thọ thiết bị, điều quan trọng là phải đảm bảo chúng luôn làm việc ở trạng thái kỹ thuật tốt nhất. Muốn vậy các thiết bị phải có chế độ bảo dưỡng, sửa chữa đúng thời gian và đúng kỹ thuật.
Việc sử dụng thiết bị, máy móc phục vụ cho công tác khoan, khai thác dầu khí chúng ta không thể không nhắc đến tầm quan trọng của bộ tời khoan. Sự vận hành của bộ tời khoan có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ thống nâng thả, ngoài ra nó còn có công dụng truyền tải cho choòng khoan, kéo thả bộ cần khoan ống chống, biến chuyển động quay của động cơ thành chuyển động lên xuống. Vì vậy em đã chọn đề tài “Tổ hợp tời khoan DRECO D2000E sử dụng trong XNLDDK Vietsovpetro. Và chuyên đề Tính toán lựa chọn ly hợp tời”
Đề tài gồm 6 chương
Chương 1: Giới thiệu quy trình khoan, tổ hợp thiết bị khoan
Chương 2: Các thành phần của hệ thống nâng thả
Chương 3: Cấu tạo, nguyên lý làm việc của tời khoan DRECO D2000E
Chương 4: Quy trình vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa một số dạng hỏng hóc thường gặp của bộ tời DRECO D2000E
Chương 5: An toàn lao động và bảo vệ môi trường
Chương 6: Tính toán lựa chọn ly hợp bánh hơi
Với sự hướng dẫn tận tình của thầy GVC. Trần Văn Bản cùng các thầy cô trong bộ môn, em đã hoàn thành đồ án này. Do hiểu biết còn hạn chế nên trong quá trình làm không tránh khỏi những sai xót em rất mong được nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành Thank các thầy cô trong bộ môn Thiết bị dầu khí và công trình – trường ĐH Mỏ Địa Chất, đặc biệt là thầy Trần Văn Bản đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đồ án này.
Hà nội, tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Vũ Khắc Tâm
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU QUY TRÌNH KHOAN, TỔ HỢP THIẾT BỊ KHOAN
Giới thiệu về quy trình khoan
Khoan sâu là phương pháp thiết thực duy nhất để tìm kiếm, thăm dò và khai thác các mỏ dầu khí. Điểm khác biệt cơ bản của khoan dầu khí với các dạng khoan khác trước hết không chỉ ở chiều sâu mà còn ở hang loạt đặc điểm công nghệ quá trình thi công
Các quá trình công nghệ cơ bản của công tác khoan bao gồm
- Phá hủy đất đá
- Vận chuyển mùn khoan
- Gia cố thành lỗ khoan
- Kéo thả bộ công cụ khoan và ống chống
- Gia công và điều chế dung dịch khoan
Để hoàn thành các quy trình trên tổ hợp thiết bị khoan bao gồm các bộ phận chính sau.
+ Thiết bị phục vụ công tác nâng thả (tời, tháp, cáp, hệ ròng rọc…).
+ Thiết bị để quay bộ công cụ khoan (bàn rôto, topdriver, động cơ đáy).
+ Thiết bị và công cụ làm sạch đáy giếng (máy bơm khoan, bình điều hòa, + Thiết bị làm sạch dung dịch (sàng rung, bộ lọc…), hệ thống ống hút.
+ Thiết bị công cụ đáy (choòng, cần, đầu nối…).
+ Thiết bị phụ trợ (máy nén khí, hệ thống cung cấp khí, bơm phụ…).
+ Thiết bị miệng giếng: thiết bị đầu ống, thiết bị đối áp, van…
+ Thiết bị truyền chuyển động (hộp tốc độ, ly hợp trục, bánh xích…).
Cấu trúc tổ hợp khoan có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ khối như sau
Tổ hợp hỗn hợp

