Tiến hóa và những biến đổi thích nghi của hệ tuần hoàn ở động vật có dây sống - pdf 11

Download Đề tài Tiến hóa và những biến đổi thích nghi của hệ tuần hoàn ở động vật có dây sống miễn phí



MỤC LỤC
A. GIỚI THIỆU CHUNG . 2
I. Khái niệm về hệ tuần hoàn . 2
II. Cấu tạo của hệ tuần hoàn 2
III. Nguồn gốc của hệ tuần hoàn . 3
IV. Vai trò của hệ tuần hoàn đối với cơ thể .3
B. TIẾN HÓA VÀ THÍCH NGHI CỦA HỆ TUẦN HOÀN Ở CÁC
NHÓM SINH VẬT CÓ DÂY SỐNG 4
I. Phân ngành Đuôi sống – Có bao 4
II. Phân ngành Đầu sống . 4
III. Phân ngành Động vật có xương sống – Giới thiệu chung . 5
IV. Lớp Cá miệng tròn . 6
V. Lớp Cá Sụn . 7
VI. Lớp Cá xương . 8
VII. Lớp Lưỡng cư . 10
VIII. Lớp Bò sát . 13
IX. Lớp Chim 15
X. Lớp Thú . 17
C. KẾT LUẬN 19
I. Tổng kết các đặc điểm của hệ tuần hoàn ở Động vật có dây sống . 19
II. Kết luận . 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-1989/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC
______((______
LỚP K12 – CNKHTN SINH HỌC
TIỂU LUẬN
MÔN ĐỘNG VẬT HỌC CÓ XƯƠNG SỐNG
TIẾN HÓA VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI THÍCH NGHI CỦA HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT CÓ DÂY SỐNG

