Nghiên cứu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của ngươi dân tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên năm 2010 - pdf 11

Link tải luận văn miễn phí cho ae
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Tuy Hòa là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Phú Yên, là nơi có các tuyến giao thông Bắc Nam và từ Phú Yên đi các tỉnh Tây Nguyên. Hàng ngày có hàng ngàn khách vãng lai đến và rời thành phố Tuy Hòa đi các nơi. Đồng thời Tuy Hòa cũng là trung tâm phân phối hàng hóa, lương thực, thực phẩm đến các địa phương trong tỉnh và ngược lại. Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nói chung, thực phẩm nói riêng tại thành phố Tuy Hòa là rất lớn. Hiện tại trên địa bàn thành phố Tuy Hòa có rất nhiều cơ sở cung cấp thực phẩm nói chung, thức ăn nói riêng đáp ứng cho nhu cầu của người dân. Với những đặc điểm đó, trong những năm qua vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đã được các cơ quan chức năng hết sức quan tâm. Hoạt động truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm được tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức. Công tác thanh kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên vài năm gần đây các vụ ngộ độc thực phẩm, cũng như số người bị ngộ độc thực phẩm tuy có giảm so với những năm trước nhưng vẫn xảy ra. Trình trạng mua bán thực phẩm, cung cấp thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh, nhiều chủ nhà hàng, chủ quán ăn, phụ trách bếp ăn tập thể không thực hiện đầy đủ nguyên tắc vệ sinh khi chế biến, cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng vẫn xảy ra. Nhiều người tiêu dùng chưa có ý thức đầy đủ trong thực hiện an toàn về sinh thực phẩm, đây chính là những nguy cơ xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Nhằm đánh giá lại kiến thức thái độ và thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân dân trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, từ đó đưa ra các giải pháp truyền thông thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa kiến thức, thái độ và hành vi của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúng tui “Nghiên cứu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân tại thành phố Tuy Hòa, Phú yên năm 2010”, nhằm xác định những mục tiêu sau:
- Xác định tỷ lệ người dân hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm: nguy hiểm của thực phẩm không an toàn đối với sức khỏe; các bệnh lý gây ra do thực phẩm kém vệ sinh; 10 nguyên tắc vàng lựa chọn thực phẩm; chế biến thực phẩm hợp vệ sinh.
- Nguồn thông tin liên quan đến kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân.





II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Tầm quan trọng của thực phẩm đối với sức khỏe
Thực phẩm là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hay nước, mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích. Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật hay các sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men như rượu, bia.
Thực phẩm rất đa dạng cho nên không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp mọi dưỡng chất cần thiết cho cơ thể vì thế con người phải làm quen với càng nhiều loại thức ăn khác nhau càng càng tốt. Chế độ ăn đa dạng có thể giúp cân bằng các chất đạm, béo, carbohydrate, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng. Một điều cũng quan trọng không kém đó là phải ăn đúng loại thức ăn cho từng giai đoạn phát triển thì mới có thể khỏe mạnh và phát triển các thói quen lành mạnh trong tương lai.
Lợi ích của các nhóm thực phẩm khác nhau
1. Nhóm Carbohydrate (bột đường): bao gồm bánh mì, ngũ cốc (mì sợi và gạo) và khoai tây..., cung cấp năng lượng cần thiết để tăng trưởng và phát triển.
2. Nhóm trái cây và rau xanh: bao gồm trái cây và rau tươi, loại đông lạnh, đóng hộp và phơi khô. Trái cây và rau xanh chứa tất cả các loại vitamin và khoáng chất quan trọng.
3. Nhóm sản phẩm từ sữa: bao gồm sữa, phô-mai, sữa chua. Nhóm thực phẩm này giàu đạm, can-xi, một số vitamin và khoáng chất.
4. Nhóm Protein (đạm): bao gồm thịt, cá, trứng, các loại đậu hạt như đậu nành, đậu xanh và đậu đỏ. Đây là nguồn cung cấp dồi dào chất đạm, sắt và Omega 3.
5. Nhóm chất béo và dầu: đây là nhóm thực phẩm ăn thêm, chứ không thay thế cho các thực phẩm nhóm khác, bao gồm các loại dầu như dầu ôliu, dầu thực vật, dầu đậu nành, bơ và margarine. Nhóm thực phẩm này cung cấp năng lượng, Omega 3 và vitamin A, E và D. Ăn quá nhiều thực phẩm nhóm này sẽ gây béo phì, vì thế chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ.
Tóm lại Thực phẩm là tất cả những đồ ăn, thức uống dạng chế biến hay không chế biến mà con người sử dụng hằng ngày nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhờ đó con người có thể sống và làm việc khỏe mạnh [1] Duy trì một cuộc sống đủ dinh dưỡng để sống khỏe, sống có ích, thì bên cạnh cách sống, lối sống ... vấn đề VSATTP chiếm một phần quan trọng.
2. Các bệnh lý do thực phẩm
Sức khỏe của con người phụ thuộc vào nhiều vào việc ăn uống. Người xưa có câu “họa do xuất khẩu, bệnh tòng nhập khẩu (tai họa do mồm ra, bệnh từ miệng vào). Thực phẩm vừa nuôi sống con người nhưng cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật. lẽ tất nhiên khi không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm chính là nguồn gây bệnh tiêm ẩn. Các bệnh lý do thực phẩm gây ra thường gặp nhất là Ngộ độc thực phẩm.
Ngộ độc thực phẩm là một bệnh cấp tính xẩy ra do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hay độc tố của vi khuẩn hay thực phẩm có chứa các chất có tính chất độc hại đối với người ăn. Bệnh thường xảy ra có tính chất đột ngột, nhiều người cùng mắc do ăn cùng một loại thức ăn, có những triệu chứng của một bệnh cấp tính biểu hiện bằng nôn mửa, ỉa chảy... kèm theo các triệu chứng khác tuỳ theo từng loại ngộ độc.
Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn thường chiếm tỉ lệ tương đối cao, trong đó thịt cá là thức ăn chủ yếu gây ngộ độc, tuy vậy tỉ lệ tử vong thấp, ngược lại, ngộ độc thức ăn không do vi khuẩn tuy ít xảy ra hơn nhưng tỉ lệ tử vong lại cao hơn nhiều. Ngộ độc thức ăn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mùa hè thường xảy ra nhiều hơn mùa đông. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào khụ vực địa lí, tập quán ăn uống, điều kiện sinh hoạt ăn uống của từng nơi khác. Chẳng hạn ở vùng biển ăn phải cá độc, miền núi ăn nấm độc, sắn độc, rau dại độc...
Trong những năm gần đây việc sử dụng rộng rãi hóa chất trừ sâu trong nông nghiệp, các chất phụ gia trong công nghiệp thực phẩm... cũng đang là mối quan tâm lớn đối với sức khỏe của cộng đồng, những người làm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Theo nghiên cứu, mọi tác nhân gây bệnh do thực phẩm và ngộ độc thực phẩm thường quy thành 3 loại: sinh học, hóa học và vật lý học. các tác nhân sinh học bao gồm: vi khuản, virut, nấm men, nấm mốc và ký sinh trùng. Virut thường không bền vững ngoài môi trường khi nó rời khỏi vật chủ và thường bị diệt ở nhiệt độ không cao. Nấm meo, nấm mốc cũng kém bền vững ở nhiệt độ cao (trừ độc tố vi nấm ) và ký sinh trùng. Các vi sinh vật này rất nguy hiểm nếu thức ăn được nấu chín.
Dựa vào quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm, ngộ độc thực phẩm là do


3N8hUwVFOZ8skk5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status