Nghiên cứu chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam - pdf 11

[h2:3r20m1hs]Download miễn phí luận văn[/h2:3r20m1hs]

I. Tổng quan về rừng 1
1. Vai trò của rừng 2
2. Phân loại rừng 2
II. Hiện trạng khai thác rừng trên thế giới 3
III. Tài nguyên rừng ở Việt Nam 3
IV. Thuật Ngữ Chi Trả Dịch Vụ Môi Trường 7
1. Khái niệm: 7
2. Đối tượng tham gia 7
V. Nhu cầu hình Thành Chi Trả Dich Vụ Môi Trường Rừng Ở Việt Nam 7
VI. Nội dung chi trả dịch vụ môi trường 8
1. Xác định các đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng: 8
2. Xác định các đối tượng phải chi trả dịch vụ môi trường rừng 9
3. Công thức tính tiền chi trả cho chủ rừng 9
VII. Chi trả dịch vụ môi trường rừng thí điểm ở Lâm Đồng và Sơn La 10
1. Giới thiệu: 10
2. Sơn La: 10
a. Kết quả: 11
b. Hạn chế: 11
3. Lâm Đồng: 12
a. Kết quả: 12
b. Hạn chế: 13
VIII. Bài học và biện pháp: 13
1. Những hạn chế của của việc áp dụng PES ở nước ta: 15
2. Một số bài học kinh nghiệm 15
3. Một số hoạt động cần thức hiện 16



I. Tổng quan về rừng
Rừng là hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học cao nhất ở trên cạn, nhất là rừng ẩm nhiệt đới. Ngoài ý nghĩa về tài nguyên động thực vật, rừng còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tự nhiên, có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo cảnh quan và tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai. Chính vì vậy, rừng không chỉ có chức năng trong phát triển kinh tế - xã hội mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ môi trường. Diện tích đất có rừng của một quốc gia tối ưu phải đạt 45% tổng diện tích.
1. Vai trò của rừng
Tùy theo nhận thức và các lợi ích khác nhau mà vai trò của rừng được đánh giá khác nhau.
Hiện nay rừng được đánh giá theo các vai trò chính như sau:
Là hệ sinh thái đa dạng và giàu có nhất trên cạn, đặc biệt là rừng ẩm nhiệt đới. Năng suất trung bình của rừng trên thế giới đạt 5 tấn chất khô/ha/năm, đáp ứng 2 - 3% nhu cầu lương thực phẩm cho con người.
Rừng có vai trò to lớn về môi trường và phát triển, là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho con người.
Rừng cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, dược liệu, du lịch, giải trí...
Rừng là "lá phổi xanh" hấp thụ CO2, tái sinh oxy, điều hòa khí hậu cho khu vực. Rừng tạo nên khoảng 16 tấn oxy/ ha/ năm (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn). Mỗi người một năm cần 4.000kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m2 cây xanh tạo ra trong năm.
Rừng giúp giảm nhẹ Hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5oC. Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão, giảm thiểu lũ lụt, gió bão, hạn hán,...
2. Phân loại rừng
Rừng có nhiều chức năng quan trọng, dựa vào đó mà người ta chia rừng thành 3 loại tuỳ từng trường hợp vào chức năng cơ bản nhất:
Rừng phòng hộ: bảo vệ đất, nước, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu
Rừng đặc dụng: Bảo tồn ĐDSH, thiên nhiên, mẫu chuẩn, gen, nơi học tập, nghiên cứu, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nghỉ ngơi, du lịch sinh thái
Rừng sản xuất: Sản xuất kinh doanh gỗ, lâm sản phi gỗ, động vật rừng và BVMT sinh thái.
Theo độ giàu cùng kiệt ta phân biệt:
Rừng giàu: có trữ lượng gỗ trên 150 m3/ha.
Rừng trung bình: có trữ lương gỗ từ 80 -150 m3/ha.
Rừng nghèo: có trữ lượng gỗ dưới 80 m3/ha.
Theo các tính toán mới đây, năng suất trung bình của rừng trên toàn thế giới đạt đến 5 tấn chất khô/ ha/ năm. Tuy nhiên con số này rất khác nhau tùy theo loại rừng và nơi phân bố của chúng:


Link download cho anh em:
I34NnI7nCzho6TT
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status