Nghiên cứu một sổ đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng ở lợn , đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn PASTEURELLA MULTOCIDA gây bệnh tụ huyết trùng ở lợn - pdf 11

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ĐẶT VẤN ĐỀ .i
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3
1.1. Tình hình bệnh tụ huyết trùng gia súc .3
1.1.1. Trên thế giới . 3
1.1.2. Ở Việt Nam . 5
1.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng lợn.6
1.2.1. Nguồn bệnh, đường xâm nhiễm của mầm bệnh và cơ chế gây
bệnh tụ huyết trùng .6
1.2.2. Chất chứa và độc tố của vi khuẩn P. multocida .8
1.2.3. Tuổi mắc bệnh của gia súc .8
1.2.4. Mùa vụ phát bệnh .9
1.2.5. Vùng phát dịch . 10
1.2.6. Hiện tượng mang vi khuẩn P. multocida ở đường hô hấp trên của
động vật khỏe. Nguồn lây lan bệnh tạo các ổ dịch tụ huyết trùng . 11
1.2.7. Đặc tính sinh học của vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh
tụ huyết trùng . 13
1.2.8. Đặc điểm nuôi cấy . 16
1.2.9. Đặc tính sinh hoá của vi khuẩn P. multocida . 22
1.2.10. Cấu trúc kháng nguyên P. multocida và type huyết thanh . 23
1.2.11. Sức đề kháng của vi khuẩn P. multocida. 27
1.3.Tính gây bệnh của vi khuẩn P. multocida . 28
1.4. Chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng lợn . 33
1.5. Biện pháp phòng và trị bệnh tụ huyết trùng . 36
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 43
2.1. Nội dung nghiên cứu . 43
2.2. Đối tượng, địa điểm . 43
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu . 43
2.2.2. Địa điểm . 43
2.3. Vật liệu . 43
2.3.1. Mẫu bệnh phẩm dùng phân lập vi khuẩn. 43
2.3.2. Động vật thí nghiệm: Chuột bạch có trọng lượng từ 18 - 20gam/con. . 44
2.3.3. Giống vi khuẩn: Các chủng P. multocida phân lập được để xác
định các đặc tính sinh vật, hóa học được đông khô giữ giống. 44
2.3.4. Các hệ mồi (Primer): Dùng để xác định serotype vi khuẩn
P.multocida bằng phương pháp PCR. . 44
2.3.5. Các loại đường dùng cho phản ứng lên men đường . 44
2.3.6. Máy móc, thiết bị, công cụ phòng thí nghiệm . 44
2.3.7. Các loại hóa chất dùng cho nghiên cứu . 44
2.3.8. Môi trường sử dụng và nuôi cấy vi khuẩn . 44
2.4. Phương pháp nghiên cứu . 44
2.4.1. Phương pháp điều tra dịch tễ bệnh THT lợn . 44

2.4.2. Phương pháp lấy mẫu . 44
2.4.3. Phương pháp nuôi cấy, phân lập vi khuẩn . 45
2.4.4. Phương pháp xác định một số đặc tính sinh vật, hoá học của vi
khuẩn P. multocida . 47
2.4.5. Phương pháp kiểm tra độc lực của vi khuẩn P. multocida phân
lập được . 47