Hà Nội, 4/2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC
______((______
LỚP K12 – CNKHTN SINH HỌC
TIỂU LUẬN
MÔN ĐỘNG VẬT HỌC CÓ XƯƠNG SỐNG
TIẾN HÓA VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI THÍCH NGHI CỦA HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT CÓ DÂY SỐNG
GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Xuân Huấn
Sinh viên thực hiện: Hồ Trung Hiếu
Nguyễn Cẩm Linh
Hà Nội, 4/2010
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU CHUNG …………………………………………………. 2
I. Khái niệm về hệ tuần hoàn ………………………………………. 2
II. Cấu tạo của hệ tuần hoàn …………………………………………2
III. Nguồn gốc của hệ tuần hoàn …………………………………….. 3
Vai trò của hệ tuần hoàn đối với cơ thể …………………………...3
TIẾN HÓA VÀ THÍCH NGHI CỦA HỆ TUẦN HOÀN Ở CÁC
NHÓM SINH VẬT CÓ DÂY SỐNG……………………………………… 4
I. Phân ngành Đuôi sống – Có bao ………………………………… 4
II. Phân ngành Đầu sống ……………………………………………. 4
III. Phân ngành Động vật có xương sống – Giới thiệu chung ……….. 5
IV. Lớp Cá miệng tròn ……………………………………………….. 6
V. Lớp Cá Sụn ………………………………………………………. 7
VI. Lớp Cá xương ……………………………………………………. 8
VII. Lớp Lưỡng cư ……………………………………………………. 10
VIII. Lớp Bò sát ………………………………………………………... 13
IX. Lớp Chim ………………………………………………………… 15
X. Lớp Thú ………………………………………………………….. 17
C. KẾT LUẬN ……………………………………………………………… 19
Tổng kết các đặc điểm của hệ tuần hoàn ở Động vật có dây sống .. 19
Kết luận …………………………………………………………... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A GIỚI THIỆU CHUNG
I. KHÁI NIỆM VỀ HỆ TUẦN HOÀN
Hệ tuần hoàn là hệ cơ quan trong cơ thể có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể.
Ở các động vật đơn bào và đa bào bậc thấp chưa xuất hiện hệ tuần hoàn, nhưng đến các nhóm động vật đa bào bậc cao hơn, hệ tuần hoàn xuất hiện như một hệ quả tất yếu, do các lí do sau đây:
1. Diện tích bề mặt cơ thể là nhỏ so với thể tích cơ thể, vì thế, sự khuyếch tán các chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu trao đổi chất của cơ thể
2. Đối với các động vật sống ở trên cạn, bề mặt cơ thể phải là không thấm nước để đảm bảo giữ được lượng nước cần thiết trong cơ thể. Vì vậy, sự thải và lấy các chất trực tiếp qua bề mặt cơ thể là rất khó xảy ra..
3. Các khoảng cách bên trong rất lớn, gây khó khăn cho việc khuyếch tán.
Những vấn đề trên có thể khắc phụ được trước tiên nhờ sự xuất hiện các hệ cơ quan chuyên biệt có chức năng như trao đổi khí, tiêu hóa, bài tiết và sau đó là sự liên kết các cơ quan này với nhau thông qua hệ thống tuần hoàn.
Hệ thống này có thể vận chuyển nhanh chóng các chất từ nơi này sang nơi khác, do đó mỗi cơ quan chuyên biệt kia có thể thực hiện tốt chức năng của mình.
II. CẤU TẠO CỦA HỆ TUẦN HOÀN
Một hệ tuần hoàn cấu tạo hoàn chỉnh bao gồm các thành phần sau:
1. Dịch tuần hoàn
Dịch tuần hoàn: là chất giúp vận chuyển các chất khí, các hormone, kháng thể, thức ăn và các sản phẩm thải dư thừa.
Ở nhiều loài động vật, dịch tuần hoàn còn có các sắc tố đặc biệt, giúp tăng khả năng vận chuyển oxy của máu.
VD: hemoglobin
Dịch tuần hoàn có thể là máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô
2. Bơm máu
Là cơ chế để tạo ra sự chênh lệch về áp lực, giúp dịch tuần hoàn có thể lưu thông trong cơ thể.
Có nhiều cơ chế giúp dịch tuần hoàn có thể chảy trong cơ thể. Nhiều loài động vật ở mặt phẳng tiến hóa cao đã hình thành tim có khả năng co bóp tạo áp lực để đẩy máu đi trong mạch. Tuy nhiên, đối với nhiều loài động vật bậc thấp, tim chưa hình thành hoặc chưa phát triển hoàn thiện, chỉ là các mạch co bóp, thì để tạo áp lực đủ lớn giúp dịch tuần hoàn lưu thông thì phải có sự phối hợp với hoạt động vận động cơ để tăng áp lực dòng chảy.
3. Mạch máu
Là cấu trúc ống, giúp vận chuyển dịch tuần hoàn trong cơ thể, từ tim đến các mô cơ quan rồi lại trở về tim.
Ở các nhóm động vật bậc cao, trong mạch máu có thể hình thành các van, đảm bảo cho máu chỉ lưu thông theo một chiều.
Trong hệ thống tuần hoàn, các thành phần trên được bố trí sao cho sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào của mô diễn ra một cách có hiệu quả.
III. NGUỒN GỐC CỦA HỆ TUẦN HOÀN
Hệ tuần hoàn ở động vật xuất hiện gần như đồng thời với sự xuất hiện lá phôi thứ 3
Ở Giun vòi: hệ tuần hoàn hình thành do sự hình thành và phát triển nhu mô đệm giữa thể xoang nguyên sinh, phần còn lại của thể xoang nguyên sinh tạo thành hệ tuần hoàn
Từ Giun đốt: hệ tuần hoàn hình thành do sự phát triển thể xoang thứ sinh. Thể xoang thứ sinh khi hình thành và phát triển sẽ chèn ép thể xoang nguyên sinh có từ trước đó, phần còn lại của thể xoang nguyên sinh sẽ hình thành hệ tuần hoàn.
IV. VAI TRÒ CỦA HỆ TUẦN HOÀN
Hệ tuần hoàn chứa dịch tuần hoàn, đảm bảo mối liên hệ giữa các phần của cơ thể.
Vận chuyển chất trong cơ thể
- Vận chuyển các chất khí: vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến các tế bào và CO2  từ các tế bào đến cơ quan hô hấp để bài tiết ra ngoài.
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng hấp thụ được từ các cơ quan tiêu hóa đến các mô và tế bào của cơ thể, vận chuyển các chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết.
- Vận chuyển các hormone từ tuyến tiết đến các cơ quan đích.
Điều chỉnh sự cân bằng của môi trường trong cơ thể:
- Do máu có tỉ lệ H2O cao, giúp điều hòa thân nhiệt ổn định.
- Các thành phần máu giúp ổn định cân bằng các yếu tố của môi trường trong cơ thể: Hemoglobin và hệ đệm giúp ổn định pH; ổn định áp suất thẩm thấu,…
Bảo vệ cơ thể:
- Các tế bào máu đóng vai trò bảo vệ cơ thể giúp chống lại các vật lạ xâm nhập: đại thực bào, các tế bào limpho B và limpho T.
- Do sự lưu thông liên tục của dịch tuần hoàn trong hệ mạch mà...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status