Tổ hợp dẫn động theo nhóm

Đối với tổ hợp thiết bị khoan, để đảm bảo năng suất khoan cao, cần đáp ứng được yêu cầu sau.
+ Có khả năng truyền công suất cần thiết tới đáy để phá hủy đất đá với hiệu quả cao
+ Đảm bảo khả năng bơm rửa sạch đáy giếng khoan
+ Đảm bảo công suất nâng cần thiết và khả năng sử dụng công suất cao
+ Mức độ cơ khí hóa cao các quá trình thao tác nặng nhọc (công tác nâng thả)
+ Hệ thống điều khiển phải thuận tiện, nhẹ nhàng và chính xác
+ Khả năng tháo dỡ và vận chuyển cao
+ Đảm bảo độ tin cậy và độ bền của các cụm, chi tiết
Sơ đồ tổ hợp thiết bị khoan
Do trong công tác dầu khí luôn luôn có sự thay đổi về những giải pháp công nghệ cũng như các phương án kỹ thuật tăng năng suất cho quá trình xây lắp nên ta cần thiết kế một tổ hợp thiết bị khoan mới sau khi đã lựa chọn các thông số cơ bản. Chúng ta phải thiết kế sơ đồ phối hợp giữa các bộ phận, giữa các cơ cấu máy để cho thiết bị làm việc với hiệu quả cao nhất
Sơ đồ bố trí thiết bị là cơ sở để chúng ta thực hiện phương án xây lắp, tháo dỡ và vận chuyển trong quá trính xây dựng.
Có nhiều cách bố trí thiết bị khác nhau nhưng chúng ta thường sử dụng cách bố trí chúng trên mặt phẳng như sau

1. Bàn rô to 6. Hộp tốc độ
2. Tời khoan 7. Cụm truyền động
3. Giá đựng cần 8. Máy bơm khoan
4. Sàn chạy cần 9. Khung nền của tháp
5. Giá để cần khoan
Hình 1.1 Sơ đồ bố trí tổ hợp thiết bị khoan
Các sơ đồ bố trí thiết bị phải đảm bảo các yếu tố sau
+ Khả năng thực hiện chức năng công nghiệp của từng máy với một sơ đồ động học đơn giản nhất.
+ Mức độ ổn định cấu trúc và các thông số làm việc của máy móc sau nhiều lần di chuyển.
+ Chi phí cho công tác bố trí thiết bị, lắp ráp nhỏ phù hợp với điều kiện thi công.
+ Dạng, nguồn năng lượng sử dụng
Các thông số cơ bản của tổ hợp thiết bị khoan và phân loại
Các yếu tố: chiều sâu giếng khoan, cấu trúc giếng khoan, phương pháp khoan cho phép ta xác định cấu tạo vào kích thước bộ công cụ khoan hay chính những yếu tố này cho phép xác định được một số những thông số kỹ thuật cần thiết của thiết bị như tải trọng bộ công cụ lên móc (sức nâng của thiết bị), công suất phá hủy đất đá, công suất quay bộ dụng cụ, lưu luợng bộ công cụ cần thiết để làm sạch mùn khoan, áp lực máy bơm.
Điều kiện thi công và vị trí của giếng khoan quyết định dạng cấu tạo của thiết bị.
Nguồn năng lượng cung cấp cho thiết bị (điện, diesel) sẽ ảnh hưởng đến chủng loại thiết bị và sơ đồ lắp đặt tổ hợp thiết bị.
Trong một tổ hợp khoan cần có nhiều cơ cấu máy và thiết bị để thực hiện các chức năng khác nhau về mặt công nghệ trong quá trình khoan, do vậy từng cơ cấu máy nói riêng và tổ hợp khoan nói chung được đặc trưng bởi những thông số kỹ thuật nhất định, các thông số này liên hệ với nhau theo mối liên hệ động học hay mối liên hệ công nghệ và tạo thành một tổng thể thống nhất.
Tời khoan được đặc trưng bằng các thông số: sức kéo (sức nâng), công suất trên tang tời, mômen xoắn trên trục tời, đường kính và chi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status