2.4.6. Phương pháp xác định type kháng nguyên của P. multocida. 50

2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu . 51
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 52
3.1. Kết quả điều tra tình hình dịch bệnh tụ huyết trùng lợn tại các
huyện nghiên cứu ở tỉnh Phú Thọ . 52
3.1.1. Kết quả điều tra bệnh tụ huyết trùng ở lợn tại tỉnh Phú Thọ qua
các năm 2006 - 2008 . 52
3.1.2. Kết quả điều tra số lượng lợn mắc và chết do bệnh tụ huyết trùng
tại tỉnh Phú Thọ ở các mùa vụ . 56
3.1.3. Kết quả điều tra tỷ lệ lợn mắc bệnh tụ huyết trùng ở các lứa tuổi . 59
3.1.4. Kết quả điều tra tỷ lệ lợn mắc và chết do bệnh tụ huyết trùng ở
tỉnh Phú Thọ theo cách chăn nuôi . 61
3.1.5. Kết quả điều tra tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do bệnh tụ huyết
trùng tại tỉnh Phú Thọ theo giống lợn . 64
3.1.6. Kết quả theo dõi các triệu chứng ở lợn bệnh nghi mắc tụ huyết trùng .66
3.1.7. Kết quả kiểm tra bệnh tích của lợn ốm nghi mắc bệnh tụ huyết trùng .68
3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn Pasteurella từ bệnh phẩm của lợn chết
nghi mắc bệnh tụ huyết trùng . 69
3.3. Kết quả phân lập Pasteurella từ dịch ngoáy mũi của lợn khoẻ . 70
3.4. Kết quả xác định đặc tính sinh hoá của vi khuẩn Pasteurella phân
lập được . 72
3.5. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng lợn . 80
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ. 82
4.1. Kết luận . 82
4.2. Đề nghị . 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 84
Rosenbush và Merchant (1939) [87] đã đề nghị đặt tên cho vi khuẩn này là Pasteurella multocida (P. multocida) để chỉ khả năng gây bệnh cho nhiều loài vật của chúng, tên vi khuẩn này đã được công nhận chính thức trên thế giới và được sử dụng cho đến ngày nay. Bệnh do P. multocida gây ra thường ở hai thể chủ yếu là nhiễm trùng máu, xuất huyết Haemorrhagic Septicaemia (HS) và viêm phổi ở bò (Bovine Pneumonia). Thể viêm phổi ở bò thấy tại các nước châu Âu và Bắc Mỹ (Frank, 1989)[62]. Bệnh tụ huyết trùng lợn gặp ở khắp các châu lục, xảy ra lẻ tẻ, ít khi thành dịch (Lê Minh Trí và cs, 1999)[37]. Thể nhiễm trùng máu, xuất huyết (HS) thấy ở trâu, bò các nước châu Á và châu Phi (Phan Thanh Phượng, 2000)[29].
Từ năm 1887 đến nay, bệnh THT đã được phát hiện ở nhiều nước trên thế giới, bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho nhiều nước , nhất là ở các nước nhiệt đới nóng ẩm thuộc châu Á, bệnh xảy ra tại các nước Đông Dương, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia. Ở Nhật Bản, bệnh được phát hiện vào năm 1923, song không thấy gây thành dịch và không thể hiện dịch tễ. Bệnh cũng được phát hiện ở bò rừng Vườn thú quốc gia Mỹ vào các năm 1912, 1922, 1967 và chỉ thấy có một báo cáo cho biết bệnh có ở bò sữa vào năm 1969 (Cater, 1982)[53]. Năm 1984, Tổ chức dịch tễ thế giới OIE (Office International Epizooties) chính thức công bố bệnh THT trâu, bò trên thế giới (FAO, 1991)[61], OIE cũng phân loại bệnh (HS) vào bảng B trong danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc. Theo (De Alwis, 1992a De Alwis, 1992a[57]) bệnh cũng đã sảy ra ở châu Phi và gây thiệt hại nghiêm trọng cho đàn gia súc.
Kể từ khi phát hiện đến nay, vi khuẩn P. multocida vẫn là nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng cho nhiều loài gia súc và gia cầm. Tuy có tính thích nghi gây bệnh trên các loài vật khác nhau, nhưng P. multocida đều có đặc tính cơ bản giống nhau.




truyền bệnh phổ biến trong đàn khi có lợn mắc bệnh tụ huyết trùng. Truyền bệnh gián tiếp khi vi khuẩn vào đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hay qua các vết xước ở da, niêm mạc. cách truyền bệnh ngang và truyền bệnh dọc đều có thể xảy ra nhưng chưa được chứng minh rõ ràng về cơ chế gây bệnh, nhiều tác giả cho rằng bệnh đường hô hấp ở lợn là kết quả tác động của nhiều yếu tố gây nên, chứ không phải duy nhất do cảm nhiễm vi khuẩn. Vì vậy, bệnh tụ huyết trùng lợn không phải chỉ là kết quả của cảm nhiễm xảy ra đột ngột, mà phải có một quá trình vi khuẩn có sẵn cư trú ở đường hô hấp sản sinh một lượng lớn, gây tổn thương phổi. Kết quả này chỉ xảy ra khi sức đề kháng của vật chủ yếu đi. Mặc dù cơ chế sinh bệnh tụ huyết trùng lợn chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng những dẫn chứng hiện có đã chỉ ra rằng vi khuẩn P. multocida gây bệnh tụ huyết trùng lợn bằng các yếu tố có sẵn.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978b)[25] vi khuẩn P. multocida phân lập từ bệnh phẩm lợn bị tụ huyết trùng thường có giáp mô mỏng thể hiện dung quang rõ. Nhưng khi cấy chuyển nhiều lần trên môi trường nhân tạo giáp mô biến mất, dung quang không rõ thì độc lực cũng giảm. Vì vậy, nhiều tác giả cho rằng giáp mô là yếu tố gây bệnh thông qua việc giúp cho vi khuẩn tránh được hiện tượng thực bào và các yếu tố phòng vệ không đặc hiệu của vật chủ. Mặt khác, hiện tượng bám dính, cơ chế gây bệnh của vi khuẩn này cũng đã được một số tác giả nghiên cứu như Trigo (1989)[92] đã xác định được yếu tố bám dính của P. multocida type D và A phân lập từ lợn bị bệnh tụ huyết trùng và chứng minh chúng bám dính trên tế bào nuôi cấy, nhưng gây bệnh trong tự nhiên thì P. multocida type A chỉ bám dính trên tế bào biểu mô không có nhung mao. Vì vậy, mỗi type đều có vị trí bám trên các tổ chức có tế bào biểu mô khác nhau dẫn đến đường xâm nhập, thể bệnh gây ra cũng khác nhau.




Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1970)[23] trong đàn gà thường xuyên có mầm bệnh tụ huyết trùng, tỷ lệ gà khỏe mang trùng lên tới 20 - 30%, còn đàn gà không bị bệnh thì không có gà khỏe mang trùng. Ảnh hưởng của đàn gà khỏe mang trùng đến đàn gà nuôi có xảy ra dịch hay không vẫn chưa được làm rõ và tác giả có nhận xét rằng khi gia súc mang vi trùng P. multocida đây cũng chính là nguồn reo rắc mầm bệnh ra môi trường, vi khuẩn Pasteurella xâm nhập vào các con khỏe gây nên các ổ dịch.
Mustafa (1978)[74] đã tiến hành lấy dịch ngoáy mũi trâu, bò để phân lập P. multocida và có nhận xét thường ở nơi không có dịch tụ huyết trùng trâu bò, thì tỷ lệ trâu bò khỏe mạnh mang trùng là 3%, còn ở nơi có dịch tụ huyết trùng trâu bò tỷ lệ mang trùng là 44,4%.
Gupta (1980)[64] nghiên cứu bệnh THT ở Ấn Độ thấy tỷ lệ mang trùng ở trâu bò khỏe trong vùng không có dịch là 0%, ở vùng ít xảy ra dịch là 1,9%, còn ở vùng dịch hay xảy ra 5 - 6%. Ngay ở các vùng có dịch thì tỷ lệ mang trùng ở đàn trâu bò khỏe mạnh cũng giảm dần theo thời gian sau khi dịch chấm dứt.
Theo Hiramune (1982)[67] tỷ lệ trâu bò khỏe mang trùng giảm nhanh từ 22% ở tuần lễ đầu, sau 6 tuần của vụ dịch giảm xuống còn 1,9% và vi khuẩn này có thể tồn tại đến 8 tháng.
Nguyễn Vĩnh Phước (1986a)[26] cho biết tỷ lệ mang trùng ở đường hô hấp trên của trâu bò khỏe ở các tỉnh phía Nam là 5,61%. Ở miền Trung Tây Nguyên là 1,0 - 9,4%. Tương tự như ở trâu bò, thì có 4,1% tỷ lệ lợn khỏe mang vi khuẩn Pasteurella. Theo Wijewardana (1992)[94] trong các đàn động vật khoẻ mạnh luôn có một tỷ lệ cá thể mang vi khuẩn Pasteurella ở đường hô hấp trên.
Theo Phan Thanh Phượng (1994)[27] khi gia súc mang vi khuẩn Pasteurella hay nó sẽ gây bệnh cho vật chủ khi vật chủ chịu tác động của các yếu tố strees làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm.




gốc như: Pasteurella của bò có thể gây cho ngựa, lợn. Pasteurella của thỏ độc với thỏ, bồ câu...
1.2.7.2. Phân loại vi khuẩn P. multocida

Theo Bergey (1974)[47] vi khuẩn P. multocida thuộc bộ Eubacteriales, họ

Pavrobacteriacea, tộc Pasteurellaceae, giống Pasteurella, loài multocida.

Vi khuẩn P. multocida thuộc chi Pasteurella, trong P. multocida có nhiều loài và chủng vi khuẩn khác nhau. Trước kia trong chi Pasteurella còn có P. haemolytica nhưng loài này được xếp vào chi Mannheimia với tên gọi Mannheimia haemolytica. Trong chi Pasteurella thì các vi khuẩn thuộc P.multocida gây nhiều bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm và làm thiệt hại kinh tế chung cho nghành chăn nuôi.




2Myms5gy76U6w64
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status